- Biển số
- OF-348207
- Ngày cấp bằng
- 26/12/14
- Số km
- 2,188
- Động cơ
- 283,556 Mã lực
(VTC News)
http://vtc.vn/hanh-vi-vo-van-hoa-an-cuop-trang-tron-o-sam-son.394.586537.htm
A
Hòn Trống Mái là là một di tích danh thắng khá lạ mắt trên núi Trường Lệ (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Hòn Trống Mái được Bộ Văn hóa công nhận là di tích, danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962. Du khách đến Sầm Sơn đều muốn đến ngắm tuyệt tác tạo hóa này.
Thế nhưng, mùa đông này, ngày 19/12/2015, đến hòn Trống Mái, tôi thực sự bức xúc với lối hành xử lừa đảo, vô văn hóa của một số người nơi đây.
Tại hòn Trống Mái, có 2 con ngựa màu trắng, cột ở gốc cây nhẩn nha gặm cỏ. Mùa đông, khách thì ít, đám người chèo kéo thì đông, nên hễ có khách nào, là ùn ùn kéo ra chào mời, như thể cưỡng ép khách.
Hai người đàn ông lớn tuổi, dáng dấp lam lũ, đuổi bám dai dẳng mời khách cưỡi ngựa. Vốn tính cẩn trọng, bởi Sầm Sơn từng nổi tiếng là nơi chặt chém du khách, nên tôi hỏi han kỹ lưỡng về giá cả.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi khẳng định rõ, nếu cưỡi ngựa chụp ảnh, thì 30 ngàn đồng, còn cưỡi đi dạo loanh quanh thì 50 ngàn đồng.
Thấy giá cả thế cũng hợp lý, rõ ràng, nên tôi và cô bạn đồng nghiệp trèo lên ngựa chụp ảnh. Ông ta dắt ngựa đến chỗ hòn Trống Mái, rồi người khác cầm điện thoại của tôi để chụp. Chụp xong, lại dắt ra chỗ có hình nộm Tôn Ngộ Không, rồi gốc cây…
Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn. Du khách thì ít, những kẻ chèo kéo, lừa đảo thì nhiều.
Quá trình chụp ảnh diễn ra mất tầm 3 phút. Xuống ngựa, rút 60 ngàn đồng trả, thì ông ta quát 210 ngàn đồng. Lúc này, tôi mới tá hỏa, khi mỗi tấm ảnh chụp trên lưng ngựa là 30 ngàn đồng, chứ không phải 30 ngàn đồng cho một cuộc chụp ảnh trên lưng ngựa. Tôi chụp 3 kiểu, mất 90 ngàn đồng và cô đồng nghiệp mất 120 ngàn đồng cho mấy kiểu ảnh chụp bằng điện thoại của mình. Mặc dù rất bực mình, nhưng đành phải rút tiền ra trả. Mấy du khách lần đầu đến hòn Trống Mái đều bị ấm ức như thế. Số tiền không phải là lớn, nhưng ai cũng bức xúc vì hành vi lừa đảo trắng trợn.
Lát sau, trò chuyện với bà bán nước ở chân núi, kể về chuyện cưỡi ngựa, bà bảo rằng, có du khách còn mất cả triệu bạc, vì những kẻ ở hòn Trống Mái dắt ngựa đến từng gốc thông để chụp ảnh. Nếu ai chụp khoảng chục phút thì mất tiền triệu như chơi, dù cứ tưởng chỉ mất 30 ngàn đồng.
Trong khi tôi cưỡi ngựa xong, thì mấy người phụ nữ, đàn ông cứ xán vào mấy đồng nghiệp của tôi khen tướng đẹp, nhiều lộc. Trong khi ông này phán ba lăng nhăng, thì những người đàn bà khác cứ dí mấy tờ giấy vào mặt du khách.
Cô bạn đồng nghiệp của tôi biết đây là mấy trò bói toán nhăng cuội, nên từ chối. Thế nhưng, họ cứ đeo bám bảo rằng đã đến đất này là thụ lộc, nên cứ bốc quẻ để biết chứ không mất tiền. Mấy chữ không mất tiền vang lên từ miệng mấy người này rõ ràng, rành mạch. Thế nhưng, phán xong mấy câu ba lăng nhăng, thì họ nọc ra đòi mỗi người 100 ngàn đồng. Cô đồng nghiệp của tôi cãi vã, kiên quyết chỉ trả 50 ngàn đồng cho mấy câu phán "lộc miễn phí". Trả tiền rồi, họ vẫn đeo bám mời mọc xem bói tiếp với giá… miễn phí. Nhiều du khách lần đầu đến đây, họ cứ xông đến phán vài câu, bất chấp du khách có nghe hay không, cũng phải rút ví ra trả tiền cho họ.
Bản thân tôi, đỗ xe ven đường, để xuống hòn Trống Mái ngó nghiêng vài phút. Lên xe, một người đàn ông cao lớn xông ra thu tiền. Tôi bảo, xe đỗ một chút ở ven đường, không gửi trong bến bãi, sao lại thu tiền, thì ông ta dọa gọi công an đến xử phạt. Tôi yêu cầu ông ta gọi công an đến, thì ông ta giở giọng đe dọa, côn đồ. Ngay lập tức, một kẻ bặm trợn từ trong quán nước trước hòn Trống Mái đi ra với khuôn mặt hằm hằm. Tôi chẳng tiếc mấy chục ngàn đồng, nhưng thật quá ức chế với các thủ đoạn, cách thức moi tiền du khách bằng được của nhóm người địa phương bám trụ ở di tích hòn Trống Mái này.
Sầm Sơn đã từng có vài năm vắng tanh khách du lịch vì bị tẩy chay. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, các hộ dânkinh doanhcó nề nếp, nên du khách đã quay trở lại bãi biển này. Thế nhưng, những hạt sạn đã làm mất đi sự cố gắng của chính quyền địa phương, làm mất luôn đi hình ảnh đẹp đẽ của bãi biển Sầm Sơn.
Với tôi, mỗi lần nhắc đến Sầm Sơn, hình ảnh những kẻ chèo kéo, bịp bợm, lừa đảo như ăn cướp ở hòn Trống Mái, sẽ hiện ra, khiến không còn muốn đặt chân đến đây nữa.
http://vtc.vn/hanh-vi-vo-van-hoa-an-cuop-trang-tron-o-sam-son.394.586537.htm
A
Hòn Trống Mái là là một di tích danh thắng khá lạ mắt trên núi Trường Lệ (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Hòn Trống Mái được Bộ Văn hóa công nhận là di tích, danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962. Du khách đến Sầm Sơn đều muốn đến ngắm tuyệt tác tạo hóa này.
Thế nhưng, mùa đông này, ngày 19/12/2015, đến hòn Trống Mái, tôi thực sự bức xúc với lối hành xử lừa đảo, vô văn hóa của một số người nơi đây.
Tại hòn Trống Mái, có 2 con ngựa màu trắng, cột ở gốc cây nhẩn nha gặm cỏ. Mùa đông, khách thì ít, đám người chèo kéo thì đông, nên hễ có khách nào, là ùn ùn kéo ra chào mời, như thể cưỡng ép khách.
Hai người đàn ông lớn tuổi, dáng dấp lam lũ, đuổi bám dai dẳng mời khách cưỡi ngựa. Vốn tính cẩn trọng, bởi Sầm Sơn từng nổi tiếng là nơi chặt chém du khách, nên tôi hỏi han kỹ lưỡng về giá cả.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi khẳng định rõ, nếu cưỡi ngựa chụp ảnh, thì 30 ngàn đồng, còn cưỡi đi dạo loanh quanh thì 50 ngàn đồng.
Thấy giá cả thế cũng hợp lý, rõ ràng, nên tôi và cô bạn đồng nghiệp trèo lên ngựa chụp ảnh. Ông ta dắt ngựa đến chỗ hòn Trống Mái, rồi người khác cầm điện thoại của tôi để chụp. Chụp xong, lại dắt ra chỗ có hình nộm Tôn Ngộ Không, rồi gốc cây…
Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn. Du khách thì ít, những kẻ chèo kéo, lừa đảo thì nhiều.
Quá trình chụp ảnh diễn ra mất tầm 3 phút. Xuống ngựa, rút 60 ngàn đồng trả, thì ông ta quát 210 ngàn đồng. Lúc này, tôi mới tá hỏa, khi mỗi tấm ảnh chụp trên lưng ngựa là 30 ngàn đồng, chứ không phải 30 ngàn đồng cho một cuộc chụp ảnh trên lưng ngựa. Tôi chụp 3 kiểu, mất 90 ngàn đồng và cô đồng nghiệp mất 120 ngàn đồng cho mấy kiểu ảnh chụp bằng điện thoại của mình. Mặc dù rất bực mình, nhưng đành phải rút tiền ra trả. Mấy du khách lần đầu đến hòn Trống Mái đều bị ấm ức như thế. Số tiền không phải là lớn, nhưng ai cũng bức xúc vì hành vi lừa đảo trắng trợn.
Lát sau, trò chuyện với bà bán nước ở chân núi, kể về chuyện cưỡi ngựa, bà bảo rằng, có du khách còn mất cả triệu bạc, vì những kẻ ở hòn Trống Mái dắt ngựa đến từng gốc thông để chụp ảnh. Nếu ai chụp khoảng chục phút thì mất tiền triệu như chơi, dù cứ tưởng chỉ mất 30 ngàn đồng.
Trong khi tôi cưỡi ngựa xong, thì mấy người phụ nữ, đàn ông cứ xán vào mấy đồng nghiệp của tôi khen tướng đẹp, nhiều lộc. Trong khi ông này phán ba lăng nhăng, thì những người đàn bà khác cứ dí mấy tờ giấy vào mặt du khách.
Cô bạn đồng nghiệp của tôi biết đây là mấy trò bói toán nhăng cuội, nên từ chối. Thế nhưng, họ cứ đeo bám bảo rằng đã đến đất này là thụ lộc, nên cứ bốc quẻ để biết chứ không mất tiền. Mấy chữ không mất tiền vang lên từ miệng mấy người này rõ ràng, rành mạch. Thế nhưng, phán xong mấy câu ba lăng nhăng, thì họ nọc ra đòi mỗi người 100 ngàn đồng. Cô đồng nghiệp của tôi cãi vã, kiên quyết chỉ trả 50 ngàn đồng cho mấy câu phán "lộc miễn phí". Trả tiền rồi, họ vẫn đeo bám mời mọc xem bói tiếp với giá… miễn phí. Nhiều du khách lần đầu đến đây, họ cứ xông đến phán vài câu, bất chấp du khách có nghe hay không, cũng phải rút ví ra trả tiền cho họ.
Bản thân tôi, đỗ xe ven đường, để xuống hòn Trống Mái ngó nghiêng vài phút. Lên xe, một người đàn ông cao lớn xông ra thu tiền. Tôi bảo, xe đỗ một chút ở ven đường, không gửi trong bến bãi, sao lại thu tiền, thì ông ta dọa gọi công an đến xử phạt. Tôi yêu cầu ông ta gọi công an đến, thì ông ta giở giọng đe dọa, côn đồ. Ngay lập tức, một kẻ bặm trợn từ trong quán nước trước hòn Trống Mái đi ra với khuôn mặt hằm hằm. Tôi chẳng tiếc mấy chục ngàn đồng, nhưng thật quá ức chế với các thủ đoạn, cách thức moi tiền du khách bằng được của nhóm người địa phương bám trụ ở di tích hòn Trống Mái này.
Sầm Sơn đã từng có vài năm vắng tanh khách du lịch vì bị tẩy chay. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, các hộ dânkinh doanhcó nề nếp, nên du khách đã quay trở lại bãi biển này. Thế nhưng, những hạt sạn đã làm mất đi sự cố gắng của chính quyền địa phương, làm mất luôn đi hình ảnh đẹp đẽ của bãi biển Sầm Sơn.
Với tôi, mỗi lần nhắc đến Sầm Sơn, hình ảnh những kẻ chèo kéo, bịp bợm, lừa đảo như ăn cướp ở hòn Trống Mái, sẽ hiện ra, khiến không còn muốn đặt chân đến đây nữa.