Trong thời từ 1969 (sau cách mạng mùa xuân Prague) đến khi Tiệp Khắc sụp đổ, đa phần các quán bia rất đông đúc bắt đầu từ 6h sáng. Công nhân rất hay đến các quán bia bình dân để ăn sáng và trưa. Bởi vì nhà cầm quyền cố gắng duy trì tỷ lệ thất nghiệp là 0% bởi vậy nên một công việc lẽ ra chỉ cần một người làm, nhưng lại giao cho 2 người. Bởi vậy công nhân rỗi rãi, nhiều khi la cà ở quán bia cả buổi chiều. Những người này thường bị cảnh sát theo dõi. Cảnh sát thường vào quán mà không thông báo trước, khi cảnh sát bước vào quán, nhanh chóng bia bị mang đi giấu và chủ quán mang ra các chai nước ngọt để thay thế.
Sau đó cảnh sát kiểm tra căn cước từng người một, vì trên căn cước có nơi làm việc. Và thường những người này sẽ bị cảnh cáo ở nơi làm việc.
PXL_20240601_094254490.MP by
Hieu Tran, on Flickr
Một văn hóa khác trong thời kỳ này đó là nạn bớt xén, Các nhân viên bán bia ở quán được trả công rất thấp bởi vậy họ thường là rất hay cáu bẳn, vô lễ. Để bù lại cho lương thấp họ tìm cách bớt xén như đổ bia ít, pha chế thêm cồn vào, hoặc đổ các bia thừa với nhau mang cho người khác uống
PXL_20240601_094340748.MP by
Hieu Tran, on Flickr