Ở Hà Nội phố nào không có trong danh sách cấm và vỉa hè đủ rộng để sau khi đỗ vẫn còn thừa từ 1,5m thì được đỗ thoải mái các cụ nhé.
Chỗ này là điển hình rồi. Làm hệ thống chắn k cho xe máy đi lên. Nhưng lại tổ chức trông ô tô trong đó, k còn chỗ cho ng đi bộ. Nhìn là đủ hiểu xh nó nát thế nào.Mai cụ đi dọc phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng mục sở thị, rồi tiện đường đến ngã tư Láng Hạ Thái Hà hỏi mấy anh xxx đứng đấy xem có được dừng\đỗ\để trên vỉa hè không nhé, ahihi.
Tức là có biển cấm là trái qui định đơn giản vậy thôi."cấm đỗ ô tô xe máy trên vỉa hè trái quy định" nhưng chả có quy định nào cho biết đỗ thế nào là trái cả
Bậy bạ, vỉa hè làm gì có chuyện trông xe đạp xe máy thì ok, cấm là cấm tất cụ nhé.Theo quy định thì ko vỉa hè nào được đỗ xe ô tô cả vì kết cấu vỉa hè ko đảm bảo để đỗ xe ô tô, vỉa hè trông xe máy xe đạp thì ok
Nhưng ở ta thì cấp phép 1 kiểu còn trông thực tế thì 1 kiểu kkkkkk
Chuẩn cụỞ Hà Nội phố nào không có trong danh sách cấm và vỉa hè đủ rộng để sau khi đỗ vẫn còn thừa từ 1,5m thì được đỗ thoải mái các cụ nhé.
Em dự là bọn soạn luật cố tình làm thế để còn thu phế vỉa hè.Vậy mà từ trước tới giờ e vẫn cho là ô tô không được đậu/ dừng/ đỗ trên vỉa hè, vì ở nước ngoài, vỉa hè mặc định dành cho ng đi bộ.
Vậy là ở VN, ô tô và xe máy có thể di chuyển/ dừng/ đỗ trên vỉa hè. Luật VN như k ẹc nhỉ
Cụ đọc quyết định của thành phố mà xem kkkkBậy bạ, vỉa hè làm gì có chuyện trông xe đạp xe máy thì ok, cấm là cấm tất cụ nhé.
có 1 cái TT của BXD quy định là để xe trên hè phải đảm bảo chừa lại 1.5m bề rộng cho người đi bộ.Em quan sát thấy một số tuyến đường phố xxx chỉ xử lý xe dừng/đỗ dưới lòng đường, còn dừng/đỗ xe trên hè phố không thấy bị xxx xử lý. Tra cứu Luật GTĐB 2008 và NĐ100 em thấy nếu trên hè phố không có vạch và/hoặc biển cấm dừng/đỗ xe (biển chữ) thì có thể dừng/đỗ xe mà không bị xử phạt.
- Khoản 9 điều 3 Luật GTĐB 2008 định nghĩa: "Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố". Em không tìm thấy quy định "hè phố chỉ dành cho người đi bộ".
- Khoản 3 điều 8 Luật GTĐB 2008 quy định: "Cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép".
- Khoản 2 điều 19 Luật GTĐB 2008: "Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
- Khoản 1 điều 36 Luật GTĐB 2008: "Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông".
- Khoản 3 điều 5 NĐ100: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
- Điểm đ) khoản 2 điều 16 NĐ100: "Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.
56 tuyến phố cấm để phương tiện giao thông trên vỉa hè
(ANTĐ) - Ngày 27-5, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định phê duyệt danh mục 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè phố, lòng đường.www.anninhthudo.vn
Vỉa hè chủ yếu dành cho người đi bộ chứ không hoàn toàn dành cho người đi bộ bác nhỉ?vỉa hè dành cho người đi bộ
Đấy là cụ nghĩ, còn pháp luật phải bằng chữ ạDừng/Đỗ đối với ô tô, "để" đối với xe máy, xe đạp hoặc các phương tiện khác không phải ô tô, theo em nghĩ là vậy
Em đọc từ năm 2008 khi mới ra quyết định, trên Bà Triệu em còn được phát cả tờ in các tuyến phố không được để phương tiện, kể cả xe máy vẫn cấm nhaCụ đọc quyết định của thành phố mà xem kkkk
Ở nước ngoài ô tô nó là phương tiện đi lại phổ cập.Ở Việt Nam xe máy là phương tiện đi lại phổ cậpVậy mà từ trước tới giờ e vẫn cho là ô tô không được đậu/ dừng/ đỗ trên vỉa hè, vì ở nước ngoài, vỉa hè mặc định dành cho ng đi bộ.
Vậy là ở VN, ô tô và xe máy có thể di chuyển/ dừng/ đỗ trên vỉa hè. Luật VN như k ẹc nhỉ
Khập khiễng ở chỗ vỉa hè ở VN không dành cho ng đi bộ mà là của chung, thằng nào cũng có thể chiếm dụng; ng đi bộ phải đi dưới đường.Ở nước ngoài ô tô nó là phương tiện đi lại phổ cập.Ở Việt Nam xe máy là phương tiện đi lại phổ cập
So sánh khập khiễng quá
Thế xe máy có được để dưới lòng đường không cụ?, nếu không có biển cấm.Để thoải mái miễn là không cấm, vỉa hè mà để được phương tiện giao thông thì xe máy hay ô tô đều như nhau, làm gì có chuyện xe máy được để mà ô tô không được để
Cụ giám bảo pháp luật hên xui cơ đấyCâu hỏi không có lời đáp. Nếu hỏi dừng đỗ xe trên vỉa hè có bị phạt không thì ... hên xui