[Funland] Hãy để bạn đọc có quyền ghét Kiều

Đàn Chim Việt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-685299
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
255
Động cơ
105,650 Mã lực
Tuổi
113
Hãy để bạn đọc có quyền ghét Kiều
Tôn trọng ý kiến đa chiều về nàng Kiều, đọc tác phẩm mà không chịu sự sùng kính, thiêng liêng nào là cách để “Truyện Kiều” có sức sống như ngày hôm nay.
“Làm thế nào để lớp trẻ hôm nay đọc Truyện Kiều?”, đó là câu hỏi mà nhà báo, MC Phan Đăng đưa ra tại hội thảo Đọc lại Truyện Kiều. Hội thảo do Viện Goethe tổ chức trong hai ngày cuối tuần qua (13 và 14/7 tại Hà Nội), với sự tham gia của các học giả, nhà nghiên cứu, phê bình, những người hoạt động nghệ thuật… Tuy không phải người trình bày tham luận, song câu hỏi của MC chương trình “Ai là triệu phú?” đã nêu ra vấn đề cốt lõi của hội thảo.

Không nghi ngờ gì nữa, tới nay Truyện Kiều là tác phẩm quan trọng nhất của văn học Việt Nam. Vậy, ta còn gì để nói về Kiều, khi đã có quá nhiều công trình nghiên cứu luận bàn về tác phẩm này? Không nhằm vinh danh, nhắc lại những giá trị trong tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du, hội thảo cố gắng khám phá Truyện Kiều bằng những diễn giải đương đại.

NGƯỜI NGOẠI QUỐC NGHĨ GÌ VỀ KIỀU?
Đối với ông Wilfried Eckstein - Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội - thì Truyện Kiều trở thành phương tiện tiếp cận văn hóa, văn học Việt Nam. Ông cho biết tác phẩm đã được xuất bản tiếng Đức năm 1964 qua bản dịch của vợ chồng Irene và Franz Faber. Những bản chuyển ngữ đã giúp nâng “nàng Kiều” vào hàng ngũ văn học thế giới. Viện trưởng Viện Goethe cho rằng việc chuyển ngữ cũng đưa Nguyễn Du vào “những trụ cột văn học kinh điển thế giới như Cervantes, Chekhov, Shakespeare và Goethe”.


“Truyện Kiều thậm chí còn lôi cuốn những độc giả không biết nhiều về Việt Nam. Câu chuyện của một cô gái đã làm rung động nhiều người đọc. Do đó, Truyện Kiều trở thành một phương tiện thấu hiểu văn hóa và thiết lập lại mối quan hệ với Việt Nam”, ông Wilfried Eckstein nói.

Theo một thống kê của GS Nguyễn Văn Hoàn, Truyện Kiều đã được dịch ra 16 thứ tiếng trên thế giới, trong 16 thứ tiếng này, có đến 48 bản dịch khác nhau (tính đến năm 2015). Tác phẩm đã có bản tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mông Cổ, Ả rập… Gần đây nhất, NXB danh tiếng Penguin phát hành kiệt tác của Nguyễn Du với tên The Song of Kiều: A New Lament (Timothy Allen dịch tiếng Anh) trong tủ sách tác phẩm kinh điển.

Với Wilfried Eckstein, Truyện Kiều giúp ông hiểu thêm về văn hóa, phong tục, truyền thống Việt Nam. Dưới con mắt một độc giả ngoại quốc, lần đầu đọc tác phẩm, ông quan tâm tới lý trí của Kiều, làm thế nào mà một cô gái sống trong kìm kẹp phong kiến có thể bảo toàn được tính mạng và sống theo ý riêng của mình.

“Tôi đặc biệt chú ý chi tiết Kiều trốn khỏi lầu xanh, cô đã lấy trộm một món đồ bằng vàng, lúc ấy cô đấu tranh tư tưởng gay gắt, và quyết định nếu không ăn trộm thì cuộc đời mình tiếp tục bị giam cầm. Đó là một sự phá cách so vời thời xưa. Kiều đã đấu tranh để lấy lại phẩm giá cho mình”, Wilfried Eckstein nói.

Hay de ban doc co quyen ghet Kieu hinh anh 2
Irene và Franz Faber - những người dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức.
Một điểm quan trọng mà Wilfried Eckstein rút ra khi đọc Kiều, đó là một lời hứa. “Tác phẩm nói với chúng ta rằng, chỉ thông qua giáo dục, học hành mới tạo ra được danh tính, phẩm hạnh cho mình. Trong mọi hoàn cảnh, Kiều luôn tự cứu mình bằng tài thi ca, đàn hát”, Viện trưởng Viện Goethe nói.

Nhà báo Phan Đăng kể, một người bạn của anh ở Mỹ sau khi đọc xong Truyện Kiều nhận xét rằng cô ấy ghét nhân vật chính. Loạt câu hỏi đã được cô gái Mỹ đưa ra: Tại sao Kiều lại lựa chọn cách trao duyên? Sao cô ấy “bắt” em gái lấy người yêu của mình? Lỡ Thúy Vân không thích Kim Trọng thì sao?

TS Bùi Trân Phượng cho rằng một cô gái trẻ đến từ nền văn hóa khác, thời đại khác hoàn toàn có thể đặt ra những câu hỏi như vậy. Việc khác biệt đó giúp bạn đọc khám phá những khía cạnh, chiều kích của tác phẩm kinh điển. Bà cho rằng tôn trọng quyền được ghét Kiều cũng là cách để tác phẩm trung đại có sức sống.

NHỮNG THÔNG ĐIỆP TRUYỆN KIỀU GỬI TỚI NGÀY NAY
200 năm qua, kể từ khi Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều, tác phẩm chưa bao giờ ngừng hiện diện trong đời sống văn học nghệ thuật. Không chỉ là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, đi vào đời sống, sinh hoạt dân gian, kiệt tác này được chuyển thể sang nhiều ngôn ngữ khác.

Theo nhà sử học Vũ Đức Liêm (giảng viên Đại học Sư phạm Quốc gia Hà Nội), Truyện Kiều luôn có những giá trị, quan trọng là ở mỗi thời điểm, người ta lại nhìn và nhấn mạnh thông điệp nào.

Khi mới viết ra, Nguyễn Du cho rằng đó là tác phẩm “mua vui”, nhưng Kiều đã trở thành một bảo vật của nền văn hóa Việt. Hai thế kỷ biến động, thăng trầm của thời đại đã tạo ra các cách tiếp nhận Truyện Kiều khác nhau.

Hay de ban doc co quyen ghet Kieu hinh anh 3
Truyện Kiều phiên bản minh họa của các họa sĩ đương đại năm 2017.
Truyện Kiều ra đời trong bối cảnh chữ Hán chiếm ưu thế trong hệ thống hành chính, nhưng tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ bản địa (Quốc âm), sử dụng chữ viết bản địa hóa (chữ Nôm). Tác phẩm vươn lên thành biểu tượng tinh hoa, giá trị biểu đạt cho văn hóa, ngôn ngữ Việt.

Đầu thế kỷ 20, Truyện Kiều xuất hiện với bản Quốc ngữ. Người ta nhấn mạnh khả năng biểu đạt ngôn ngữ tiếng Việt trong tác phẩm của Nguyễn Du. Năm 1924, Phạm Quỳnh nói văn chương ta chỉ có độc một quyển, Truyện Kiều, vừa là truyện, vừa là thánh thư, kinh thư, phúc âm của cả một dân tộc.

Vậy trong thời đại ngày nay, Truyện Kiều trao truyền lại những thông điệp gì? Nhà nghiên cứu Vũ Đức Liêm cho rằng tác phẩm thể hiện những giá trị cá nhân, đạo đức, quyền của người Việt. Ta có thể tìm thấy trong tác phẩm tự do cá nhân xung đột với ràng buộc đạo đức, tình yêu xung đột với chữ hiếu, phẩm giá con người (trinh tiết, danh dự) xung đột với thương mại hóa và sự lũng đoạn của đồng tiền. Những câu hỏi như bao nhiêu tiền thì mua được phẩm giá, mua được con người?… không chỉ nhức nhối trong ngày nay, mà đã được Nguyễn Du đặt ra từ hai thế kỷ trước.

Từ góc độ nghệ thuật, GS Trần Đình Sử cho rằng Truyện Kiều đầy kịch tính, được cấu tạo như một vở kịch. Điều đó cho phép chuyển thể tác phẩm sang nhiều hình thức nghệ thuật khác ở thời nay.

"Nguyễn Du rất đặc sắc khi tạo ra kịch tính. Thời gian của Truyện Kiều trở nên gấp khúc, chồng chéo. Họa này chưa xong thì tai ương kia lại đến đè bẹp con người, làm cho con người không còn đủ tỉnh táo, sáng suốt để xử lý. Con người bị thay bậc đổi ngôi quá nghiêm trọng trong thoắt chốc", GS Trần Đình Sử phân tích.

Hay de ban doc co quyen ghet Kieu hinh anh 4
Tạo hình Thúy Kiều - Kim Trọng trong một vở kịch của đạo diễn Anh Tú.
Trước biến cố, Kiều là cô gái luôn chủ động. Cô là người “đánh đường tìm hoa”, trong đêm khuya đã xăm xăm băng vườn để gặp người thương. Khi gia đình bị vu oan, cô sắp xếp mọi việc, rồi tự bán mình để đổi lấy sự bình yên cho gia đình. Cô cũng là người khuyên Thúc Sinh về thu xếp với vợ cả Hoạn Thư, khuyên Từ Hải ra hàng quy thuận triều đình. Và kết cục, khi về với Kim Trọng, cô cũng là người chủ động lựa chọn không chung giường chiếu.

“Đấu tranh với số phận là cuộc đấu tranh muôn đời của con người. Cho dù thất bại, sự đấu tranh ấy vẫn thể hiện mình là người”, GS Trần Đình Sử nói. Chủ động đấu tranh với số mệnh chính là ví dụ tiêu biểu cho thấy, dù viết trong xã hội phong kiến, Truyện Kiều vẫn có những giá trị bất biến, phù hợp với quan điểm, đạo đức, thẩm mỹ ngày nay.

Ở đây có cụ of nào đọc hết Kiều chưa?
Bây giờ xét lại Kiều rồi này
Truyện Kiều là một tuyệt phẩm xét về giá trị văn học. Còn bản thân cô Kiều thì có cái nồi gì hay ho đâu. ;))
 

Dân Đông Lào

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-552796
Ngày cấp bằng
31/1/18
Số km
1,653
Động cơ
172,309 Mã lực
học văn nên thoát ra lối mòn kiểu nhồi sọ, bắt học trò phải học thuộc cách phân tích một vài tác phẩm chọn lọc hạn chế theo ý đồ của giáo viên, rồi chỉ công nhận phân tích như vậy mới đúng, còn lệch ra ngoài là sai.
Nên có những đề ngữ văn khuyến khích tự do tư tưởng, tự do cảm nhận về một sự kiện, một khái niệm, một tác phẩm... Giáo viên chỉ chấm điểm khả năng dẫn dắt, sử dụng câu chữ, từ ngữ, biểu đạt của học trò chứ không có "cảm nhận thế nào mới đúng"
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
3,659
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Yêu

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Ghét

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Ma cũng tránh, quỷ ngại gần
Dáng người nét mặt mười phần đười ươi
Vân xem đanh đá hơn người
Mặt mày rầu rĩ như người có tang
Miệng cười tựa rắn hổ mang
Củi khô thua tóc, cóc nhường làn da
Kiều càng xấu xí, gian tà
So bề ngu dốt lại là phần hơn
Người xanh bủng, mặt nhờn nhờn
Dưa ghen thua khắm, cá hờn kém tanh
Một hai xấu nhất kinh thành
Dốt đành đòi một, đần đành hoạ hai
 

Eagle No.1

Xe buýt
Biển số
OF-504885
Ngày cấp bằng
14/4/17
Số km
819
Động cơ
190,794 Mã lực
Nàng Kiều em ko thích tí nào nhưng truyện Kiều rất hay. Chỉ vài vần thơ mà ND tả rõ nét từng nhân vật. Rất nhiều điển tích sử dụng trong truyện Kiều, em ngày xưa rất thích đọc chú thích các điển tích trong truyện.
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,119
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Truyện Kiều là một tuyệt phẩm xét về giá trị văn học. Còn bản thân cô Kiều thì có cái nồi gì hay ho đâu. ;))
Cô Kiều rất hay và thú vị
Cách suy nghĩ rất hiện đại thông minh chủ động thậm chí khá thủ đoạn.
Kiều khổ vì số phận chứ thực ra tư duy Kiều rất hợp với tư duy hiện đại và nữ quyền.
Chưa chắc cô gái hiện đại mà thông minh và tư duy như cô Kiều
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
3,500
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Cụ nào phân tích được sự sáng tạo của Nguyễn Du ở Truyện Kiều vượt trội so với Kim Vân Kiều truyện ở chỗ nào không ạ?

Nghĩa là ngoài việc thơ hóa ra thì còn giá trị sáng tạo, đổi mới nào của nghệ sỹ đóng góp cho tác phẩm?
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,789 Mã lực
chê khác với iu với ghét, cụ cứ tự nhiên
Truyện Kiều mới là báu vật, chứ nàng Kiù bất quá là em kĩ nữ Tàu ý mà, báu éo gì đâu
Đúng thế. Nội dung câu truyện cũng phình phường, ăn nhau là chuyển thể thành thơ, cái đấy mới là kỳ tài :))
P/S: em cũng cực ghét thơ :P
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Kiều ơi là Kiều? :(

 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,119
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nào phân tích được sự sáng tạo của Nguyễn Du ở Truyện Kiều vượt trội so với Kim Vân Kiều truyện ở chỗ nào không ạ?

Nghĩa là ngoài việc thơ hóa ra thì còn giá trị sáng tạo, đổi mới nào của nghệ sỹ đóng góp cho tác phẩm?
Một số chi tiết vd: kết của kim vân kiều là cô Kiều lấy lại Kim Trọng ngủ với nhau như thường.
Kết của Kiều thì cô ấy chỉ xem Trọng như tri kỷ tâm giao cưới là để thỏa ước nguyện của Kim.
Hay chi vầy cánh hoa tàn mà chơi
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,118
Động cơ
400,974 Mã lực
Em nhớ mỗi câu: Trăm năm Kiều vẫn là Kiều, Sinh viên thi lại là điều đương nhiên
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,118
Động cơ
400,974 Mã lực
Lù lù nắm đất bên đàng,
Sè sè ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,119
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Đúng thế. Nội dung câu truyện cũng phình phường, ăn nhau là chuyển thể thành thơ, cái đấy mới là kỳ tài :))
P/S: em cũng cực ghét thơ :P
Cụ có thể tìm cho em nội dung câu chuyện văn xuôi nào thú vị và kết cấu logic chặt chẽ như Kiều bằng văn xuôi chưa?
Vd có truyện cổ nào kể cô gái nửa đêm xăm xăm qua nhà trai ăn uống nhậu nhẹt đàn hát cả đêm mà không cho chịch không?
Hoặc cô gái nào có độ thông minh khi đánh ghen như chị Hoạn?
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,206
Động cơ
796,616 Mã lực

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,964
Động cơ
516,164 Mã lực
Em nhớ mỗi câu: Trăm năm Kiều vẫn là Kiều, Sinh viên thi lại là điều đương nhiên
Em thì nhớ mỗi câu thơ kể nàng Kiều có thai:
“Thất kinh - nàng chửa - biết là làm sao”=))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top