[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em nghĩ chắc vô tình phản xạ trúng thôi chứ chiếu vào quả tên lửa đang bay hì sao mà phản xạ được.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Phản xạ nhà cháu biết rồi nhưng cái đầu đạn tên lửa nó có vuông vắn thế đâu cụ, ý cháu là làm sao nó phản vào đúng cái Aegis và F22 ấy.
Cháu khg biết cái guơng kia làm bằng gì. Khg nói vụ phản xạ ngc lại trúng cái gì
Tia 2w thuờng dùng vẽ khắc nài nọ cháo biét rồi
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Thì nhà cháu không rõ nên hỏi chứ tưởng tượng gì, với gương thường cụ lấy cái lase 2W rọi vào xem bạc có hỏng không nhé :D
Còn phản xạ thì nó phản sao định hướng được cụ?
Mệt, với cái thành phần thích ăn sẵn thì mình chỉ lần này là lần cuối nhé. Cái kích thước anti ship, ICBM chắc nó nhỏ như cái gương trong nhà rửa mặt nhĩ

[video]https://www.youtube.com/watch?v=IYde8aK-9S4[/video]

[video]https://www.youtube.com/watch?v=GxRoaSIiBxM[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Phản xạ nhà cháu biết rồi nhưng cái đầu đạn tên lửa nó có vuông vắn thế đâu cụ, ý cháu là làm sao nó phản vào đúng cái Aegis và F22 ấy.
F-22, Aegis bay bơi hàng đàn bắn chíu laze giả tưởng 20W (ko biết F-22 mang cái máy phát cỡ nào ?) thì phản xạ với Kh-55 Nga bắn ra bọc bạc/kính phản xạ thôi có gì đâu. Mà vũ khí laser giờ đã ko còn trên thế giới rồi thì chém gió làm gì cho mệt, NGa vũ khí thật sự, Mỹ ko có nên phải đi tìm những vũ khí chết yểu ko có thật để chém gió ?
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
F-22, Aegis bay bơi hàng đàn bắn chíu laze giả tưởng 20W (ko biết F-22 mang cái máy phát cỡ nào ?) thì phản xạ với Kh-55 Nga bắn ra bọc bạc/kính phản xạ thôi có gì đâu. Mà vũ khí laser giờ đã ko còn trên thế giới rồi thì chém gió làm gì cho mệt, NGa vũ khí thật sự, Mỹ ko có nên phải đi tìm những vũ khí chết yểu ko có thật để chém gió ?
Cụ lại không khách quan, Vũ khí hai thằng khá tương đồng nhau, cụ nói Nga có vũ khí thật sự và Mỹ không có thì nghe hơi phi lý quá. Mỹ chỉ đang tìm cái gì để áp đảo hoàn toàn mà chưa tìm ra thôi nên phải thử nghiệm ba lăng nhăng. Mà không thử nghiệm làm sao biết được là xài được hay không?
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mệt, với cái thành phần thích ăn sẵn thì mình chỉ lần này là lần cuối nhé. Cái kích thước anti ship, ICBM chắc nó nhỏ như cái gương trong nhà rửa mặt nhĩ

[video]https://www.youtube.com/watch?v=IYde8aK-9S4[/video]

[video]https://www.youtube.com/watch?v=GxRoaSIiBxM[/video]
Cụ ơi, lase bắn đi nhỏ cũng phải 10-20KW, nó dự tính nếu có thể là MW, thì 2W chọc được cái gương bồn rửa mặt (nhà cháu không móc được loại to hơn :D) thì 20KW chắc chọc được cái lớn hơn, 2MW thì chắc to hơn nữa chứ cụ. Thêm nữa mấy cái kính nó cũng chỉ phản xạ mạnh nhất ở một dải bước sóng nhất định, nếu nó chơi bước sóng khác đi thì sao?
Nếu vô dụng thật thì Mỹ - Nga ... vẫn còn nhăm nhe tìm cách phát triển làm gì.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cụ ơi, lase bắn đi nhỏ cũng phải 10-20KW, nó dự tính nếu có thể là MW, thì 2W chọc được cái gương bồn rửa mặt (nhà cháu không móc được loại to hơn :D) thì 20KW chắc chọc được cái lớn hơn, 2MW thì chắc to hơn nữa chứ cụ. Thêm nữa mấy cái kính nó cũng chỉ phản xạ mạnh nhất ở một dải bước sóng nhất định, nếu nó chơi bước sóng khác đi thì sao?
Nếu vô dụng thật thì Mỹ - Nga ... vẫn còn nhăm nhe tìm cách phát triển làm gì.
Bước sóng nào nữa cậu chế ra luôn đi ? 2MW nguồn cấp thế nào cho đủ ? phạm vi bao nhiêu, tỉ lệ nung như thế nào, test chưa ! có video rồi đấy còn bịa ra được thì quá siêu. Sao OF ko có black list nhĩ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bước sóng nào nữa cậu chế ra luôn đi ? 2MW nguồn cấp thế nào cho đủ ? phạm vi bao nhiêu, tỉ lệ nung như thế nào, test chưa ! có video rồi đấy còn bịa ra được thì quá siêu. Sao OF ko có black list nhĩ ?
SỰ PHẢN XẠ (HOẶC TÁN XẠ) LỌC LỰA
Ở một số vật, khả năng phản xạ (hoặc tán xạ) ánh sáng mạnh, yếu khác nhau phụ thuộc vào chính bước sóng ánh sáng. Chẳng hạn, có vật phản xạ (hoặc tán xạ) mạnh các ánh sáng có bước sóng dài; còn phản xạ (hoặc tán xạ) yếu các ánh sáng có bước sóng ngắn. Đó là sự phản xạ (hoặc tán xạ) lọc lựa.
Nếu chiếu một chùm sáng trắng vào một vật có khả năng phản xạ (hoặc tán xạ) lọc lựa thì ánh sáng phản xạ (hoặc tán xạ) sẽ là ánh sáng màu. Điều đó giải thích tại sao các vật có màu sắc khác nhau.

Bước sóng nm Tỉ lệ %
357 27
500 44
600 72
700 83
800 89
1000 90

Xem ra cụ cũng chỉ là người một chiều thôi, bó tay! Cụ giỏi quá, giỏi hơn các nhà khoa học hàng đầu của Nga - Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Iran “mòn mỏi” chờ Nga chuyển giao tên lửa S-300

(Kienthuc.net.vn) - “Tehran coi hợp đồng với Nga mua tổ hợp S-300 là hợp pháp và chờ đợi việc thực hiện hợp đồng đó”, đại sứ Iran tại Nga Mahdi Sanai tuyên bố.




Sanai tuyên bố ở Moscow: “Iran vẫn như trước cho rằng hợp đồng mua vũ khí phòng thủ đã được ký là hợp pháp. Theo các điều khoản của hợp đồng, hệ thống này phải được cung cấp cho Iran”.
Theo ngài đại sứ, “vũ khí này có tính chất phòng vệ, vì vậy không vi phạm bất cứ luật, tiêu chuẩn và điều quy định quốc tế nào”.
“Trong chuyến thăm Iran của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Lavrov, chúng tôi đã bàn về vấn đề này. Chúng tôi nhận thấy phía Nga cũng tìm cách giải quyết vấn đề này một cách thiện chí”, nhà ngoại giao này nói.
S-300.

Đại sứ nói: “Chúng tôi hi vọng là vũ khí này sẽ được chuyển đến Iran”.
Hợp đồng bán S-300 cho Iran đã được ký cuối năm 2007, song đến năm 2010 Nga từ chối bán các tổ hợp tên lửa do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, cấm chuyển giao vũ khí hiện đại cho Tehran. Đáp trả, Iran đã kiện Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport ra tòa án quốc tế ở Geneve đòi 4 tỷ USD.
Việc Iran vẫn muốn có tên lửa phòng không tầm xa S-300, chứng tỏ các hệ thống phòng không nội địa mà quốc gia này “quảng cáo” chưa đáp ứng được yêu cầu phòng không.

Iran có S-300 Mỹ, Ị xà thốn phải biết
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga bố trí Iskander, Mỹ triển khai lá chắn tên lửa

Thứ tư 18/12/2013 08:28
ANTĐ - Ngày 16-12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Shoigu rằng, Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu bất chấp vừa đạt được thỏa thuận tạm thời giải quyết chương trình hạt nhân của Iran.

Trong cuộc hội đàm trực tuyến qua truyền hình đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, ông Hagel cho biết thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được tháng trước giữa Iran và nhóm P5+1 tại Geneva "không loại bỏ được sự cần thiết đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu phải tiếp tục thực hiện kế hoạch phòng thủ tên lửa ở châu Âu", trợ lý thư ký báo chí Lầu Năm Góc Carl Woog cho biết trong một tuyên bố.
Trong cuộc điện đàm này, ông Hagel và Shoigu cũng đã thảo luận một số vấn đề về phòng thủ tên lửa, tình hình Syria, an ninh mạng và đối phó với các thiết bị nổ tự tạo. Cuộc điện đàm này đã được hai bộ trưởng đồng ý tổ chức bên lề hội nghị 2+2 giữa Nga và Mỹ hồi tháng 8.

Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu (Ảnh minh họa)


Ông Hagel nhấn mạnh rằng kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO "không đe dọa" Nga, đồng thời thúc giục cả hai bên tiếp tục tham vấn về các kế hoạch phòng thủ tên lửa trong tương lai tại châu Âu, ông Woog cho biết.
Cuộc điện đàm ngày hôm nay giữa hai bộ trưởng quốc phòng hai nước diễn ra, khi Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc Nga vừa thừa nhận đã triển khai các hệ thống tên lửa chiến thuật gần khu vực phía tây của nước này, giáp với các quốc gia NATO. Đồng thời kêu gọi Nga không có những bước đi làm mất ổn định tình hình khu vực.
Cũng trong ngày 16-12, Nga đã lên tiếng xác nhận rằng, họ đã triển khai 10 hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M (SS-26 Stone) tới vùng lãnh thổ Baltic Kaliningrad của họ và dọc đường biên giới với các nước Baltic và thành viên NATO là Estonia, Latvia và Lít-va, nhưng cho rằng động thái này không vi phạm các thỏa thuận quốc tế.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đánh chặn tên lửa hành trình bằng... "bong bóng"

Khi khoa học mà công nghệ quân sự phát triển nhảy vọt, nhiều người thấy lạ khi Mỹ phát triển một hệ thống sử dụng khinh khí cầu để phát hiện, đánh chặn tên lửa hành trình.



Tàu vận tải 2 thân HSV 2 Swift mang theo khinh khí cấu TIF-25K.
Thực ra ngay từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, các bên tham chiến đã bắt đầu sự dụng khinh khí cầu để làm nhiệm vụ phòng không. Thông thường các khinh khí cầu này sử dụng để bảo vệ mục tiêu cố định như thành phố, cơ sở công nghiệp, căn cứ hải quân và một số mục tiêu quan trọng khác.
Vào thời điểm đó, hệ thống khinh khí cầu tạo nên một hàng rào nhằm tiêu diệt các mục tiêu bay thấp. Một số trường hợp đã ghi nhận việc máy bay đối phương vướng vào những hàng rào "bong bóng" như vậy và bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả với các loại máy bay ném bom tầm cao.

Hàng rào được dựng lên bằng khinh khí cầu bảo vệ thủ đô London của Anh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Bước sang thế kỷ 20, khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ, kĩ thuật quân sự đã có bước nhảy vọt, việc xuất hiện các loại tên lửa hành trình với khả năng bay thấp, khó theo dõi, đã đặt ra yêu cầu về một biện pháp phòng thủ hữu hiệu hơn.
Ý tưởng sử dụng khinh khí cầu để đánh chặn tên lửa hành trình xuất phát từ đâu? Vào tháng 1.1996, Lầu Năm Góc đã khởi động chương trình quản lý bầu trời bằng khinh khí cầu có sự tham gia của lục quân, không quân và hải quân. Thế nhưng, chương trình này chịu sự quản lý trực tiếp của bộ tư lệnh phòng thủ không gian chiến lược.
Vào ngày 30/1/1998, chương trình này đã ký hợp đồng với công ty Raytheon nhằm phát triển hệ thống phát hiện và phòng chống tên lửa hành trình (gọi tắt là JLENS).

Radar đặt dưới bụng khinh khí cầu DT-1 có khả năng bao quát 360 độ.
Raytheon đã phát triển một hệ thống khá đơn giản dựa trên 2 khinh khí cầu DT-1 dài 74m được điều khiển từ dưới mặt đất. Hai khinh khí cầu này được trang bị một radar X-band có khả năng quét 360 độ, 1 radar kiểm soát hỏa lực..
Khinh khí cầu DT-1 có thể bay đến độ cao tối đa 3.000-3.500m và hoạt động liên tục trong 30 ngày. Radar X-band (có khối lượng khoảng 3,5 tấn), được đặt dưới bụng một khinh khí cầu DT-1 và có khả năng bắt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 550km. Trong khi khinh khí cầu còn lại được trang bị 1 radar kiểm soát hỏa lực.
Mọi thông tin liên lạc giữa khinh khí cầu và các phương tiện đánh chặn khác thông qua LINK 16.

Hệ thống Patriot có thể kết hợp với JLENS một cách hoàn hảo.
Hệ thống JLENS có thể liên kết với các máy bay AWACS, JSTARS và E-2C cũng như với các tàu chiến trang bị hệ thống AEGIS.



Ngoài ra, Raytheon còn đưa ra thêm lựa chọn trang bị trạm tín hiệu GPS trên hệ thống JLENS nhằm tăng độ chính xác, biến hệ thống trở thành 1 trạm phát tín hiệu GPS bổ sung hoặc hoạt động độc lập, giúp hạn chế việc gây nhiễu hệ thống GPS của đối phương.
Vào năm 2008, Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD với công ty Raytheon về việc cung cấp 2 bộ JLENS cho quân đội Mỹ. Vào ngày 30/4/2012 tại một địa điểm gần hồ nước mặn lớn ở Utah, quân đội Mỹ đã thử nghiệm sự phối hợp của JLENS và hệ thống phòng không Patriot.

Hệ thống JLENS đã bắt chính xác mục tiêu bay thấp là một tên lửa hành trình và truyền dữ liệu về hệ thống Patriot để tiêu diệt chính xác mục tiêu.
Phát biểu sau buổi thử nghiệm, người phát ngôn của công ty Raytheon nói: "Việc kết hợp các hệ thống như JLENS, Patriot và các hệ thống khác, giúp tăng khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình. Các hệ thống phòng không càng trở nên một nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng vũ trang, dân chúng và cơ sở hạ tầng."

Phóng thử tên lửa SM-6.
Trong cuộc thử nghiệm vào tháng 9.2012 ở New Mexico, hệ thống JLENS đánh chặn thành công tên lửa hành trình cùng với tên lửa phòng không tầm xa trang bị trên tàu SM-6.
Và cuối cùng vào ngày 17/7 năm nay, trong một buổi thử nghiệm tại Utah, một khinh khí cầu của hệ thống JLENS đã phát hiện tên lửa chống hạm bay thấp, trong khi khinh khí cầu còn lại thông qua kênh truyền dẫn LINK 16 đã truyền thông tin thời gian thực về đường bay của tên lửa cho máy bay F-15E.
Máy bay F-15E sau đó đã phát hiện được mục tiêu và sử dụng tên lửa không đối không AIM-120C7 AMRAAM tiêu diệt mục tiêu.
Việc thử nghiệm thành công JLENS với tên lửa SM-6 và AMRAAM mở ra một hướng mới trong việc bảo vệ các tàu chiến của Mỹ cũng như đồng minh trước mối đe doạ từ các tên lửa hành trình chống hạm.

Máy bay chiến đấu F-15E.
Tuy nhiên với mỗi tàu chiến hoạt động đơn lẻ, việc phải kéo theo 2 khinh khí cầu của hệ thống JLENS rõ ràng là quá cồng kềnh. Do đó một phương pháp mới được đưa ra là một hoặc hai tàu chiến trong một biên đội tàu sẽ mang theo khinh khí cầu của hệ thống JLENS và qua đó cung cấp thông tin đến nhiều tàu khác hoặc toàn bộ biên đội tàu.
Vào tháng 4 năm nay, tàu HSV 2 Swift của hải quân Mỹ đã mang theo một khinh khí cầu TIF-25K (hiện đại hơn khinh khí cầu DT-1). Tuy khinh khí cầu này phục vụ cho việc phòng chống buôn ma tuý ở vùng biển Ca-ri-bê nhưng nó mở ra một khả năng mới: các tàu vận tải 2 thân như HSV-2 Swift sẽ có thể thành tàu mẹ của hệ thống JLENS.
Theo các chuyên gia Mỹ, cần thiết phải triển khai các hệ thống JLENS đến vùng vịnh Ba Tư, là nơi hoạt động của hạm đội 5 hải quân Mỹ. Việc triển khai này không chỉ đối phó với mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Iran, mà còn đề phòng các tàu cao tốc loại nhỏ của hải quân Iran.
Khinh khí cầu của hệ thống JLENS có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu di động, không chỉ là các mục tiêu bay mà còn có các mục tiêu trên biển, trên mặt đất cũng như các bệ phóng tên lửa di động.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dư lày hoá ra SAM không bắn được F4 à các cụ?


Trận đánh "bản lề" đưa người Mỹ tới thảm bại tháng 12/1972

Ngày 16/4/1972, Mỹ cho B-52 đánh Hải Phòng phá hủy nhiều nơi mà không mất chiếc nào, nhưng chính “thắng lợi” ấy lại đưa họ tới thất bại "đau đớn” cuối năm 1972.
Trận đánh bản lềNgày 16/4/1972, Không quân Mỹ mở chiến dịch Linerbacker ném bom phá hoại trở lại miền Bắc để đáp trả cuộc tổng tấn công của quân ta đang diễn ra tại Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Vào ngày mở màn chiến dịch này, Không quân Mỹ đã cho B-52 ra rải thảm bom xuống Hải Phòng đồng thời cho hàng chục máy bay chiến thuật ném bom Hà Nội.
B-52 ném bom.
Đây là lần đầu tiên B-52 bay ra một vùng trời có hỏa lực phòng không mạnh mẽ như Hải Phòng. Rõ ràng năng lực phòng không của miền Bắc không yếu khi có hàng chục tên lửa đã phóng lên không. Tuy nhiên, người Mỹ có quyền phấn khích vì những tên lửa ấy phóng vào chỗ không khi người điều khiển tên lửa bị đánh lừa.
Trong hồi ký Bảo vệ bầu trời, Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu – nguyên phó chính ủy Quân chủ Phòng không – Không quân trong thời điểm 1972 kể về trận đánh ngày 16/4 tại Hải Phòng:
“Từ 23h đêm 15/4/1972, trên đã thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Hải Phòng. Lúc này, bộ đội đoàn H63 đang ở trong tình huống diễn tập theo phương án đánh B-52. Các phái viên của quân chủng đang có mặt ở sở chỉ huy và các trận địa. Rõ ràng đây là một điều kiện rất thuận lợi để đơn vị đánh thắng.
2h15 phút, cường kích vào đánh phá. 2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp B-52 bắt đầu xuất hiện (Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng giả B-52).
2h32 phút, tổng trạm radar lại thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9 đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn 285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn. Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng ngay sau đó, các tốp B-52 thật bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào lúc 2h56phút. Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn. Sở chỉ huy giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến 3h36 phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn phóng lên.
Trận đánh ở Hải Phòng ngày 16/4/1972, quân Mỹ đã sử dụng F-4 "đóng giả" B-52 đánh lừa chiến sĩ tên lửa của ta.
Trung đoàn 238 và trung đoàn 285 là 2 đơn vị được thành lập sớm nhất của bộ đội tên lửa. Cả hai đơn vị đều đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trung đoàn 238 là đơn vị từng bắn rơi B-52 ở Vĩnh Linh, ở hành lang 559. Quân chủng đã cân nhắc rất kỹ khi điều 2 trung đoàn này về bảo vệ Hải Phòng. Thế mà trận đánh đã diễn ra không đúng như lòng mong muốn của mọi người. Chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, cả hai trung đoàn đã phóng hàng chục quả đạn tên lửa để đổi lấy 1 chiếc B-52 nhưng không phải là rơi tại chỗ”.
Sau Hải Phòng vài giờ, vào lúc 9h sáng, máy bay B-52 cũng bay vào ném bom Hà Nội. Vẫn thủ đoạn giống như ở Hải Phòng, nhiều chiếc F-4 bay ở độ cao 9 đến 10 km và đường bay ổn định để đánh lừa ta. Hàng chục quả tên lửa đã nhằm vào đám F-4 này nhưng vì nó là máy bay chiến thuật, khi phát hiện tên lửa phóng lên là nó cơ động tránh đòn nên ta không hạ được chiếc nào.
Hậu quả là Tổng kho xăng dầu Đức Giang bị thiêu hủy một phần lớn, cháy hơn 1 tuần mới tắt. Ở Hải Phòng, lần đầu tiên bị B-52 rải thảm đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng”.
Biến chuyển của hai bên sau trận đánh
Về phía Mỹ, sau “thành công” của trận đánh này, Lầu Năm Góc tuyên bố chắc chắn: “Bằng kỹ thuật điện tử, không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống radar của Bắc Việt, có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương… Giờ đây Không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi dạo chơi”. Huênh hoang hơn, người ta còn nói rằng: “B-52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của bộ đội phòng không – không quân Bắc Việt”.
Bộ đội tên lửa SA-2 bàn phương án chiến đấu.
Ngược với sự phấn khích của Mỹ, bộ đội phòng không không quân ta những ngày này rất căng thẳng. Trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân khiến những người lính canh trời ăn không ngon ngủ không yên.
Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân thất bại của trận đánh ngày 16/4. Trên Bộ Tổng tham mưu cũng cử xuống nhiều cán bộ chuyên môn để hỗ trợ. Sau những cuộc kiểm điểm nghiêm túc, quân chủng phòng không đã nhận rõ thủ đoạn mới của địch là dùng F-4 giả làm B-52. Mặt khác cũng nhìn rõ một thực tế là các trắc thủ lão luyện trưởng thành trong chiến đấu phần lớn đã giải ngũ. Hiện tại đội ngũ trắc thủ tên lửa phần lớn tân binh, còn non kinh nghiệm.
Sau khi nhận rõ nguyên nhân, ta đã tích cực khắc phục nhược điểm của mình đồng thời sáng tạo nhiều chiến thuật, biện pháp để đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của địch. Quá trình đó của ta diễn ra liên tục cho đến tận khi bước vào chiến dịch Linerbacker II.
Tiêu biểu cho việc liên tục rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm của quân ta là việc phát hành và phổ biến cuốn cẩm nang “cách đánh B-52” mà cái tên nổi tiếng của nó là “cẩm nang bìa đỏ”. Không những thế, quân chủng còn tổ chức một đoàn cán bộ đến từng đơn vị chiến đấu để hướng dẫn, huấn luyện. Nhờ những nỗ lực đó, bước vào chiến dịch 12 ngày đêm, toàn bộ các đơn vị tên lửa đã nắm vững những kinh nghiệm chiến đấu với B-52 mặc dù có nhiều tiểu đoàn chưa từng giáp mặt loại máy bay này.
Đài thu - phát hệ thống radar điều khiển hỏa lực SNR-75 "đưa đường chỉ lối" đạn tên lửa S-75 Dvina hạ B-52.
Cuốn cẩm nang chỉ vẻn vẹn 30 trang nhưng là kinh nghiệm được tổng hợp và cập nhật trong nhiều năm nên rất thiết thực cho bộ đội tên lửa. Có thể kể một vài điểm: Để phân biệt B-52 giả với thật thì làm động tác phóng tên lửa lên đánh nhử. Nếu mục tiêu không cơ động tức là “bê” thật thì sẽ cho nhiều đơn vị cùng phóng còn nếu mục tiêu cơ động tức là F-4 giả làm “bê”. Để bắn B-52 trong màn nhiễu dày đặc thì dùng các phương pháp bắn 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc…
Chính sự khác biệt ở hai bên sau trận đánh bản lề ngày 16/4 đã đưa đến kết quả là Mỹ đại bại còn ta chiến thắng giòn giã. Nhà bình luận quân sự Greenwood trong cuốn sách The Vietnam War, ở chương “B-52 trong vai trò ném bom chiến thuật” đã nhận xét rất xác đáng rằng: “5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống phòng không của Hà Nội không phải là yếu – đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã được quan tâm quá ít”.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Dư lày hoá ra SAM không bắn được F4 à các cụ?


Bắn tốt, rơi đều... :)) Vấn đề là khi nó bay sát nhau tạo thành mảng phản tín hiệu lớn giống B52. Khi SAM rời bệ phóng thì nó tản ra=> mất tín hiệu B52. Chú điều khiển bị mất dấu => SAM bay vô địa chỉ......
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bắn tốt, rơi đều... :)) Vấn đề là khi nó bay sát nhau tạo thành mảng phản tín hiệu lớn giống B52. Khi SAM rời bệ phóng thì nó tản ra=> mất tín hiệu B52. Chú điều khiển bị mất dấu => SAM bay vô địa chỉ......
Nhà cháu nghĩ nó phải có thiết bị tạo giả tín hiệu chứ máy bay toàn 800-900km / h bay sát nhau thế nào được cụ.
Giờ có loại ADM-160 MALD thì phải.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trận đánh "bản lề" đưa người Mỹ tới thảm bại tháng 12/1972

Ngày 16/4/1972, Mỹ cho B-52 đánh Hải Phòng phá hủy nhiều nơi mà không mất chiếc nào, nhưng chính “thắng lợi” ấy lại đưa họ tới thất bại "đau đớn” cuối năm 1972.
Trận đánh bản lềNgày 16/4/1972, Không quân Mỹ mở chiến dịch Linerbacker ném bom phá hoại trở lại miền Bắc để đáp trả cuộc tổng tấn công của quân ta đang diễn ra tại Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Vào ngày mở màn chiến dịch này, Không quân Mỹ đã cho B-52 ra rải thảm bom xuống Hải Phòng đồng thời cho hàng chục máy bay chiến thuật ném bom Hà Nội.
B-52 ném bom.
Đây là lần đầu tiên B-52 bay ra một vùng trời có hỏa lực phòng không mạnh mẽ như Hải Phòng. Rõ ràng năng lực phòng không của miền Bắc không yếu khi có hàng chục tên lửa đã phóng lên không. Tuy nhiên, người Mỹ có quyền phấn khích vì những tên lửa ấy phóng vào chỗ không khi người điều khiển tên lửa bị đánh lừa.
Trong hồi ký Bảo vệ bầu trời, Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu – nguyên phó chính ủy Quân chủ Phòng không – Không quân trong thời điểm 1972 kể về trận đánh ngày 16/4 tại Hải Phòng:
“Từ 23h đêm 15/4/1972, trên đã thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Hải Phòng. Lúc này, bộ đội đoàn H63 đang ở trong tình huống diễn tập theo phương án đánh B-52. Các phái viên của quân chủng đang có mặt ở sở chỉ huy và các trận địa. Rõ ràng đây là một điều kiện rất thuận lợi để đơn vị đánh thắng.
2h15 phút, cường kích vào đánh phá. 2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp B-52 bắt đầu xuất hiện (Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng giả B-52).
2h32 phút, tổng trạm radar lại thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9 đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn 285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn. Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng ngay sau đó, các tốp B-52 thật bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào lúc 2h56phút. Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn. Sở chỉ huy giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến 3h36 phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn phóng lên.
Trận đánh ở Hải Phòng ngày 16/4/1972, quân Mỹ đã sử dụng F-4 "đóng giả" B-52 đánh lừa chiến sĩ tên lửa của ta.
Trung đoàn 238 và trung đoàn 285 là 2 đơn vị được thành lập sớm nhất của bộ đội tên lửa. Cả hai đơn vị đều đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trung đoàn 238 là đơn vị từng bắn rơi B-52 ở Vĩnh Linh, ở hành lang 559. Quân chủng đã cân nhắc rất kỹ khi điều 2 trung đoàn này về bảo vệ Hải Phòng. Thế mà trận đánh đã diễn ra không đúng như lòng mong muốn của mọi người. Chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, cả hai trung đoàn đã phóng hàng chục quả đạn tên lửa để đổi lấy 1 chiếc B-52 nhưng không phải là rơi tại chỗ”.
Sau Hải Phòng vài giờ, vào lúc 9h sáng, máy bay B-52 cũng bay vào ném bom Hà Nội. Vẫn thủ đoạn giống như ở Hải Phòng, nhiều chiếc F-4 bay ở độ cao 9 đến 10 km và đường bay ổn định để đánh lừa ta. Hàng chục quả tên lửa đã nhằm vào đám F-4 này nhưng vì nó là máy bay chiến thuật, khi phát hiện tên lửa phóng lên là nó cơ động tránh đòn nên ta không hạ được chiếc nào.
Hậu quả là Tổng kho xăng dầu Đức Giang bị thiêu hủy một phần lớn, cháy hơn 1 tuần mới tắt. Ở Hải Phòng, lần đầu tiên bị B-52 rải thảm đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng”.
Biến chuyển của hai bên sau trận đánh
Về phía Mỹ, sau “thành công” của trận đánh này, Lầu Năm Góc tuyên bố chắc chắn: “Bằng kỹ thuật điện tử, không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống radar của Bắc Việt, có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương… Giờ đây Không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi dạo chơi”. Huênh hoang hơn, người ta còn nói rằng: “B-52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của bộ đội phòng không – không quân Bắc Việt”.
Bộ đội tên lửa SA-2 bàn phương án chiến đấu.
Ngược với sự phấn khích của Mỹ, bộ đội phòng không không quân ta những ngày này rất căng thẳng. Trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân khiến những người lính canh trời ăn không ngon ngủ không yên.
Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân thất bại của trận đánh ngày 16/4. Trên Bộ Tổng tham mưu cũng cử xuống nhiều cán bộ chuyên môn để hỗ trợ. Sau những cuộc kiểm điểm nghiêm túc, quân chủng phòng không đã nhận rõ thủ đoạn mới của địch là dùng F-4 giả làm B-52. Mặt khác cũng nhìn rõ một thực tế là các trắc thủ lão luyện trưởng thành trong chiến đấu phần lớn đã giải ngũ. Hiện tại đội ngũ trắc thủ tên lửa phần lớn tân binh, còn non kinh nghiệm.
Sau khi nhận rõ nguyên nhân, ta đã tích cực khắc phục nhược điểm của mình đồng thời sáng tạo nhiều chiến thuật, biện pháp để đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của địch. Quá trình đó của ta diễn ra liên tục cho đến tận khi bước vào chiến dịch Linerbacker II.
Tiêu biểu cho việc liên tục rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm của quân ta là việc phát hành và phổ biến cuốn cẩm nang “cách đánh B-52” mà cái tên nổi tiếng của nó là “cẩm nang bìa đỏ”. Không những thế, quân chủng còn tổ chức một đoàn cán bộ đến từng đơn vị chiến đấu để hướng dẫn, huấn luyện. Nhờ những nỗ lực đó, bước vào chiến dịch 12 ngày đêm, toàn bộ các đơn vị tên lửa đã nắm vững những kinh nghiệm chiến đấu với B-52 mặc dù có nhiều tiểu đoàn chưa từng giáp mặt loại máy bay này.
Đài thu - phát hệ thống radar điều khiển hỏa lực SNR-75 "đưa đường chỉ lối" đạn tên lửa S-75 Dvina hạ B-52.
Cuốn cẩm nang chỉ vẻn vẹn 30 trang nhưng là kinh nghiệm được tổng hợp và cập nhật trong nhiều năm nên rất thiết thực cho bộ đội tên lửa. Có thể kể một vài điểm: Để phân biệt B-52 giả với thật thì làm động tác phóng tên lửa lên đánh nhử. Nếu mục tiêu không cơ động tức là “bê” thật thì sẽ cho nhiều đơn vị cùng phóng còn nếu mục tiêu cơ động tức là F-4 giả làm “bê”. Để bắn B-52 trong màn nhiễu dày đặc thì dùng các phương pháp bắn 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc…
Chính sự khác biệt ở hai bên sau trận đánh bản lề ngày 16/4 đã đưa đến kết quả là Mỹ đại bại còn ta chiến thắng giòn giã. Nhà bình luận quân sự Greenwood trong cuốn sách The Vietnam War, ở chương “B-52 trong vai trò ném bom chiến thuật” đã nhận xét rất xác đáng rằng: “5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống phòng không của Hà Nội không phải là yếu – đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã được quan tâm quá ít”.
Theo Kienthuc
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Dư lày hoá ra SAM không bắn được F4 à các cụ?




Đài thu - phát hệ thống radar điều khiển hỏa lực SNR-75 "đưa đường chỉ lối" đạn tên lửa S-75 Dvina hạ B-52.
Cuốn cẩm nang chỉ vẻn vẹn 30 trang nhưng là kinh nghiệm được tổng hợp và cập nhật trong nhiều năm nên rất thiết thực cho bộ đội tên lửa. Có thể kể một vài điểm: Để phân biệt B-52 giả với thật thì làm động tác phóng tên lửa lên đánh nhử. Nếu mục tiêu không cơ động tức là “bê” thật thì sẽ cho nhiều đơn vị cùng phóng còn nếu mục tiêu cơ động tức là F-4 giả làm “bê”. Để bắn B-52 trong màn nhiễu dày đặc thì dùng các phương pháp bắn 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc…
Chính sự khác biệt ở hai bên sau trận đánh bản lề ngày 16/4 đã đưa đến kết quả là Mỹ đại bại còn ta chiến thắng giòn giã. Nhà bình luận quân sự Greenwood trong cuốn sách The Vietnam War, ở chương “B-52 trong vai trò ném bom chiến thuật” đã nhận xét rất xác đáng rằng: “5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống phòng không của Hà Nội không phải là yếu – đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã được quan tâm quá ít”.
Cái này là phát tín hiệu phóng giả chứ ko phải phóng tên lửa thật. Viết thế này nhiều người lại hiểu nhầm
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái này là phát tín hiệu phóng giả chứ ko phải phóng tên lửa thật. Viết thế này nhiều người lại hiểu nhầm
Do ra đa bị làm nhiễu nặng quá nên bộ đội ta mới nghĩ ra cách chiếu ra đa điều khiển hỏa lực vào nó, Nếu là tiêm kích thì nó sẽ tản ra nhanh còn B52 do độ cơ động kém nên nó tản ra chậm hơn -> nhà mình có thể phân biệt được đâu là B52, đâu là tiêm kích mang theo máy gây nhiễu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top