điểm tham quan đầu tiên Chùa Kiến An Cung, TP Sa Đéc. Chùa do nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu Đinh Mậu (1927) thì làm lễ khánh thành. Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ (thông tin chi tiết các cụ seach trên google giúp e)
Bia tưởng niệm Chi đội Trần Phú (còn gọi là Chi đội Hải ngoại), là đơn vị được ra đời từ phong trào cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan, sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
Ngày 26/12/1946, tại một khu rừng gần chùa Amphơ Đệt (thuộc một huyện ở đông nam Thái Lan, giáp biên giới Kampuchia), toàn đơn vị làm lễ xuất phát và nhận lá cờ mang tên “Chi đội Trần Phú”. 5 giờ 30 ngày 27/02/1947 đơn vị về đến Tây Ninh và lấy tên là “Chi đội Hải Ngoại IV”, rồi hành quân về đến địa bàn Sa Đéc.
Tháng 5/1947, Đảng bộ và nhân dân thành phố Sa Đéc mở đợt thi đua lập công mừng sinh nhật lần thứ 57 của Bác Hồ. Đơn vị được giao nhiệm vụ tấn công vào nội ô thành phố; đây là lần ra quân toàn Chi đội đầu tiên và ra mắt đồng bào Sa Đéc, cũng là lần đầu Chi đội kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ. Toàn đơn vị hạ quyết tâm bí mật tiếp cận, bất ngờ nổ súng, đánh cho địch tê liệt ngay từ đầu, làm chủ thành phố ngay sau đó để các lực lượng khác làm công tác tuyên truyền, trừ gian diệt ác…
23 giờ đêm 18 rạng 19/5/1947, Chi đội tấn công vào kho xăng của địch, thành phố bừng lên trong ánh lửa cao vút ngất trời, đốt cháy cuồng vọng cướp nước của bọn ngoại xâm.
Gần đó là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia
người Hoa (
Phúc Kiến,
Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở
Sa Đéc, xây dựng vào năm
1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven
sông Sa Đéc. Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây
Nam Bộ, rộng 258
m2 với nguyên vật liệu chính là
gỗ quý, và mái nhà hình
thuyền lợp
ngói âm dương. Năm
1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng
gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu
Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc
Trung Hoa. Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà. Và từ đó đến nay, ngôi nhà vẫn còn khá nguyên vẹn. Năm
2008, nhà cổ đã được chứng nhận là
di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là
di tích cấp quốc gia vào năm
2009.
Như trên đã nói, ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc
Đông –
Tây, ngôi nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của nữ
nhà văn Marguerite Duras và người tình đầu tiên của bà là ông Huỳnh Thủy Lê (chủ nhân ngôi nhà). Câu chuyện tình buồn ấy, về sau đã được bà kể lại trong tác phẩm của mình (L’Amant,
tiếng Việt là
Người tình). Năm
1984, cuốn tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp). Năm
1986, cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Jean-Jacques Annaud dựng thành phim cùng tên.
Phim
Người tình được dàn dựng khá công phu với diễn viên chính là
Jane March,
Lương Gia Huy.... Trong phim có nhiều cảnh quay tại
Việt Nam như: dòng
sông Tiền thơ mộng, bến
phà Mỹ Thuận náo nhiệt, thành phố
Sài Gòn hoa lệ..., và đặc biệt là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được lấy làm bối cảnh chính trong phim.