Hệ thống treo

Minh Huan

Xe hơi
Biển số
OF-13358
Ngày cấp bằng
21/2/08
Số km
121
Động cơ
519,900 Mã lực
Các bác cho em hỏi có mấy loại hệ thống treo và nguyên lý hoạt động của từng loại ra sao? E hỏi ngu các cụ đừng cười.
 

vnferary

Xe đạp
Biển số
OF-21469
Ngày cấp bằng
22/9/08
Số km
13
Động cơ
497,530 Mã lực
Tùy theo cách phân loại bác ạ : Nếu theo cấu tạo bộ phận dẫn hướng thìa có 3 loại ( treo độc lập ,treo phụ thuộc và treo cân bằng) Còn phân loại theo phần tử đàn hồi thì có treo Lò xo ,Lá nhíp ,thanh xoắn ,túi khí...:P
 

huahieu

Đi bộ
Biển số
OF-15245
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
1
Động cơ
512,210 Mã lực
Nói chung hệ thống treo có nhiều cách phân loại bác ah.
1.Theo bộ phận dẫn hướng: Có tác dụng xác định tính chất chuyển động của bánh xe đối với khung vỏ xe, Tiếp nhận và truyền lực, momen giữa bánh xe với khung vỏ xe.
-Treo độc lập (Bác sẽ thấy có dầm cầu liên kết 2 bánh xe với nhau)
-Treo phụ thuộc (2 bánh xe dao động độc lập với nhau,ko có dầm cầu nối giữa 2 bánh)
2.Theo phần tử đàn hồi : Có tác dụng đưa tần số dao động của xe phù hợp với vùng tần số thích hợp với người sử dụng,đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động.
-Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)
-Lò xo (Chủ yếu trên xe con)
-Thanh xoắn (Xe con)
-Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7... xe bus)
-Cao su (Ít gặp)
3.Theo bộ phận giảm chấn : có tác dụng dập tắt dao động phát sinh trong quá trình xe chuyển động 1 cách nhanh chóng,đảm bảo dao động của phần ko treo là nhỏ nhất.
-Giảm chấn thủy lực (Đa số các xe hiện nay đều sử dụng loại này)
-Ma sát cơ (các lá nhíp trên hệ thống treo cũng đóng 1 phần vai trò giảm chấn nhờ ma sát giữa các lá nhíp )

Nói qua là như vậy thôi ah.Còn chi tiết thì dài quá, em ko viết hết được. :)
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,637
Động cơ
597,359 Mã lực
Các bác cho em hỏi có mấy loại hệ thống treo và nguyên lý hoạt động của từng loại ra sao? E hỏi ngu các cụ đừng cười.
Bác khiêm tốn quá, không biết thì hỏi thôi.
Có chút thông tin chia sẻ với thắc mắc của bác.

- Có mấy loại hệ thống treo? Có 2 loại. 1-Treo phụ thuộc; 2-Treo độc lập
1/ Treo phụ thuộc
Cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc dầm cầu xe. Vì thế cả hai bánh cùng chuyển động với nhau. Loại hệ thống treo này có những ưu/nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết, vì thế dễ bảo dưỡng. Có độ cứng vững để chịu được tải nặng. Khi xe vào đường vòng, thân xe ít bị nghiêng. Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ thế lốp xe ít bị mòn.
- Nhược điểm: Do phần khối lượng không được treo lớn nên độ êm của xe kém. Vì chuyển động của bánh xe phải và trái có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.

2/ Treo độc lập.
Mỗi bánh xe được lắp trên một tay đỡ riêng, gắn vào thân xe. Vì vậy bánh xe bên trái và bên phải chuyển động độc lập với nhau. Loại hệ thống treo độc lập này có những ưu/nhược điểm sau :
- Ưu điểm: Khối lượng không được treo nhỏ nên xe chạy êm hơn. Các lò xo không liên quan đến việc định vị bánh xe, vì thế có thể sử dụng các lòxo mềm. Vì không có trục nối giữa các bánh xe bên phải và bên trái nên sàn xe và động cơ có thể hạ thấp xuống. Điều này có nghĩa là trọng tâm của xe sẽ thấp hơn.
- Nhược điểm: Cấu tạo khá phức tạp. Khoảng cách và định vị của bánh xe bị thay đổi cùng với chuyển động lên xuống của bánh xe. Nhiều kiểu xe có trang bị thanh ổn định để giảm hiện tượng xoay đứng khi xe quay vòng và tăng độ êm của xe.


(1) Treo phụ thuộc (2) Treo độc lập

Ở một số dòng xe bình dân, để giảm giá thành, người ta sử dụng treo độc lập ở phía trước, treo phụ thuộc phía sau.
Nhất là đối với dòng xe SUV, để tăng cường khả năng offroad, nhiều xe dùng treo phụ truộc cho cả trước và sau.

Tổng quan về hệ thống treo


Treo phụ thuộc và treo độc lập có nhiều kiểu thiết kế khác nhau, để bình về nguyên lý và hoạt động của từng loại thì dài lắm, để mai em lật ngửa mấy con xe ra, chụp ảnh, rồi mới có cái bốc phét cùng các bác:6:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,344
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Nói chung hệ thống treo có nhiều cách phân loại bác ah.
1.Theo bộ phận dẫn hướng: Có tác dụng xác định tính chất chuyển động của bánh xe đối với khung vỏ xe, Tiếp nhận và truyền lực, momen giữa bánh xe với khung vỏ xe.
-Treo độc lập (Bác sẽ thấy có dầm cầu liên kết 2 bánh xe với nhau)
-Treo phụ thuộc (2 bánh xe dao động độc lập với nhau,ko có dầm cầu nối
giữa 2 bánh)
2.Theo phần tử đàn hồi : Có tác dụng đưa tần số dao động của xe phù hợp với vùng tần số thích hợp với người sử dụng,đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động.
-Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)
-Lò xo (Chủ yếu trên xe con)
-Thanh xoắn (Xe con)
-Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7... xe bus)
-Cao su (Ít gặp)
3.Theo bộ phận giảm chấn : có tác dụng dập tắt dao động phát sinh trong quá trình xe chuyển động 1 cách nhanh chóng,đảm bảo dao động của phần ko treo là nhỏ nhất.
-Giảm chấn thủy lực (Đa số các xe hiện nay đều sử dụng loại này)
-Ma sát cơ (các lá nhíp trên hệ thống treo cũng đóng 1 phần vai trò giảm chấn nhờ ma sát giữa các lá nhíp )

Nói qua là như vậy thôi ah.Còn chi tiết thì dài quá, em ko viết hết được. :)
Chỗ này hình như ngược bác ơi ...
 

tieuchip_8x

Đi bộ
Biển số
OF-11523
Ngày cấp bằng
10/11/07
Số km
3
Động cơ
529,130 Mã lực
em lái xe tải công trường nên chỉ thấy hệ thống treo trên xe cua r em là mấy cái lá nhíp thôi. thế ra hệ thống treo cũng phúc tạp phết các bác nhẩy
 

PGT

Xe tải
Biển số
OF-18710
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
353
Động cơ
507,549 Mã lực
Nơi ở
tạm bợ
Website
toyota-phapvan.vn
Các bác kể thêm hệ thống treo gồm những gì đi, em ngu quá quên hết rùi :redface:, ko thì em kể luôn. Ngoài treo độc lập và phụ thuộc hình như còn 1 cái nữa được phân loại theo kiểu ấy, hình như nó là hệ thống treo trên xe tăng ý các bác, chữ thầy trả thầy em quên mất rùi :'(
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,637
Động cơ
597,359 Mã lực
Các bác kể thêm hệ thống treo gồm những gì đi, em ngu quá quên hết rùi :redface:, ko thì em kể luôn. Ngoài treo độc lập và phụ thuộc hình như còn 1 cái nữa được phân loại theo kiểu ấy, hình như nó là hệ thống treo trên xe tăng ý các bác, chữ thầy trả thầy em quên mất rùi :'(
Em chỉ biết 2 loại, độc lập & phụ thuộc, còn loại "xe tăng" em chệu :21:
Cái treo phụ thuộc cấu tạo đơn giản thành ra lại lắm kiểu:

- Nào là kiểu thanh xoắn.
Kiểu này được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo sau của các xe có động cơ đặt phía trước và dẫn động bằng bánh trước (FF). Kết cấu của nó bao gồm một đòn treo và một thanh ổn định được hàn với dầm chịu xoắn (thanh xoắn).



Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được treo, tăng độ êm cho xe. Ngoài ra nó còn cho phép tăng khoảng không gian của khoang hành lý.
Khi có hiện tượng xoay đứng do chạy vào đường vòng hoặc trên đường mấp mô, thanh ổn định sẽ bị xoắn cùng với dầm trục. Nhờ thế hiện tượng xoay đứng được giảm xuống, giúp cho xe chạy ổn định hơn.
Các bác lưu ý khi thay lốp: Kích xe lên, không được đặt kích hoặc các bộ phận tương tự vào phần dầm xoắn.

- Nào là kiểu nhíp:
Kiểu nhíp được dùng cho hệ thống treo trước của các xe tải và xe buýt v.v… và cho hệ thống treo sau của các xe thương mại.
Ưu điểm:
Cấu tạo đơn giản nhưng khá vững chắc.
Nhược điểm"
Khả năng hoạt động của nhiều thanh nhíp ghép vào nhau không linh hoạt, cứng, xe chạy không thật êm.
Thường thì về VN mấy bác xe tải nhà mình còn độn thêm vài thanh nhíp để chở quá tải :77:, thanh niên VN còn sáng tạo rèn nhíp ô tô làm kiếm, mã tấu... để ...nhiều việc:77::77::77:

 
Chỉnh sửa cuối:

HAISPKT

Xe máy
Biển số
OF-25629
Ngày cấp bằng
12/12/08
Số km
76
Động cơ
490,060 Mã lực
hee hình như bác nhầm thì phải những cái bác nêu chỉ là bộ phận đàn hồi trong hệ thống treo thôi. chính xác lại là treo gồm các bộ phận: bộ phận dẫn hướng, bộ phận giảm chấn , và bộ phận đàn hồi.
- bộ phận định hướng giúp cho xe ổn định cấu tạo nó gồm thanh giằng, thanh ổn định( cái thanh bắc ngang từ bên này sang bên kia đấy) , và một số thanh cân bằng khác.
-bộ giảm chấn dùng để dập tắt dao động tự do của bộ phận đàn hồi tạo nên.hầu hết trên xe ở việt nam hiện nay là dùng giảm chấn dầu và giảm chấn gas.
-bộ đàn hồi đảm nhận nhiệm vụ làm cho xe chạy êm hơn. cai này có nhiều loại như bác nói đấy.
Còn cái treo khí nén thì bác có thể hình dung khái quát như sau: nó được cấu tạo gần giống như cái giảm chấn tuy nhiên nó là một khối bằng cao su đặc biệt có chứa khí . có một máy nén khí, một van xả, một bộ cảm biến chiều cao xe, một bộ điều khiển. bộ điều khiển này sẽ bơm khí hoặc xả khí tùy theo tải trọng và chiều cao của xe.
bác nào có hình ảnh cũng như bài viết chi tiết thì post lên cho bọn em chiêm ngưỡng với nha
 

daihatsuvn

Xe điện
Biển số
OF-24894
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
2,837
Động cơ
518,308 Mã lực
Nơi ở
Lam gia trang
Các bác cho em hỏi có mấy loại hệ thống treo và nguyên lý hoạt động của từng loại ra sao? E hỏi ngu các cụ đừng cười.
Có 3 HT treo :
1 - H/thống treo phụ thuộc
2 - H/thông độc lập
3 - H/thống treo hỗn hợp
N/lý hoạt động : Khi xe vào đường ổ gà toàn bộ trọng lượng xe bị rơi tự do theo trọng lực , khi đó nhíp hoặc lò so giữ trọng lực xe lại bằng lực đàn hồi , lúc đó xảy ra phản lực thì được giảm xóc dầu hoặc khí giữ và giảm đc phản lực đó ( tức là nó triệt tiệu lực xung kích đột ngột ) Đồng thời giữ cho xe ở trạng thái ổn định khi vào cua :69:(b)(b)(b)
 

HAISPKT

Xe máy
Biển số
OF-25629
Ngày cấp bằng
12/12/08
Số km
76
Động cơ
490,060 Mã lực
Có 3 HT treo :
1 - H/thống treo phụ thuộc
2 - H/thông độc lập
3 - H/thống treo hỗn hợp
N/lý hoạt động : Khi xe vào đường ổ gà toàn bộ trọng lượng xe bị rơi tự do theo trọng lực , khi đó nhíp hoặc lò so giữ trọng lực xe lại bằng lực đàn hồi , lúc đó xảy ra phản lực thì được giảm xóc dầu hoặc khí giữ và giảm đc phản lực đó ( tức là nó triệt tiệu lực xung kích đột ngột ) Đồng thời giữ cho xe ở trạng thái ổn định khi vào cua :69:(b)(b)(b)
ngắn gọn(b) quá bác ơi
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,637
Động cơ
597,359 Mã lực
hee hình như bác nhầm thì phải những cái bác nêu chỉ là bộ phận đàn hồi trong hệ thống treo thôi. chính xác lại là treo gồm các bộ phận: bộ phận dẫn hướng, bộ phận giảm chấn , và bộ phận đàn hồi.
- bộ phận định hướng giúp cho xe ổn định cấu tạo nó gồm thanh giằng, thanh ổn định( cái thanh bắc ngang từ bên này sang bên kia đấy) , và một số thanh cân bằng khác.
-bộ giảm chấn dùng để dập tắt dao động tự do của bộ phận đàn hồi tạo nên.hầu hết trên xe ở việt nam hiện nay là dùng giảm chấn dầu và giảm chấn gas.
-bộ đàn hồi đảm nhận nhiệm vụ làm cho xe chạy êm hơn. cai này có nhiều loại như bác nói đấy.
Còn cái treo khí nén thì bác có thể hình dung khái quát như sau: nó được cấu tạo gần giống như cái giảm chấn tuy nhiên nó là một khối bằng cao su đặc biệt có chứa khí . có một máy nén khí, một van xả, một bộ cảm biến chiều cao xe, một bộ điều khiển. bộ điều khiển này sẽ bơm khí hoặc xả khí tùy theo tải trọng và chiều cao của xe.
bác nào có hình ảnh cũng như bài viết chi tiết thì post lên cho bọn em chiêm ngưỡng với nha
Vâng, kiến thức em vẫn hạn hẹp, biết đến đâu nói đến đó, có thể còn thiếu, có thể chưa chuẩn nữa, vì vậy mới cần bàn luận.
Nhưng em chắc những gì em đã nói ở trên là không nhầm.
Những cái mà bác nói trên chỉ bó hẹp trong phạm vi bộ giảm sóc, hệ thống treo ô tô đâu có đơn giản như xe máy vậy bác?:^)
Bác đọc kĩ lại cả bài em viết ở bài đầu tiên nhé! Bài thứ hai chỉ nói lên sự khác nhau giữa các loại treo phụ thuộc.
 

HAISPKT

Xe máy
Biển số
OF-25629
Ngày cấp bằng
12/12/08
Số km
76
Động cơ
490,060 Mã lực
Em chỉ biết 2 loại, độc lập & phụ thuộc, còn loại "xe tăng" em chệu :21:
Cái treo phụ thuộc cấu tạo đơn giản thành ra lại lắm kiểu:

- Nào là kiểu thanh xoắn.
Kiểu này được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo sau của các xe có động cơ đặt phía trước và dẫn động bằng bánh trước (FF). Kết cấu của nó bao gồm một đòn treo và một thanh ổn định được hàn với dầm chịu xoắn (thanh xoắn).



Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được treo, tăng độ êm cho xe. Ngoài ra nó còn cho phép tăng khoảng không gian của khoang hành lý.
Khi có hiện tượng xoay đứng do chạy vào đường vòng hoặc trên đường mấp mô, thanh ổn định sẽ bị xoắn cùng với dầm trục. Nhờ thế hiện tượng xoay đứng được giảm xuống, giúp cho xe chạy ổn định hơn.
Các bác lưu ý khi thay lốp: Kích xe lên, không được đặt kích hoặc các bộ phận tương tự vào phần dầm xoắn.

- Nào là kiểu nhíp:
Kiểu nhíp được dùng cho hệ thống treo trước của các xe tải và xe buýt v.v… và cho hệ thống treo sau của các xe thương mại.
Ưu điểm:
Cấu tạo đơn giản nhưng khá vững chắc.
Nhược điểm"
Khả năng hoạt động của nhiều thanh nhíp ghép vào nhau không linh hoạt, cứng, xe chạy không thật êm.
Thường thì về VN mấy bác xe tải nhà mình còn độn thêm vài thanh nhíp để chở quá tải :77:, thanh niên VN còn sáng tạo rèn nhíp ô tô làm kiếm, mã tấu... để ...nhiều việc:77::77::77:

bác làm ji mà nóng thế em lên 4r cung để học tập trao đổi hiểu sao nói vậy mà có ji bác cứ chỉ giáo thêm nha(b) vodka bác cai tạ lỗi nha hee
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,637
Động cơ
597,359 Mã lực
bác làm ji mà nóng thế em lên 4r cung để học tập trao đổi hiểu sao nói vậy mà có ji bác cứ chỉ giáo thêm nha(b) vodka bác cai tạ lỗi nha hee
Ủa, em nguội mà mà bác*-) :)
Bác sửa lại cái quote nhé, không cần quote hết cả bài, lãng phí tài nguyên mạng.
Mời bác tiếp tục đóng góp cho 4r những tranh luận về kĩ thuật (b)

p/s: mà em chưa thấy cái vote nào đâu đấy.:102:
 

HAISPKT

Xe máy
Biển số
OF-25629
Ngày cấp bằng
12/12/08
Số km
76
Động cơ
490,060 Mã lực
Ủa, em nguội mà mà bác*-) :)
Bác sửa lại cái quote nhé, không cần quote hết cả bài, lãng phí tài nguyên mạng.
Mời bác tiếp tục đóng góp cho 4r những tranh luận về kĩ thuật (b)

p/s: mà em chưa thấy cái vote nào đâu đấy.:102:
hee em co vote cho bac rui day ma hee:)
 

hieutt_kha

Đi bộ
Biển số
OF-20631
Ngày cấp bằng
31/8/08
Số km
2
Động cơ
499,520 Mã lực
Nơi ở
Nha Trang
Website
48auto.tk
Nói chung hệ thống treo có nhiều cách phân loại bác ah.
1.Theo bộ phận dẫn hướng: Có tác dụng xác định tính chất chuyển động của bánh xe đối với khung vỏ xe, Tiếp nhận và truyền lực, momen giữa bánh xe với khung vỏ xe.
-Treo độc lập (Bác sẽ thấy có dầm cầu liên kết 2 bánh xe với nhau)
-Treo phụ thuộc (2 bánh xe dao động độc lập với nhau,ko có dầm cầu nối giữa 2 bánh)
2.Theo phần tử đàn hồi : Có tác dụng đưa tần số dao động của xe phù hợp với vùng tần số thích hợp với người sử dụng,đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động.
-Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)
-Lò xo (Chủ yếu trên xe con)
-Thanh xoắn (Xe con)
-Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7... xe bus)
-Cao su (Ít gặp)
3.Theo bộ phận giảm chấn : có tác dụng dập tắt dao động phát sinh trong quá trình xe chuyển động 1 cách nhanh chóng,đảm bảo dao động của phần ko treo là nhỏ nhất.
-Giảm chấn thủy lực (Đa số các xe hiện nay đều sử dụng loại này)
-Ma sát cơ (các lá nhíp trên hệ thống treo cũng đóng 1 phần vai trò giảm chấn nhờ ma sát giữa các lá nhíp )

Nói qua là như vậy thôi ah.Còn chi tiết thì dài quá, em ko viết hết được. :)
Tôi đồng ý với ý kiến này, trừ những điểm như:
1. Phận loại theo bộ phận đàn hồi thì cũng không có loại HTT cao su đâu. Cao su chỉ làm gối đỡ, gối hạn chế hành trình, tăng liên kết mềm hay làm túi chứa khí nén làm đàn hồi....
2. Phân loại theo bộ phận giảm chấn mà lại có loại Ma sát cơ? Hình như ở đây có sự nhầm lẫn giữa bộ phận giảm chấn và phuơng pháp giảm chấn.

Bác raubac ơi, bác không thích quote nhiều thì em không quote lại lời bác. Đúng như bác nói có 2 loại HTT nhưng đó là trên tiêu chí phân loại sơ đồ bộ phận dẫn hướng của HTT thôi, theo tiêu chí phân loại khác thì bác sai mất rồi. Nhưng mà không sao, người ta vẫn thường dùng tiêu chí phân loại theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng để phân loại HTT mà!

N/lý hoạt động : Khi xe vào đường ổ gà toàn bộ trọng lượng xe bị rơi tự do theo trọng lực , khi đó nhíp hoặc lò so giữ trọng lực xe lại bằng lực đàn hồi , lúc đó xảy ra phản lực thì được giảm xóc dầu hoặc khí giữ và giảm đc phản lực đó ( tức là nó triệt tiệu lực xung kích đột ngột ) Đồng thời giữ cho xe ở trạng thái ổn định khi vào cua
Nghe cũng hợp lý.
Nói chung, khi xe gặp mấp mô trên mặt đường (không chỉ riêng ổ gà mà còn cả mả chó...hic) nó tác động làm bánh xe bị đẩy lên hay hạ xuống. Do xe ở tốc độ cao, tác động này coi như là những tác động của những xung lực bất ngờ, và chuyển động của bánh xe sẽ là dao động. Nhờ có hệ thống treo liên kết bánh xe với khung vỏ bằng liên kết đàn hồi nên những dao động của bánh xe kia bị dập tắt sớm, không truyền lên khung xe. Nhờ đó mà khung xe được giữ ở trạng thái ổn định ở mức chấp nhận được. Nếu như không có hệ thống treo (liên kết giữa bánh xe, cầu xe với khung vỏ là liên kết cứng) thì những dao động của bánh xe do mặt đường mấp mô sẽ truyền trực tiếp lên khung vỏ. Khi đó ngồi xe ô tô không khác ngồi xe bò hay chạy xe đạp. Hic..hic
 
Chỉnh sửa cuối:

quandtdtt

Xe đạp
Biển số
OF-25980
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
34
Động cơ
489,040 Mã lực
treo nào cũng đều có ưu nhược điểm riêng phải hok các bác?
 

PGT

Xe tải
Biển số
OF-18710
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
353
Động cơ
507,549 Mã lực
Nơi ở
tạm bợ
Website
toyota-phapvan.vn
treo nào cũng đều có ưu nhược điểm riêng phải hok các bác?
đương nhiên vì được long cô nọ thì phải mất lòng cô chai rùi, mỗi loại có ưu khuyết điểm khác nhau vì để phục vụ khác nhau ví như xe du lịch thì cần êm dịu nhẹ nhàng, an toàn và ko cần khỏe lắm, còn mấy ông xelu thì chỉ cần làm xong việc đúng thời hạn còn lại thì rung giật gì kệ ông
Có điều em muốn bác nào biết về hệ thống cân bằng xe nó thế nào trình bày cho mọi người nghe cái, em thiếu tài liệu quá, đại loại nó là cái mà làm cho bánh xe co ra duỗi vào lúc đi trên đường mấp mô nhằm tránh cho xe bị nghiêng và làm người ngồi trên đó bị say "sóng" và chóng mặt ý. Chắc là có (b) đấy (l)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top