- Biển số
- OF-156093
- Ngày cấp bằng
- 10/9/12
- Số km
- 4,895
- Động cơ
- 418,995 Mã lực
Em không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này, nhưng cũng hiểu rằng cho vay ODA luôn luôn không dễ như được vay tiền mà đại đa số dân ta thường hiểu. Bực mình nhất là Nhật nó hơi oánh rắm tí là dân tình lại xôn xao "vớ vẩn nó cắt *** nó ODA không cho vay nữa".
Nếu nói về ODA ở VN thì Thụy Điển mới là thằng cho vay và viện trợ nhiều nhất mà gắn ít quyền lợi ngược nhất nhưng lại ít được nhắc đến và hễ nhắc đến ODA là dân ta nghĩ đến Nhật và nghĩ rằng mang ơn và nợ nần người Nhật, trong khi thực tế các dự án đầu tư ODA của Nhật đều gắn liền với các quyền lợi của họ rất nhiều. Có lẽ đã đến lúc người VN nên tự đứng bằng đôi chân của mình, tiếp cận với các nguồn vốn khắt khe hơn nhưng an toàn hơn trong việc sử dụng đồng vốn thay vì ODA vốn chỉ dành cho các nước nghèo và yếu kém về quản lý nhất. Và nên hiểu đúng về ODA, chẳng thằng nào nó thừa tiền mà mang cho không VN đâu, nhất là thằng Nhật:
Nếu nói về ODA ở VN thì Thụy Điển mới là thằng cho vay và viện trợ nhiều nhất mà gắn ít quyền lợi ngược nhất nhưng lại ít được nhắc đến và hễ nhắc đến ODA là dân ta nghĩ đến Nhật và nghĩ rằng mang ơn và nợ nần người Nhật, trong khi thực tế các dự án đầu tư ODA của Nhật đều gắn liền với các quyền lợi của họ rất nhiều. Có lẽ đã đến lúc người VN nên tự đứng bằng đôi chân của mình, tiếp cận với các nguồn vốn khắt khe hơn nhưng an toàn hơn trong việc sử dụng đồng vốn thay vì ODA vốn chỉ dành cho các nước nghèo và yếu kém về quản lý nhất. Và nên hiểu đúng về ODA, chẳng thằng nào nó thừa tiền mà mang cho không VN đâu, nhất là thằng Nhật:
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
- Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao
- Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
- Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất.
- Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
- Tác động của yếu tố tỉ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.