[Funland] Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình cho Việt Nam bị bỏ lỡ

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,332
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com


Theo các nhà Việt Nam học phương Tây, Hiệp định sơ bộ 6 – 3 chính là một khung pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Do các thế lực đế quốc không nhìn nhận thiện chí của Việt Nam trong các văn bản pháp lý đầu tiên giữa Pháp và VNDCCH, đã đưa đến trận bão nhấn chìm hệ thống thuộc địa kiểu cũ.

Trong sách Việt Nam: Lịch sử và chiến tranh (Vietnam – Warfare and History), NXB University Press of Kentucky phát hành năm 1999, Giáo sư Spencer Tucker viết về Hiệp định sơ bộ 6-3 như sau:


Đầu 1946, với khoảng 40 ngàn quân, Pháp mới chỉ kiểm soát được một it đất đai ngoài các thành phố, và các đường quốc lộ (ở Nam Bộ). Tới tháng 3/1946, Leclerc cũng chỉ mới có 50 ngàn quân. Khác với hầu hết những người Pháp, Leclerc nhận thức được khó khăn của cuộc chiến tranh trong rừng rậm, và nghiêng sang hướng đàm phán để có được một giải pháp chính trị, chứ không chủ trương giải quyết vấn đề bằng quân sự. Điều này có nghĩa là (Pháp) phải từ bỏ toan tính tách rời xứ Nam Kỳ. Tin chắc rằng Việt Minh là một trào lưu dân tộc chủ nghĩa mà Pháp không thể khuất phục bằng quân sự, Leclerc ép đại diện của Pháp ở miền Bắc, Jean Sainteny, ký bằng được một thỏa ước với Hồ Chí Minh, người đứng đầu chính phủ đang kiểm soát Hà Nội và Hải Phòng. Trong một báo cáo mật gửi về Paris hôm 27/3, Leclerc nói sẽ không một giải pháp nào bằng bạo lực là khả thi ở Đông Dương.

6/1/1946, chính quyền của Hồ Chí Minh tổ chức tuyển cử, chủ yếu trên các vùng phía bắc của đất nước. Dù các cuộc bầu cử diễn ra không dễ dàng, việc Hồ Chí Mình thắng cử là không thể nghi ngờ. Trong chính phủ hợp hiến, dù những người cộng sản chiếm đa số, nhưng cũng gồm cả những người chống cộng, vì Hồ Chí Minh vẫn còn hy vọng vào sự công nhận và hiệp trợ của Mỹ. Đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, đê điều ở miền Bắc ở trong tình trạng tồi tệ vì một thời không được gia cố và do các cuộc ném bom của Đồng minh, đa số dân cư vẫn chịu nạn đói. Vì sự hiệp trợ của Mỹ chưa tới ngay, và Hồ Chí Minh buộc phải thương thảo (để tránh đụng độ ngay) với Pháp…

Trong một điểm then chốt của Tạm ước 6/3, Pháp chấp thuận về một cuộc trưng cầu dân ý ở miền Nam để quyết định xem Nam Bộ có tham dự vào thành phần một nước Việt Nam DCCH thống nhất, nhưng ngày tháng tiến hành cuộc tuyển cử này đã chưa được nêu trong nội dung Tạm ước. Pháp đồng ý huấn luyện và trang bị cho quân đội trẻ tuổi của Việt Nam. Vào tháng Tư, Võ Nguyên Giáp và tướng Pháp Raoul Salan, đại điện cho cơ quan tham mưu đôi bên ký Hiệp định quy định nơi đóng quân và về số quân của lực lượng mỗi bên đóng tại đó. Sau khi Hiệp định được ký, Hồ Chí Minh nói với Sainteny: “Tôi không thấy hạnh phúc về nó (Tạm ước), về cơ bản là các ông được lợi. Ông biết rằng tôi muốn nhiều hơn thế. Nhưng tôi hiểu rằng người ta không thể đạt được mọi thứ trong một ngày”…


Hòa hoãn có nguyên tắc

Hai mươi năm sau, trên nền một cuộc chiến bế tắc và đứng trước một triển vọng đàm phán với VNDCCH về lối thoát khỏi “đường hầm”, các chiến lược gia Mỹ đã nhìn lại Hiệp định 6-3 trong một tài liệu đánh giá quan hệ giữa Hoa Kỳ và VNDCCH từ 1945 – 1977[1]. Sử dụng các tư liệu là các điện mật của phái bộ Mỹ gửi từ Hà Nội năm 1946, tài liệu này viết:

28 tháng 2/1946, người Pháp đạt được một Hiệp ước với Trung Quốc (với chính phủ Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh, không phải với những lãnh chúa Trung quốc đang đóng ở miền Bắc Việt Nam – ý nói Lư Hán) để (Quốc dân đảng) giao quyền chiếm đóng cho Pháp vào tháng 4. Hồ Chí Minh đương đầu với nước Pháp dùng sức mạnh quân sự, thực tiễn quân Trung Hoa đang rút ra, và chưa giành được sự cứu trợ của Liên Hiệp quốc hay Mỹ, đã không nhờ cậy được vào kế sách nào khác ngoài thương lượng với Pháp.

Một Tạm ước được ký vào 6/3/1946, giáng một đòn mạnh lên thanh danh của Hồ Chí Minh. Việt Nam Quốc dân đảng chống lại thỏa ước này, thậm chí chống lại đàm phán với Pháp, nhưng Hồ Chí Minh đã đủ thận trọng mang những người đại diện của phe chống đối tới các cuộc đàm phán với Sainteny, người phát ngôn của Pháp, và kết quả là Hiệp định 6/3 không chỉ được ký bởi Hồ Chí Minh và Sainteny, mà còn bởi cả Vũ Hồng Khanh, lãnh đạo VNQDĐ. Tuy nhiên, những ác cảm với Pháp vẫn dấy lên mạnh mẽ, khiến Hồ Chí Minh phải dùng hết uy tín của mình ngăn chặn những chống đối nhằm vào (chính quyền) Việt Minh…

Khi quân Pháp quay lại, bất chấp chính phủ liên hiệp của Hồ Chí Minh và chữ ký của Vũ Hồng Khanh trên văn bản Hiệp định 6/3, một số lãnh đạo VNQDĐ đã tuyên bố không ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh để thể hiện sự chống đối lại cái mà họ gọi là “đường lối thân Pháp” của Việt Minh. Cựu hoàng Bảo Đại rời Việt Nam ngày 18/3, ngay trước khi Pháp vào Hà Nội. Hồ Chí Minh lập tức đã đưa Việt Minh hòa vào một Mặt trận rộng lớn hơn, chủ trương đoàn kết một số đảng phái của Việt Nam, nhờ đó mà giảm sức ép chính trị.

Ngày 27/5/1946, sự kiện thành lập Liên Hiệp quốc dân Việt Nam, hay Mặt trận Liên Việt, được công bố, nhằm tranh đấu “đem lại độc lập và dân chủ” cho Việt Nam. Các lãnh tụ nổi tiếng của các đảng phái chính trị đứng ra làm những người sáng lập, và họ cùng tuyên thệ “Giữ vững quyền tự chủ để đi đến hoàn toàn độc lập”[2]. Mặt trận Việt Minh, VNQDĐ, Đồng Minh Hội (Việt Cách), Xã hội Đảng và Dân chủ Đảng đều đứng trong Mặt trận Liên Việt, đồng thời vẫn giữ cơ cấu tổ chức riêng rẽ.

Thỏa thuận giữa các đảng phái trong khối Liên Việt, tuy thế, chỉ tồn tại khi quân Trung quốc (Tưởng) còn đóng ở miền Bắc Việt Nam (vì nhiều lãnh tụ Việt Cách và Việt Nam quốc dân Đảng rút chạy theo quân Tưởng – ND chú). Bất chấp định ước bởi Trùng Khánh là (quân Tưởng) sẽ rút vào tháng 4/1946, bọn quân phiệt (Trung quốc) lần lữa để cướp bóc (the warlords lingered at their looting) đến tận tháng 6/1946. Ngày 10/6/1946, các đơn vị Trung Hoa dân quốc rút khỏi Hà Nội, và 15/6, đơn vị cuối cùng (của họ) rút khỏi Hải Phòng. Ngày 19/6/1946, tờ Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Liên Việt in một lời cáo buộc quyết liệt đối với “những kẻ ********* phá hoại Hiệp định tháng 3 (1946), chỉ đích danh Việt Nam quốc dân Đảng. Tái xác nhận chính sách hợp tác với Pháp, chính phủ Việt Nam mời người Pháp tham gia một chiến dịch “chống những kẻ thù của hòa bình”…


Một hòa ước ‘Brest- Litovsk’

Một “kinh điển” về thời đại Hồ Chí Minh ở phương Tây là cuốn Lịch sử Việt Nam từ 1940 – 1952 (Histoire du Vietnam, 1940 à 1952) của Philippe Devillers (NXB AMS Press, 1975). Devillers, một nhà Việt Nam học kỳ cựu người Pháp, đã trích các báo Việt Nam thời kỳ đó như (trích từ nhật báo Quyết chiến của thành phố Huế), để phản ảnh phản ứng trong xã hội công dân Việt Nam lúc đó về Hiệp định này.

Hiệp định 6/3 là một “hòa ước Brest- Litovsk”, Võ Nguyên Giáp giải thích trong một bài nói giàu xúc cảm trước cử tọa 100 ngàn người ở Hà Nội, hôm 7/3. Ông cho hay thỏa ước ngừng bắn này với Đức đã dừng được cuộc xâm lấn vào Nga, nhờ đó mà những người xô viết đã củng cố lực lượng quân đội và chính quyền chính trị của mình. “Chúng ta đã thương thảo cốt sao bảo vệ và củng cố được vị thế về chính trị, quân sự và kinh tế của mình”, lãnh tụ quân sự Việt Minh này chia sẻ. Hơn nữa, ông Giáp đánh giá, đàm phán là giải pháp được lựa chọn do Việt Minh chưa sẵn sàng (về lực lượng) cho một cuộc kháng chiến lâu dài. Ông nói: “Ở một số nơi phong trào cách mạng chưa bám rễ được sâu, còn những người chưa nhận thức được (vai trò của) nó thực sự nghiêm túc, và nếu chúng ta phải chiến đấu dài ngày, có thể xảy ra sự suy sụp (sức chiến đầu) trong một số khu vực hoặc tinh thần chiến đấu bị tổn thương. (Khi đó) nếu tiếp tục đấu tranh vũ trang, chúng ta sẽ tổn thất lực lượng của mình và từ đó, mất chỗ đứng chân, sẽ chỉ còn giữ được một số vùng…”

Nói về việc có một số ý kiến phê phán bản Hiệp định sơ bộ không chứa đựng từ “độc lập” vô cùng quan trọng, ông Giáp nhận định: “Họ không nhận thấy rằng độc lập của một quốc gia là kết quả của các điều kiện khách quan, và là trong cuộc đấu tranh để giành độc lập toàn vẹn, sẽ có những thời điểm chúng ta phải cứng rắn, và những thời điểm chúng ta phải mềm dẻo”.

Nhưng Hồ Chí Minh mới là người tạo nên ấn tượng mạnh nhất tại cuộc mít tinh trong việc giải thích Hiệp định Việt – Pháp này. Ông đã chỉ ra rằng dù Việt Nam giành được độc lập từ tháng 8/1945, nhưng chưa có nước nào xác lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hiệp định 6/3, Hồ Chí Minh luận giải, sẽ mở đường cho sự công nhận quốc tế, đồng thời hạn chế lực lượng của Pháp ở Việt Nam ở mức 15 ngàn quân, với thời hạn (đóng quân của Pháp) là 5 năm. Tuy nhiên, vì Hồ Chí Minh đã đặt uy tín cá nhân vào bước đi này (hòa hoãn với Pháp), nên vị lãnh tụ của Việt Nam đã kết các luận chứng trên của mình bằng câu sau: ‘Tôi, Hồ Chí Minh, đã cùng với đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước’.

Nếu Hiệp định 6 – 3 đối với Việt Minh là một Hiệp định Brest – Litovsk, nó được Cao ủy Pháp, Đô đốc d’Argenlieu và những kẻ theo chủ trương của de Gaulle (chiếm lại Đông Dương) trong số những người Pháp ở Đông Dương xem là một thứ Hiệp ước Munich[3]. Dù một cách chính thức, viên đô đốc Pháp này chấp thuận và đề cao Hiệp định 6 – 3, trong nội bộ (người Pháp) ông ta tỏ một thái độ hoàn toàn khác. Ngày 8 – 3, gần 1 tuần sau khi ông ta trở về sau khi đi Pháp nhận chỉ thị, d’Argenlieu bảo tướng Valluy, người được Leclerc cử đến để thông tin với viên Đô đốc này về việc quân Pháp đổ bộ xuống Hải Phòng (theo Hiệp định 8-3), “Tôi rất kinh ngạc, khi thấy nước Pháp có một đạo quân viễn chinh tuyệt vời tại Đông Dương, vậy mà các tư lệnh Pháp của đạo quân này lại muốn đàm phán hơn là chiến đấu”…

Gây cuộc chiến thế kỷ

Giáo sư Spencer Tucker viết tiếp trong sách Việt Nam: Lịch sử chiến tranh, về tiến trình “hậu Hiệp định 6-3”:

Thỏa thuận Hồ Chí Minh – Sainteny, dù có ít ý nghĩa hơn những gì mà Việt Minh mong muốn, chính là một hiệp định khung (framework) mà từ đó có thể mở đường đi tới một quan hệ sống động và tích cực giữa Pháp và VNDCCH, nếu nó được tạo điều kiện để trụ lại… Để thương thảo nhằm thực hiện tạm ước 6/3, Hồ Chí Minh dẫn một đoàn đại biểu sang Pháp. Nhưng khi đoàn tới nơi, chính phủ Pháp vừa đổ, và phải mất hàng tuần cho một chính phủ mới ra đời. Cùng kỳ, hôm 1/6, sau khi Hồ Chí Minh lên đường sang Paris, cao ủy Pháp d’Argenlieu đã phá tan những gì Sainteny vừa đạt được. Ông ta ra tuyên bố tại Sài Gòn về một “Cộng hòa Nam Kỳ”… Với một thứ “cộng hòa độc lập như vậy”, đã không còn cần đến một cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở Nam Bộ. Hồ Chí Minh tức giận nói với Salan, người tháp tùng ông sang Pháp, “Các người vừa ngụy tạo ra một ‘Alsace – Lorraine’ nữa[4] và chúng ta đã bị đẩy vào ‘Cuộc chiến tranh trăm năm” (The Hundred Years’ War)[5].

Đoàn đại biểu VNDCCH bị giáng một đòn nữa khi các đảng viên xã hội Pháp bị mất ghế trong cuộc bầu cử tháng 6; còn những người cộng sản trong chính phủ lại tỏ lòng ái quốc (ý nói muốn duy trì Khối liên hiệp Pháp với Đông Dương là thuộc địa). Kết quả là tại Hội nghị Fontainebleau từ tháng 7 đến tháng 9, Paris đã không đưa ra nhượng bộ nào đối với những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc. Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn đàm phán, về sau là thủ tướng Việt Nam, nhớ lại rằng Max André, Trưởng đoàn Pháp, từng bảo ông, “Chúng tôi chỉ cần một chiến dịch tảo thanh thông thường trong dăm bẩy ngày đủ quét sạch hết các vị”. Toàn bộ công tác của hội nghị gói lại vẻn vẹn một sơ thảo hiệp định nhằm hướng tăng cường quyền lợi kinh tế của Pháp ở phần phía Bắc của đất nước, mà không đả động đến giải pháp cho Nam Kỳ. Hồ Chí Minh lệnh cho phái đoàn Việt Nam về nước.

Dù còn những ý kiến khác về điểm này, Hồ Chí Minh hẳn đã là người theo chủ nghĩa dân tộc trước khi trở thành người cộng sản. Nhà văn David Halberstam mô tả Hồ Chí Minh là “có một chút Gandhi, một chút Lenin, nhưng trăm phần trăm Việt Nam”. Một khi Việt Nam đã có lịch sử lâu đời kháng cự (sự bành trướng của) Trung quốc, Hồ Chí Minh lúc đó đã có thể trở thành một Tito của châu Á. Tuy nhiên tháng 9/1946 ấy, Hồ Chí Minh rời Paris tay không, và ngập trong dự cảm về sự bùng nổ sớm của cuộc chiến[6]…

Nguồn: Theo Nguồn Viện nghiên cứu Quốc Tế
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,332
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Đây là bài phân tích về lịch sử dân tộc. Em đề nghị các cụ không comment chính trị hóa, hoặc xuyên tạc để thớt được tồn tại
 

ExclMan

Xe điện
Biển số
OF-366697
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
3,549
Động cơ
106 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Làm sao để ngắn hơn nhưng vẫn hiểu? ~X(
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,194
Động cơ
369,006 Mã lực
Em thấy không có điểm gì mới. Nhưng có lẽ lực lượng "dân trủ" không thích các thông tin này!:))
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,194
Động cơ
369,006 Mã lực

Violong

Xe điện
Biển số
OF-88548
Ngày cấp bằng
15/3/11
Số km
2,111
Động cơ
425,218 Mã lực
Đây là bài phân tích về lịch sử dân tộc. Em đề nghị các cụ không comment chính trị hóa, hoặc xuyên tạc để thớt được tồn tại
Theo cụ "Chính trị" là gì? Em hỏi thế vì bài cụ đăng toàn là sự việc chính trị, vậy mà cụ không cho "chính trị hóa" thì tham gia kiểu gì?

Cái lúc mình tham gia hiệp định mình là kẻ yếu, bị nó đè là lẽ tất dĩ ngẫu, giờ cụ bảo tại nó mà có chiến tranh em ko phục. Chính trị theo em hiểu là tranh giành quyền lực, chiến tranh chỉ là hậu quả, khi nói chuyện không ổn nắm đấm lên ngôi, vậy thôi. Giờ thắng rồi nói gì cũng được chứ lúc đấy chả lo bạc tóc. Mấy bài đào bới kiểu trên phân đối thủ, chính nghĩa tất thắng em không ngửi được.

Đọc về giai đoạn này em quá nể ông Cụ. Yếu mà thắng mới nể, mạnh mà thắng kể làm gì.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,030
Động cơ
514,134 Mã lực
Đây là bài phân tích về lịch sử dân tộc. Em đề nghị các cụ không comment chính trị hóa, hoặc xuyên tạc để thớt được tồn tại
Chẳng hiểu cụ muốn gì. Lịch sử do bên thắng trận viết, và ko đc bàn đến chính trị ?
Chào cụ em lượn :))
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,194
Động cơ
369,006 Mã lực
Chẳng hiểu cụ muốn gì. Lịch sử do bên thắng trận viết, và ko đc bàn đến chính trị ?
Chào cụ em lượn :))
Mấy bài viết trên, theo chuẩn mực của cụ, là của bên Thua Trận đấy!=))=))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
18,456
Động cơ
551,496 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em đọc Oai Việt Nam của Pat ti,nhân viên mật vụ Mỹ thường xuyên gặp cụ Hồ thì bản thân tay này cũng nói,bước ngoặt quan trọng nhất là cái hiệp định này,nhưng quá nhiều yếu tố bên ngoài đã làm thất bại các toan tính của cụ Hồ.
Người Mỹ lúc đó muốn ép người Pháp từ bỏ chính sách thực dân cũ,trả độc lập cho Việt Nam nhưng đồng thời lại e ngại cái mũ cô mu nít mà cụ Hồ bị chụp vào.Người Mỹ phân vân giữa các đánh giá về con người dân tộc chủ nghĩa và con người cô mu nít của cụ Hồ.
Người Pháp mà điển hình là Xanh tơ ni là một tay thực dân bảo thủ,nước Pháp của Đờ Gôn vừa thua trong thế chiến 2 lại không muốn mất thể diện thêm nữa bằng cách cố bám víu vào hình ảnh một cuốc gia chiếm hĩu thuộc địa.
Xít ta lin thì đương lấy lòng Đờ Gôn,tranh thủ Tưởng giới Thạch và thậm chí còn chả quan tâm Việt nam ở chỗ nào.
Mao lúc bấy còn lún phún,chưa đủ để có tên trong toan tính của cụ Hồ.
Rốt cuộc,người Mỹ bỏ mặc những đề nghị của cụ Hồ,phó thác vấn đề Việt nam cho người Pháp.Đúng là hiệp định Sơ bộ chỉ giúp kéo dài thời gian tìm phương cách chiến đấu chứ thực ra nó không chứa một xu cơ hội hòa bình nào.Mà nếu có,nó hoàn toàn thuộc về quyết định của người Phú lang sa với tính cách kiêu ngạo của họ.
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,332
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Em đọc Oai Việt Nam của Pat ti,nhân viên mật vụ Mỹ thường xuyên gặp cụ Hồ thì bản thân tay này cũng nói,bước ngoặt quan trọng nhất là cái hiệp định này,nhưng quá nhiều yếu tố bên ngoài đã làm thất bại các toan tính của cụ Hồ.
Người Mỹ lúc đó muốn ép người Pháp từ bỏ chính sách thực dân cũ,trả độc lập cho Việt Nam nhưng đồng thời lại e ngại cái mũ cô mu nít mà cụ Hồ bị chụp vào.Người Mỹ phân vân giữa các đánh giá về con người dân tộc chủ nghĩa và con người cô mu nít của cụ Hồ.
Người Pháp mà điển hình là Xanh tơ ni là một tay thực dân bảo thủ,nước Pháp của Đờ Gôn vừa thua trong thế chiến 2 lại không muốn mất thể diện thêm nữa bằng cách cố bám víu vào hình ảnh một cuốc gia chiếm hĩu thuộc địa.
Xít ta lin thì đương lấy lòng Đờ Gôn,tranh thủ Tưởng giới Thạch và thậm chí còn chả quan tâm Việt nam ở chỗ nào.
Mao lúc bấy còn lún phún,chưa đủ để có tên trong toan tính của cụ Hồ.
Rốt cuộc,người Mỹ bỏ mặc những đề nghị của cụ Hồ,phó thác vấn đề Việt nam cho người Pháp.Đúng là hiệp định Sơ bộ chỉ giúp kéo dài thời gian tìm phương cách chiến đấu chứ thực ra nó không chứa một xu cơ hội hòa bình nào.Mà nếu có,nó hoàn toàn thuộc về quyết định của người Phú lang sa với tính cách kiêu ngạo của họ.
Cụ nói chuẩn!
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,927
Động cơ
255,779 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Em đọc Oai Việt Nam của Pat ti,nhân viên mật vụ Mỹ thường xuyên gặp cụ Hồ thì bản thân tay này cũng nói,bước ngoặt quan trọng nhất là cái hiệp định này,nhưng quá nhiều yếu tố bên ngoài đã làm thất bại các toan tính của cụ Hồ.
Người Mỹ lúc đó muốn ép người Pháp từ bỏ chính sách thực dân cũ,trả độc lập cho Việt Nam nhưng đồng thời lại e ngại cái mũ cô mu nít mà cụ Hồ bị chụp vào.Người Mỹ phân vân giữa các đánh giá về con người dân tộc chủ nghĩa và con người cô mu nít của cụ Hồ.
Người Pháp mà điển hình là Xanh tơ ni là một tay thực dân bảo thủ,nước Pháp của Đờ Gôn vừa thua trong thế chiến 2 lại không muốn mất thể diện thêm nữa bằng cách cố bám víu vào hình ảnh một cuốc gia chiếm hĩu thuộc địa.
Xít ta lin thì đương lấy lòng Đờ Gôn,tranh thủ Tưởng giới Thạch và thậm chí còn chả quan tâm Việt nam ở chỗ nào.
Mao lúc bấy còn lún phún,chưa đủ để có tên trong toan tính của cụ Hồ.
Rốt cuộc,người Mỹ bỏ mặc những đề nghị của cụ Hồ,phó thác vấn đề Việt nam cho người Pháp.Đúng là hiệp định Sơ bộ chỉ giúp kéo dài thời gian tìm phương cách chiến đấu chứ thực ra nó không chứa một xu cơ hội hòa bình nào.Mà nếu có,nó hoàn toàn thuộc về quyết định của người Phú lang sa với tính cách kiêu ngạo của họ.
Em kết chỗ đỏ đỏ.
Bọn Mẽo thật là ngu quá đi :-t ở Đông dương chúng sai lầm chiến lược ở 2 vấn đề:
- Chúng đánh giá sai và chụp cho Cụ em cái mũ đến tận giờ chúng em vưỡn đội :( (gây thù hằn và tổn hại bao xương máu nhân dân 2 miền Việt Nam, và chính 58k con cháu của chúng, mất pẹ 20 năm sa lầy nhục nhã) [-(
- Chúng bắt tay và thỏa thuận nhường lại bể Đông cho lũ bành trướng thối tha Bình phuồi (để đến nay con mèo giấy hóa thành hổ thật với đầy đủ móng vuốt nham hiểm và đòi cưa đôi TBD mà Mẽo đành cười trừ, sen đầm cuốc tế mà chịu nhìn 1 gã liu manh vốn chẳng số má gì nay lộng hành "mục hạ vô nhân" coi thiên hạ như cỏ rác) x-(
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
21,993
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Dân tộc chúng ta bị lỡ quá nhiều cơ hội tránh chiến tranh. Thật tiếc vì những điều tốt đẹp lại thường không xảy ra.
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,332
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Em kết chỗ đỏ đỏ.
Bọn Mẽo thật là ngu quá đi :-t ở Đông dương chúng sai lầm chiến lược ở 2 vấn đề:
- Chúng đánh giá sai và chụp cho Cụ em cái mũ đến tận giờ chúng em vưỡn đội :( (gây thù hằn và tổn hại bao xương máu nhân dân 2 miền Việt Nam, và chính 58k con cháu của chúng, mất pẹ 20 năm sa lầy nhục nhã) [-(
- Chúng bắt tay và thỏa thuận nhường lại bể Đông cho lũ bành trướng thối tha Bình phuồi (để đến nay con mèo giấy hóa thành hổ thật với đầy đủ móng vuốt nham hiểm và đòi cưa đôi TBD mà Mẽo đành cười trừ, sen đầm cuốc tế mà chịu nhìn 1 gã liu manh vốn chẳng số má gì nay lộng hành "mục hạ vô nhân" coi thiên hạ như cỏ rác) x-(
Mỹ có những sai lầm chiến lược khi cố gắng kiềm chế Nga Ngố để rồi mọc lên thằng X, một sai lầm nghiêm trọng là ký hiệp định tự do thương mại cho nó.
Nhưng trách người cũng phải trách ta. Bao nhiêu cơ hội để ta vươn lên đành bỏ lỡ: "Giá như ta ko đuổi Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn ngày 30-4; Giá như ta chìa bàn tay bắt cái hữu nghị sau chiến tranh - thì cứ bằng mặt chứ không bằng lòng đi; Giá như ta nhận lời mời của Asean - thì lúc đó ta là cửa trên.... Bây giờ em thấy những gì cụ Giáp cố vấn, cụ Giáp vạch đường quả là đúng nhưng tiếc rằng cụ không là người nắm vận mệnh dân tộc lúc đó
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top