- Biển số
- OF-197825
- Ngày cấp bằng
- 8/6/13
- Số km
- 4,671
- Động cơ
- 499,467 Mã lực
Chạy sang nhà hàng xóm chơi, bé trai không may trượt chân ngã xuống hồ cá Koi, bị đuối nước, ngừng tim, phải nhập viện cấp cứu.
Bé trai H.T (2 tuổi, ở Hà Nội), nhập viện hôm 22/4. Trước đó, trong lúc mẹ bận làm việc, bé T chạy sang nhà hàng xóm chơi và không may ngã xuống hồ cá Koi sâu 1,2 mét, không có rào chắn xung quanh.
Theo camera ghi nhận sự việc, sau khoảng 8 phút ngã xuống bể cá, bé mới được phát hiện và đưa lên bờ trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở. Ngay lập tức, bé được các nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà sơ cứu tại chỗ.
Sau 10 phút, trẻ có tim trở lại, được đưa đến bệnh viện huyện cách đó 5km. Lúc này, trẻ có nhịp tim, nhịp thở nhưng không tỉnh, lơ mơ. Các bác sĩ đặt nội khí quản kiểm soát đường hô hấp, chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê sau ngừng tuần hoàn.
Cùng thời điểm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hai trường hợp khác là N.K (nữ, 12 tuổi, ở Hà Nội) và bé A.T (nam 11 tuổi, ở Mộc Châu) cũng bị đuối nước do tắm ở ao, suối với bạn bè.
Trẻ được mọi người xung quanh đưa lên bờ trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở và được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Cả hai trẻ đều được người dân dốc ngược và chạy khoảng 2 vòng nhỏ theo thói quen dân gian. Sau 15 phút cấp cứu ngừng tim ngừng thở, trẻ có tim và nhịp thở trở lại, được đưa vào viện địa phương xử trí ban đầu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, vẫn trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu.
ThS.BS Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các bệnh nhi đuối nước nhập viện thường trong 2 tình trạng chính là suy đa cơ quan do hậu quả sau ngừng tim hoặc tổn thương phổi nặng - hội chứng suy hô hấp cấp do tổn thương hít.
Cả 3 bệnh nhi trên được áp dụng các biện pháp hỗ trợ chức nặng đa tạng, lọc máu liên tục khi có suy thận, thở máy, sử dụng các thuốc trợ tim, hạ thận nhiệt bảo vệ não.
"Tùy vào bệnh cảnh lâm sàng của mỗi bệnh nhi mà các biện pháp được áp dụng linh hoạt", bác sĩ Cường nói và cho biết, sau 3 ngày, bệnh nhi N.K và A.T tỉnh, tự thở và có thể ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, trẻ cần phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.
Riêng trường hợp bé H.T, do tiên lượng nặng nên hiện tại, trẻ vẫn đang trong giai đoạn hạ nhiệt độ bảo vệ não, cần được theo dõi chặt chẽ, kiểm soát chức năng cơ quan và sẽ có kế hoạch đánh giá mức độ tỉnh, chức năng thần kinh toàn diện khi trẻ qua giai đoạn nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.
Ngã xuống hồ cá Koi, bé 2 tuổi nguy kịch
Bé trai H.T (2 tuổi, ở Hà Nội), nhập viện hôm 22/4. Trước đó, trong lúc mẹ bận làm việc, bé T chạy sang nhà hàng xóm chơi và không may ngã xuống hồ cá Koi sâu 1,2 mét, không có rào chắn xung quanh.
Theo camera ghi nhận sự việc, sau khoảng 8 phút ngã xuống bể cá, bé mới được phát hiện và đưa lên bờ trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở. Ngay lập tức, bé được các nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà sơ cứu tại chỗ.
Sau 10 phút, trẻ có tim trở lại, được đưa đến bệnh viện huyện cách đó 5km. Lúc này, trẻ có nhịp tim, nhịp thở nhưng không tỉnh, lơ mơ. Các bác sĩ đặt nội khí quản kiểm soát đường hô hấp, chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê sau ngừng tuần hoàn.
Cùng thời điểm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hai trường hợp khác là N.K (nữ, 12 tuổi, ở Hà Nội) và bé A.T (nam 11 tuổi, ở Mộc Châu) cũng bị đuối nước do tắm ở ao, suối với bạn bè.
Trẻ được mọi người xung quanh đưa lên bờ trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở và được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Cả hai trẻ đều được người dân dốc ngược và chạy khoảng 2 vòng nhỏ theo thói quen dân gian. Sau 15 phút cấp cứu ngừng tim ngừng thở, trẻ có tim và nhịp thở trở lại, được đưa vào viện địa phương xử trí ban đầu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, vẫn trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu.
ThS.BS Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các bệnh nhi đuối nước nhập viện thường trong 2 tình trạng chính là suy đa cơ quan do hậu quả sau ngừng tim hoặc tổn thương phổi nặng - hội chứng suy hô hấp cấp do tổn thương hít.
Cả 3 bệnh nhi trên được áp dụng các biện pháp hỗ trợ chức nặng đa tạng, lọc máu liên tục khi có suy thận, thở máy, sử dụng các thuốc trợ tim, hạ thận nhiệt bảo vệ não.
"Tùy vào bệnh cảnh lâm sàng của mỗi bệnh nhi mà các biện pháp được áp dụng linh hoạt", bác sĩ Cường nói và cho biết, sau 3 ngày, bệnh nhi N.K và A.T tỉnh, tự thở và có thể ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, trẻ cần phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.
Riêng trường hợp bé H.T, do tiên lượng nặng nên hiện tại, trẻ vẫn đang trong giai đoạn hạ nhiệt độ bảo vệ não, cần được theo dõi chặt chẽ, kiểm soát chức năng cơ quan và sẽ có kế hoạch đánh giá mức độ tỉnh, chức năng thần kinh toàn diện khi trẻ qua giai đoạn nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.
Ngã xuống hồ cá Koi, bé 2 tuổi nguy kịch