Nhà cháu có một số ý kiến đóng góp vào bản "Đề dẫn các quy định liên quan đến Đề dẫn các quy định về Đường cao tốc...
- Đã có ý kiến cho mục 1- và 2-
- Mục 3- sẽ tiếp tục bổ sung.
- Mục 4 và 5: nhà cháu không có ý kiến gì.
Không biết có kụ mợ nào có ý kiến cho mục 4 và 5 thì cho xin luôn nhé.
Mong các kụ mợ đóng góp bổ sung thêm nhé. Xin cảm ơn các kụ mợ.
---------------
Ý kiến đóng góp sơ bộ, ghi ngay trong nội dung của Đề dẫn.
ĐỀ DẪN
CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC TRONG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm đường cao tốc:
Hiện nay khái niệm này được quy định trong Luật giao thông đường bộ, ngoài ra còn được giải thích tại Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT (Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT).
1a- Xem xét có cần thiết phải điều chỉnh khái niệm này không?
TL: cần điều chỉnh khái niệm "Đường cao tốc"
1b- Điều chỉnh như thế nào?
TL: điều chỉnh theo đúng quy định về "đường cao tốc" nêu trong Công ước Viên 1968 về Gtđb cũng như trong Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB, mà VN có nghĩa vụ áp dụng với tư cách một thành viên của Công ước Viên.
1c- Kinh nghiệm quốc tế trong việc đưa ra khái niệm này?
TL:
Các nước thành viên Công ước Viên 1968 về Gtđb đều áp dụng đúng khái niệm về "đường cao tốc" nêu trong Công ước Viên.
Các nước không phải thành viên Công ước Viên thì có một số khác biệt trong định nghĩa thế nào là "đường cao tốc".
Ngay tại Hoa kỳ, ngoài định nghĩa chung trong luật của Liên bang về đường cao tốc, có luật của nhiều bang khác nhau đưa ra định nghĩa khác nhau về "đường cao tốc".hoa kỳ cũng phân biệt giữa 2 thuật ngữ "Freeway" và "Expressway".
(Freeway là tuyến đường không có giao cắt cùng mức với các nhánh khác... còn Expressway thì ở cấp độ thấp hơn, là có giao cắt cùng mức nhưng số lượng ít)
2. Các quy định liên quan đến đường cao tốc trong Luật Giao thông đường bộ
Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hiện có 01 điều quy định riêng quy định về giao thông trên đường cao tốc.
Quy định này đưa ra những nguyên tắc chung như việc nhập dòng, ra khỏi đường cao tốc, tốc độ, những phương tiện được tham gia trên đường cao tốc…
Những vấn đề đặt ra:
2a- Quy định như hiện nay có bất cập gì?
TL:
Bất cập:
- chưa ghi rõ những điều cấm, những nguyên tắc giao thông cần tuân thủ khi lưu thông trên cao tốc (mà chỉ ghi chung chung là "ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này...)
- chưa quy định nghĩa vụ tuân thủ tốc độ khi lưu thông trên cao tốc.
- chưa quy định cách gắn biển báo khoa học, dễ nhận biết, dễ tuân thủ
2b- Hiện nay đường cao tốc là cấp kỹ thuật đặc biệt? có nằm trong hệ thống đường bộ? có gọi là quốc lộ, tỉnh lộ?... (các vấn đề liên quan đến hệ thống đường bộ, cách thức quản lý?)
TL:
- có nằm trong hệ thống đường bộ, nhưng có cơ quan quản lý chuyên trách về đường cao tốc
- không gọi là quốc lộ, tỉnh lộ, mà lấy điểm đàu và điểm cuối để đặt tên cho cao tốc (ví dụ, cao tốc Nội bài - Lào cai), hoặc lấy số hiệu của quốc lộ, tỉnh lộ mà cao tốc đi song hành để đặt tên (ví dụ, cao tốc 5B)
- Xây dựng cao tốc theo hình thức BOT
2c- Có cần bổ sung không? Bổ sung một chương, một vài điều hay bổ sung trực tiếp vào các nội dung khác đã có?
TL:
2c.1- có cần bổ sung.
2c.2- Bổ sung trực tiếp vào các nội dung khác đã có, về các nguyên tắc lưu thông trên đường cao tốc
2c.3- Bổ sung một chương mới, quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý đường cao tốc (các quy định về gắn biển báo đầy đủ, đúng luật, dễ nhận thấy từ xa; trách nhiệm về bảo trì bảo dưỡng; trách nhiệm pháp lý khi tai nạn xảy ra mà nguyên nhân xuất phát từ lỗi của cơ quan quatn lý đường cao tốc...)
2d- Bổ sung những nội dung gì?
TL:
Cần bổ sung: ngoài những điều đã ghi trong luật, cần bổ sung như sau:
+ các điều cấm làm khi lưu thông trên cao tốc:
2d.1- Cấm phương tiện rẽ hoặc quay đầu hoặc đi lùi trên cao tốc;
2d.2- Cấm phương tiện cắt ngang qua 3 làn xe khi chuyển làn, đặc biệt là khi xe từ đường nhánh nhập vào cao tốc và xe từ cao tốc thoát ra ở lối ra.
2d.3- Cấm xe tải có từ 3 trục bánh xe trở lên, xe tải có TKL CCCP vượt quá 7.5 tấn lưu thông trong làn xe ngoài cùng bên trái tại các đường có từ 2 làn trở lên cho mỗi chiều di chuyển.
+ các quy định khác:
2d.4- Tuân thủ quyền ưu tiên của xe đang đi thẳng trong làn xe
2d.5- Phải lưu thông trên làn bên phải nhất đang trống
2d.6- dùng đèn pha cốt không gây chói mắt cho xe trước (khi nhìn thấy đèn hậu của xe trước ở một khoảng cách an toàn thì xe sau không được dùng đèn pha)
2d.7- Duy trì cự ly an toàn
2d.8- Tuân thủ tốc độ
2d.9- Hạn chế chuyển làn; chạy trong một làn đường càng lâu càng tốt; không lạng lách để vượt qua xe phía trước đang lưu thông trong cùng làn với xe mình.
2d.10- Bổ sung quy định về "làn đường tạm dừng" và "khu vực tạm dừng" đối với đường cao tốc chỉ có 1 làn xe cho mỗi chiều di chuyển (ví dụ, cao tốc Yên bái - Lào cai), được gắn biển báo "làn đường tạm dừng" hoặc "khu vực tạm dừng".
Trên đường hai chiều, tại nơi cấm vượt xe hoặc không đủ điều kiện an toàn để vượt xe, xe tải có TKL CCCP vượt quá 7.5 tấn, xe tải có từ 3 trục bánh xe trở lên, các xe đang chạy chậm hơn xe khác mà có từ 5 xe trở lên đang chạy nối đuôi phía sau phải di chuyển vào "làn đường tạm dừng" hoặc "khu vực tạm dừng” để các xe phía sau vượt qua.
2d.11- Bổ sung quy định cụ thể hơn về gắn biển báo trên cao tốc (đặc biệt là quy định nếu không thể gắn biển báo trên cột cần vươn hay giá long môn mà phải đặt trên lề đường bên phải thì buộc phải đặt biển nhắc lại ở trên giải phân cách giữa (đặt biển nhắc lại ở bên trái chiều di chuyển);
2d.12- Bổ sung phương pháp đặt tên (ký hiệu) lối vào, lối ra cho khoa học, dế hiểu. Cấm gắn biển hạn chế tốc độ có bậc thang giảm tốc vượt quá 20 km/h.
2e- Kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định các nội dung liên quan đến đường cao tốc.
TL:
- Tham khảo thông tin và danh mục 129 tài liệu tham khảo nêu trong bài viết này:
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Controlled-access_highway
3. Các quy định của hệ thống các văn bản QPPL hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ liên quan đến đường cao tốc
3a- Hệ thống văn bản hiện nay;
3b- Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn;
3c- Những bất cập hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật;
3d- Những nội dung nào trong các văn bản này cần được đưa quy đinh trong Luật?
3e- Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này?
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến
4a- quản lý, bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
4b- trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan;
4c- xử phạt vi phạm hành chính
5. Những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong quá trình quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc?
5a- Tồn tại, vướng mắc, bất cập gì?
5b- Giải pháp đưa ra?
5c- Những giải pháp liên quan đến sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật?
.