- Biển số
- OF-4234
- Ngày cấp bằng
- 13/4/07
- Số km
- 6,250
- Động cơ
- 612,548 Mã lực
- Nơi ở
- C:\Windows\Temp
- Website
- www.facebook.com
Hình như trong đoàn đi có lá cờ gì đó, cụ Vinh Nguyễn có tấm hình nào hôn?
Chơi trò này như nào hả lão, em chả bítChơi trò chơi người lớn.......
Cụ Vinh Nguyễn vào giải thích cho cụ Phan3H đi kìa!Hình như trong đoàn đi có lá cờ gì đó, cụ Vinh Nguyễn có tấm hình nào hôn?
Nhưng thành cổ Quảng Trị còn quá nổi tiếng với mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến khốc liệt kéo dài suốt 81 ngày đêm giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hoà.Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là Phường 2 thị xã Quảng Trị).
Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành cổ Quảng trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo,đài cao, nhô hẳn ra ngoài.
Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành. Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính …
Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá …
Đây là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn...
Trông thì yên bình vậy, nhưng mỗi tấc đất nơi đây đều có những dấu ấn của bom đạn và xương máu của binh sĩ hai bên, và những dấu ấn ấy cho đến ngàn sau cũng không dễ mờ phai.Sau 4 tháng 16 ngày chiếm giữ Cổ Thành và thị xã Quảng Trị, QĐNDVN đã bị đánh bật và tổn thất rất nặng. Riêng trung đoàn Triệu Hải (trung đoàn 27 QĐNDVN) với hơn 1.500 quân cố thủ trong Cổ Thành đã bị thương vong gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ còn chưa đến 1 tiểu đội thoát ra ngoài. Chi tiết về trung đoàn này cũng đã được phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi lại theo lời kể của 1 cựu chiến binh (một trong gần 10 người sống sót của trung đoàn này) qua bài ký đăng trong số báo ra ngày 26 tháng 7/1998, có đoạn như sau:
“ Tết năm 1968, ngay sau khi trung đoàn được thành lập ở miền Bắc, một tháng sau trung đoàn này có mặt tại Quảng Trị. Từ đấy cho đến năm 1972, Quảng Trị đã trở thành chiến trường của trung đoàn 27, và ở đây, họ mang một cái tên mới: trung đoàn Triệu Hải (tên của hai huyện đồng bằng Quảng Trị ghép lại)... Phải đến bây giờ, chúng ta mới được nghe cả một trung đoàn vào giữ Thành Cổ, lúc rút ra còn chưa đến một tiểu đội. ”
Ngoài trung đoàn Triệu Hải bị xóa sổ, trung đoàn 48 B thuộc sư đoàn 320B QĐNDVN - đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã, cũng đã bị thiệt hại hơn 80% quân số. (QĐNDVN có 2 sư đoàn cùng mang số 320, đó là sư đoàn 320 thuộc B-3 đã tham dự cuộc tổng tấn công vào Kontum trong tháng 5/1972, và sư đoàn 320 B thống thuộc quyền chỉ huy của bộ tư lệnh quân khu tại Trị Thiên). Trong một hồi ký phổ biến vào năm 1997, Lê Tư Đồng -trung tướng, nguyên tư lệnh lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại mặt trận Quảng Trị-cũng đã thừa nhận là các sư đoàn và trung đoàn tham chiến đã bị tổn thất hơn 50% quân số.
Về phía QLVNCH, tuy chiếm được thành cổ nhưng cũng phải trả giá đắt. Kế hoạch chiếm thị xã trước ngày 13/7 để mặc cả tại Hội nghị Paris không thực hiện được mà còn phải mất gấp 5 lần thời gian định trước. Để chiếm lại thành cổ, chỉ riêng sư đoàn Thủy quân Lục chiến có 3.658 binh sĩ tử trận, chiếm 25% tổng quân số (tổng thương vong là hơn 5.000 chiếm 38% quân số), các đơn vị Dù cũng chịu thiệt hại nặng tương đương. Thiệt hại lớn của các đơn vị tinh nhuệ này khiến QLVNCH cũng không đủ sức tấn công tiếp lên phía bắc, các chiến dịch Lam Sơn 72A và các cuộc hành quân "Sóng thần" để tái chiếm bờ bắc Thạch Hãn nhanh chóng bị QĐNDVN đánh bại. Hai bên quay về giữ thế giằng co cho đến khi hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1 năm 1973.
Hình như trong đoàn đi có lá cờ gì đó, cụ Vinh Nguyễn có tấm hình nào hôn?
Tổng hợp các loại cờ luôn cho 2 cụ ạCụ Vinh Nguyễn vào giải thích cho cụ Phan3H đi kìa!
Cờ thì rất nhìu loại cụ muốn trưng dụng loại nào?Em hỏi thế mà bác Vinh Nguyễn có thật đấy à?
Cho em hỏi là cái cờ gắn lên xe giờ ai giữ? Em muốn đấu giá để mua lại có được không?
Ý em hỏi là chiếc cờ treo ở xe ấy cụ. Còn cờ lưu niệm kia em có diễm phúc được cụ Chánh tặng lại rùi nè!Cờ thì rất nhìu loại cụ muốn trưng dụng loại nào?
P/s: em nói rõ lại cho cụ ưng bụng là cờ chỉ cho tặng chớ ko bán đâu ạ!
Nếu cụ thích cờ thì nhào zô mý tụi em thì bao la cờ lun á, hổng sợ mấy
Em Ếch 3.2 màu đen đi đâu cũng nổi cả nhểEscape 3.2 chạy giữa 2 Escape 2.3 vào Huế:
Em nhắc lại cờ ở xe và cả cán nữa chỉ để trao tặng chớ ko bán môÝ em hỏi là chiếc cờ treo ở xe ấy cụ. Còn cờ lưu niệm kia em có diễm phúc được cụ Chánh tặng lại rùi nè!
Thế thì cảm ơn cụ quá! Điều kiện trao tặng cứ xin là được phải ko ạ?Em nhắc lại cờ ở xe và cả cán nữa chỉ để trao tặng chớ ko bán mô