- Biển số
- OF-41119
- Ngày cấp bằng
- 20/7/09
- Số km
- 1,948
- Động cơ
- 486,680 Mã lực
- Nơi ở
- Mát Xa Cờ lắp
- Website
- www.aclik.vn
Chào các cụ, lâu lắm cháu mới mở 1 thớt ảnh mới, hôm nay cháu rảnh vì "kinh tế buồn" nên cháu mạo muội up 1 bộ ảnh mới chụp để các cụ nghía, cái món này thì cháu ko phải chuyên gia, chỉ là amatơ nên có gì sai sót các cụ cứ chỉ thẳng mặt để cháu sửa. Ảnh cũng nhiều mà chữ cháu viết, copy cũng nhiều nên cụ nào có hứng thú thì đọc không thì bỏ qua xem ảnh cho nhanh cũng ok
Cháu xin bắt đầu:
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động "lên đồng" bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.
Ta cần hiểu Lên Đồng và Hầu Đồng là một nhưng khác nhau về cách thức và mục đích thực hiện. Lên Đồng là hình thức nhập đồng (linh hồn người khác nhập vào) có thể nhập thật( khoa học vẫn chưa chứng minh được) hoặc giả nhập nhằm mục đích cá nhân, chủ yếu là đối thoại trực tiếp với người xem. Hầu Đồng lại là hình thức diễn lại tích, sử của giá đồng dựa trên lời hát và những điệu múa đặc trưng của từng giá, cũng có đối thoại trực tiếp nhưng đó như là nghi thức được dựng sẵn mà cả người hầu đồng lẫn người xem đều biết trước do dân gian truyền lại. Chính vì vậy Hầu Đồng có thể coi là một di sản văn hóa phi vật thể.
Với một góc nhìn về văn hóa, cháu ghi lại những khoảnh khắc này với mục đích cho các cụ hiểu thêm được một phần nào một nét tín ngưỡng của người Việt mà chúng ta cần phải lưu giữ
(ảnh chụp bằng Fujifilm X100 4/2013 tại Hưng Yên)
Đôi nét về Hầu đồng: “Hầu đồng hay hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.” (Theo Wikipedia)
#:1 Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt..
#:2 Đạo cụ và lễ cho các giá được chuẩn bị
#:3 Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này.
#:4 Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.
#:5 Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
#:6 Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...
#:7 Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm, múa cờ hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.
#:8 Hóa thân thành Đức Chúa Bà
#:9 Nhập đồng
#:10 Đức Chúa bà
#:11 Người đi theo xem đồng hòa mình cổ vũ với điệu múa của Thanh Đồng (lúc này là các Chúa, Chầu, Cô, Cậu...)
#:12 Đức Chúa bà
Cháu xin bắt đầu:
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động "lên đồng" bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.
Ta cần hiểu Lên Đồng và Hầu Đồng là một nhưng khác nhau về cách thức và mục đích thực hiện. Lên Đồng là hình thức nhập đồng (linh hồn người khác nhập vào) có thể nhập thật( khoa học vẫn chưa chứng minh được) hoặc giả nhập nhằm mục đích cá nhân, chủ yếu là đối thoại trực tiếp với người xem. Hầu Đồng lại là hình thức diễn lại tích, sử của giá đồng dựa trên lời hát và những điệu múa đặc trưng của từng giá, cũng có đối thoại trực tiếp nhưng đó như là nghi thức được dựng sẵn mà cả người hầu đồng lẫn người xem đều biết trước do dân gian truyền lại. Chính vì vậy Hầu Đồng có thể coi là một di sản văn hóa phi vật thể.
Với một góc nhìn về văn hóa, cháu ghi lại những khoảnh khắc này với mục đích cho các cụ hiểu thêm được một phần nào một nét tín ngưỡng của người Việt mà chúng ta cần phải lưu giữ
(ảnh chụp bằng Fujifilm X100 4/2013 tại Hưng Yên)
Đôi nét về Hầu đồng: “Hầu đồng hay hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.” (Theo Wikipedia)
#:1 Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt..
#:2 Đạo cụ và lễ cho các giá được chuẩn bị
#:3 Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này.
#:4 Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.
#:5 Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
#:6 Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...
#:7 Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm, múa cờ hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.
#:8 Hóa thân thành Đức Chúa Bà
#:9 Nhập đồng
#:10 Đức Chúa bà
#:11 Người đi theo xem đồng hòa mình cổ vũ với điệu múa của Thanh Đồng (lúc này là các Chúa, Chầu, Cô, Cậu...)
#:12 Đức Chúa bà
Chỉnh sửa cuối: