Ý tưởng về chuổi giá trị là không tồi để giải quyết từ "bán những gì mình có" sang "bán những gì thị trường cần", đây là quả một quá trình phát triển mà cốt lõi là con người và thiết chế hoạt động. Một thiết chế đóng vai trò quan trọng là "Thị trường chứng khoán" thì cứ ì ạc từ năm 2000 đến giờ không phát triển được và là tiền đề căn bản cho các forward & future contracts giao dịch, và là sân chơi cho các tay broker chuyên nghiệp, những người gánh chụi rủi ro và cũng là người kiếm lời ở giữa khi kết nối người sản xuất và người tiêu thụ, thị trường này trên thế giới có từ thời vua Tự Đức ở nước ta. Ở Việt Nam, khái niệm value chain được một số NGO giới thiệu gần đây nhưng căn bản là tư duy "Top Down" để cho song trùng với chính sách NN của nhà nước, mà đáng lẽ ra phải bắt đầu "những gì mình có" trước chứ không phải đốt cháy giai đoạn để chuyển ngay thành "những gì thị trường cần được", nông dân đọc chưa thông viết chưa thạo mà đòi hỏi họ phải áp dụng công nghệ cao, Viet gap này nọ để đáp ứng thị trường Nhật Mỹ là vô lý nên căn bản là không bền vững, mà nền tảng chính nằm sâu bên dưới là công nghệ sinh học được hấp thu và lan tỏa trong cộng đồng, nhìn giáo dục VN hiện này thì hấp thu kiểu gì, lan tỏa kiểu gì khi vẫn tư duy "ngược" với thị trường, khỏi cần phải nói thêm cho nó mệt ra. Có lẽ ai đó có trí nhớ thì những sản phẩm của các NGO và Viện này viện nọ có gì đó giống giống với các HTX nông nghiệp thời bao cấp, có điều kết quả chẳng có là bao nhưng thường được tô hồng đẹp đẽ trong các Báo cáo nhằm hài lòng cấp trên và đối tác để nhận thù lao, tốn tiền của dân, của các nhà tài trợ thì đúng hơn, chứ không phải làm tăng thu nhập hài lòng dân chúng, có lẽ ngoại trừ ngành hàng cá basa ở ĐBSCL nhưng cũng chẳng bền vững lắm!.