Kém thì mới phải đặt hy vọng vào con, muốn thế thì đọc sách và bắt chước chứ làm sao chắc chắn được đấy có phải là "biết cách dạy con" hay là ko mợ. Cá nhân em mà nói, đấy thuần túy là niềm tin vào khoa học, cũng giống như niềm tin vào Phật thì niệm phật, niềm tin vào Thiên chúa thì đọc kinh thiên chúa, chưa hẳn con em nó được dạy vậy mà hơn được bạn có đức tin đâu mợ.
Mấy cái luyện gà là vì các cụ các mợ ấy chưa trải qua, hoặc có trải qua thì cũng chả tìm thấy vui thú gì trong đấy. Chứ còn thực ra ko phải thế, với tuổi nhỏ thì có thể coi đấy là 1 môn thể thao trí tuệ nhằm phát triển trí óc, giống như cho các cháu tập thể thao để rèn luyện sức khỏe ấy mà. Bởi vậy, thực sự nó rất có lợi. Hại nếu có thì chủ yếu cũng là vì luyện ko đúng cách.
Trong học toán lời giải nhiều khi ko quan trong bằng việc nghĩ gì, suy luận thế nào để có lời giải. Ví dụ như bài toán mà cụ trên này đưa, nếu em là thầy giáo em phải chắc chắn học trò đã vững tư duy trừu tượng đặt ẩn và thành thạo quy đồng mẫu số thì mới ra bài toán dạng này. Ko phải bài này mà sẽ là tính tổng 1/(1*2) + 1/(2*3) + ... Như thế khi nhìn thấy con số ở mẫu số dạng a*b học sinh nó sẽ nghĩ đến đây là kết quả của phép quy đồng giữa 1 phân số có mẫu số là a và 1 phân số có mẫu số là b. Từ đấy 1/(2*3) chẳng hạn, sau khi mầy mò hí hoáy với 1/2 và 1/3 nó sẽ phát hiện ra đây hóa ra là 1/2 - 1/3. Từ đó cộng vào sẽ ra kết quả. Chứ ngay từ đầu mà để 1/(2*5) thì lắt léo quá, đấy lại trở thành đánh đố rồi, ko có tác dụng nhiều cho phát triển tư duy, nếu thực sự muốn thế thì em cũng phải để câu này là câu b, còn câu a là tính tổng 1/(1*2) trước.
Mà thành thạo đặt ẩn số cũng như quy đồng từ lớp 4, rất rất ít trẻ có thể làm được nếu như ko muốn nói là gần như ko có. Chúng có thể, nhưng sẽ rất sơ khai, khó mà làm được việc "nhìn" thấy hướng giải gì từ đó, kể cả là chuyên. Em trai em thành tích lớp 4 là thủ khoa đầu vào chuyên toán Chu Văn An, giải nhất toán quận, giải 3 toán thành phố, nhưng em khẳng định chắc chắn 100% ko thể giải được bài toán này từ sớm như vậy. Còn bảo có cháu làm được, hỏi lại cháu luôn là lời giải cháu tự nghĩ ra hay là cháu đi học thêm "trúng tủ" giải bằng cách học thuộc lòng?