- Biển số
- OF-116705
- Ngày cấp bằng
- 13/10/11
- Số km
- 130
- Động cơ
- 387,000 Mã lực
Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả" và thay bằng phương pháp "nhấn và lái" bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh.
ABS đã phổ biến hơn tại Việt Nam so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.
Hôm nay em xin chia sẻ vài điều về hệ thống này.
ABS ( Anti - lock Break System) - hệ thống chống bó cứng phanh là hệ thống an toàn chủ động giúp bánh xe luôn quay và bám đường trong khi phanh, đặc biệt là trong điều kiện đường trơn trợt, giúp ổn định xe, dễ dàng tránh các chướng ngại vật và việc lái xe sẽ an toàn hơn.
Hoạt động của hệ thống phanh ABS
Với xe không được trang bị hệ thống phanh chống bó cứng thì người lái phải đạp và nhả phanh liên tục để tránh tình trang bánh xe bị bó cứng.
Với xe được trang bị hệ thống chống bó cứng nhanh bộ phận may tính sẽ đo tốc độ quay của các bánh xe và tự động nhồi phanh nhiều lần trong một giây để ngăn chặn tình trạng bánh xe bị bó cứng.
Để hệ thống chống bó cứng phanh hoạt động có hiệu quả, người lái phải đạp nhanh dứt khoát, đạp phanh càng mạnh càng tốt và giữ chân phanh.
Từ vận tốc 20km/h trở lên, ABS sẽ tự động vận hành, và chúng ta sẽ nghe một tiếng “click” bên trong máy. Khi xe di chuyển với vận tốc dưới 20km/h, ABS sẽ tự ngưng hoạt động.
Nếu ABS trục trặc, xe vẫn tiếp tục hoạt động với hệ thống thắng tiêu chuẩn. Thông thường khi đèn vàng trên đồng hồ ABS sáng lên, cho biết có trục trặc, đó là lúc hệ thống tự động được chuyển về trạng thái tiêu chuẩn, và chúng ta phải biết rằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS không còn hiệu quả trong những lúc thắng gấp nữa.
ABS hoạt động chủ yếu nhờ vào dầu thắng. Nếu vì lý do nào đó dầu trong hệ thống không đầy đủ, ABS sẽ không còn hiệu quả.
Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý, lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp. Đừng bao giờ ỷ y với hệ thống ABS mà lái xe một cách cẩu thả hoặc hung hăng hơn so với xe không có ABS. Lái xe quá nhanh, thì dù ABS có phản ứng nhanh lẹ cách mấy cũng không thể giúp chúng ta triệt tiêu được sức đẩy của quán tính. Mặc dầu bánh xe không bị khóa, xe không trợt đi, bạn có thể bẻ tay lái sang phải hay sang trái, nhưng lực đẩy của quán tính vẫn đưa bạn sang một hướng khác.
Trên đây chỉ là những phác thảo rất cơ bản về cơ chế ABS. Hy vọng các cụ sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống này và sử dụng một cách hợp lý.
ABS đã phổ biến hơn tại Việt Nam so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.
Hôm nay em xin chia sẻ vài điều về hệ thống này.
ABS ( Anti - lock Break System) - hệ thống chống bó cứng phanh là hệ thống an toàn chủ động giúp bánh xe luôn quay và bám đường trong khi phanh, đặc biệt là trong điều kiện đường trơn trợt, giúp ổn định xe, dễ dàng tránh các chướng ngại vật và việc lái xe sẽ an toàn hơn.
Hoạt động của hệ thống phanh ABS
Với xe không được trang bị hệ thống phanh chống bó cứng thì người lái phải đạp và nhả phanh liên tục để tránh tình trang bánh xe bị bó cứng.
Với xe được trang bị hệ thống chống bó cứng nhanh bộ phận may tính sẽ đo tốc độ quay của các bánh xe và tự động nhồi phanh nhiều lần trong một giây để ngăn chặn tình trạng bánh xe bị bó cứng.
Để hệ thống chống bó cứng phanh hoạt động có hiệu quả, người lái phải đạp nhanh dứt khoát, đạp phanh càng mạnh càng tốt và giữ chân phanh.
Từ vận tốc 20km/h trở lên, ABS sẽ tự động vận hành, và chúng ta sẽ nghe một tiếng “click” bên trong máy. Khi xe di chuyển với vận tốc dưới 20km/h, ABS sẽ tự ngưng hoạt động.
Nếu ABS trục trặc, xe vẫn tiếp tục hoạt động với hệ thống thắng tiêu chuẩn. Thông thường khi đèn vàng trên đồng hồ ABS sáng lên, cho biết có trục trặc, đó là lúc hệ thống tự động được chuyển về trạng thái tiêu chuẩn, và chúng ta phải biết rằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS không còn hiệu quả trong những lúc thắng gấp nữa.
ABS hoạt động chủ yếu nhờ vào dầu thắng. Nếu vì lý do nào đó dầu trong hệ thống không đầy đủ, ABS sẽ không còn hiệu quả.
Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý, lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp. Đừng bao giờ ỷ y với hệ thống ABS mà lái xe một cách cẩu thả hoặc hung hăng hơn so với xe không có ABS. Lái xe quá nhanh, thì dù ABS có phản ứng nhanh lẹ cách mấy cũng không thể giúp chúng ta triệt tiêu được sức đẩy của quán tính. Mặc dầu bánh xe không bị khóa, xe không trợt đi, bạn có thể bẻ tay lái sang phải hay sang trái, nhưng lực đẩy của quán tính vẫn đưa bạn sang một hướng khác.
Trên đây chỉ là những phác thảo rất cơ bản về cơ chế ABS. Hy vọng các cụ sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống này và sử dụng một cách hợp lý.
Chỉnh sửa cuối: