[CCCĐ] Hành trình vòng quanh thế giới - 15 ngày dạo chơi nước Nhật

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Tiếc cụ không vác cái ống zoom đi, e thì kiểu gì cũng phải cố làm 1 em từ nhà đến trường không thì về ấm ức lắm :))
Vâng cụ nói quá đúng ạ. Thực sự là nhiều lúc rất ấm ức và tự trách mình tại sao không cố mà mang đi :(
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Buổi tối ngày thứ 7, nhà mình lại lựa chọn khách sạn gần ga để dự định mai đi sớm để đi Himeji castle. Giá cho 2 phòng là 120 đô/ đêm. Do là khách sạn nên phòng vẫn chật và hẹp nhưng bù lại nơi đây rất gần với ga tàu điện.

DSC05873 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Lộ trình ngày thứ 8:

Capture by Hieu Tran, on Flickr

Buổi sáng ngày thứ 8, cả nhà ra lại ga Nagoya để lấy hành lý để đi Himeji Castle. Và lúc này có lẽ là rắc rối lớn nhất trong suốt chuyến đi mà nhà mình gặp phải. Do chiều hôm trước đến ga Nagoya khá muộn, cả nhà vội vàng kiếm đại cái tủ gửi đồ để gửi và bắt taxi đi đến nơi xem Sumo. Do quá vội nên nhà mình quên mất một khâu cực kỳ quan trọng khi gửi đồ đó là chụp ảnh lưu lại vị trí (exit nào, tầng nào). Cả hai vợ chồng mình chỉ mang máng là nó rất gần với nơi trung chuyển xe bus. Vì vậy khi quay lại ga để lấy đồ, nhà mình search theo bến xe bus của ga Nagoya. Nhưng khi vào đến ga, mình giơ cái vé gửi đồ ra hỏi mấy nhân viên ở đó, họ đều không biết, hoặc họ dẫn đến chỗ tủ gửi đồ gần bến xe bus nhưng đều không phải tủ nhà mình gửi. Cả nhà sốt hết cả ruột do đã đặt chỗ Shinkanshen đi Himeiji castle vào lúc 9:32 sáng. Đi quanh đi quanh lại, hỏi tới hỏi lui may mà cuối cũng cũng có người nhân viên phát hiện ra bến xe bus mà nhà mình gửi đồ là bến xe bus của thành phố chứ không phải bế xe bus của Nagoya station. Lúc này đã là 9:25, cả nhà vội vàng lao đi lấy đồ, bố thì bế con chạy, mẹ và anh hớt hải đuổi theo. Lấy được đồ xong thì còn đúng 5 phút nữa tàu chạy. Lại một màn đua nước rút để chạy ra tàu. Bố lưng đeo ba lô, tay bế con, anh cũng lưng đeo ba lô, tay kéo 1 va li, còn mẹ cũng phải kéo 1 va li.
Cả nhà vừa đi vừa lạnh lách mồm thì liên mồm xin lỗi để mọi người nhường đường. Do giờ cao điểm nên ga Nagoya rất đông. Cuối cùng thì nhà mình cũng ra được tàu và trước đúng 1 phút trước khi tàu chạy

DSC06022 by Hieu Tran, on Flickr

Nhà mình gửi đồ ở ga Himeiji và trnah thủ làm mấy kiểu ảnh ở phòng đợi.

DSC05878 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05876 by Hieu Tran, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Himeji Castle khá gần với ga Himeji, nếu đi bộ hết chưng 18 phút. Do nắng và nóng nhà mình đi taxi cho nhanh

Nhìn từ xa, lâu đài nổi bật bởi độ cao và đặc biệt là màu sơn trắng của nó

DSC05881 by Hieu Tran, on Flickr

PXL_20230720_023802029 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Lâu đài Himeji là một quần thể lâu đài trên đỉnh đồi. Lâu đài được coi là ví dụ điển hình nhất còn sót lại của kiến trúc lâu đài nguyên mẫu của Nhật Bản, bao gồm mạng lưới 83 phòng với hệ thống phòng thủ tiên tiến từ thời phong kiến. Lâu đài thường được gọi là Hakuro-jō hoặc Shirasagi-jō ("Lâu đài cò trắng" hay "Lâu đài diệc trắng") vì bề ngoài màu trắng rực rỡ và được cho là giống với một con chim đang bay.

PXL_20230720_032753630 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05888 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Himeji Castle là lâu đài lớn nhất và được ghé thăm nhiều nhất ở Nhật Bản, được UNESCO công nhận là di sản Thế giới vào năm 1993.

Đây là Diamond Gate, cổng chính để vào lâu đài

DSC05886 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05884 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Himeji Castle được xây dựng từ năm 1333. Nó là một kiến trúc điển hình về lâu đài nguyên mẫu của Nhật Bản, chứa nhiều hệ thống phòng thủ . Những bức tường cong của Lâu đài Himeji đôi khi được cho là giống những chiếc quạt khổng lồ (sensu), vật liệu chính được sử dụng trong các công trình này là đá và gỗ.

DSC05890 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05891 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Vào thời Minh Trị (1868–1912), nhiều lâu đài của Nhật Bản bị phá hủy. Himeji bị bỏ hoang vào năm 1871 và một số hành lang và cổng lâu đài đã bị phá hủy để nhường chỗ cho doanh trại quân đội Nhật Bản. Toàn bộ khu phức hợp lâu đài dự kiến sẽ bị phá hủy theo chính sách của chính phủ, nhưng nó đã được cứu thoát nhờ nỗ lực của Nakamura Shigeto, một đại tá quân đội.

DSC05895 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05897 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05899 by Hieu Tran, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Khi chế độ phong kiến nhà Hán bị bãi bỏ vào năm 1871, Lâu đài Himeji được đem ra bán đấu giá. Lâu đài được một cư dân Himeji mua với giá 23 yên Nhật (khoảng 200.000 yên hay 2.258 USD ngày nay). Người mua muốn phá bỏ khu phức hợp lâu đài và phát triển khu đất, nhưng do chi phí phá hủy lâu đài được ước tính là quá lớn nên người mua đã bỏ hoang nó

DSC05901 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05904 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Himeji bị ném bom nặng nề vào năm 1945, vào cuối Thế chiến thứ hai, và mặc dù phần lớn khu vực xung quanh bị thiêu rụi, lâu đài vẫn tồn tại nguyên vẹn. Một quả bom được thả xuống tầng cao nhất của lâu đài nhưng không phát nổ.

Để bảo tồn khu phức hợp lâu đài, công cuộc tái tạo và bảo tồnđã được thực hiện bắt đầu từ năm 1956, với chi phí nhân công là 250.000 ngày công. Vào tháng 1 năm 1995, thành phố Himeji bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất lớn Hanshin, nhưng Lâu đài Himeji lại tồn tại hầu như không bị hư hại, chứng tỏ khả năng chống chịu động đất rất đáng đáng chú ý của lâu đài. Ngay cả chai rượu sake đặt trên bàn thờ ở tầng trên cùng của pháo đài vẫn được giữ nguyên.

DSC05906 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05907 by Hieu Tran, on Flickr
 
  • Vodka
Reactions: UFA

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Giá vé để vào bên trong lâu đài là 1050 yên một người. Lúc này bé con nhà mình đã ngủ và ngồi trong xe đẩy. Tuy nhiên để vào trong lâu đài thì bạn phải gửi xe đẩy ở ngoài do khi vào lâu đài các lối đi có rất nhiều cầu thang nên không đẩy được xe đẩy. Thời tiết hôm đó rất nắng nóng nên mình nghĩ là không khả thi nếu bế con đi theo. Vì vậy sau một hồi bàn bạc thống nhất thì chỉ có vợ mình là đi vào lâu đài còn ba bố con ở ngoài. Những tấm hình sau đây là do vợ mình chụp mình không vào trong nên cũng ít có cái để viết
🙂


Lâu đài Himeji có hệ thống phòng thủ tiên tiến từ thời phong kiến. Các lỗ châu mai có hình tròn, hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật nằm khắp lâu đài, nhằm mục đích cho phép những người phòng thủ hoặc cung thủ bắn vào kẻ tấn công mà không để lộ bản thân. Khoảng 1.000 lỗ châu mai còn sót lại cho đến ngày nay.

Đây là một lỗ châu mai trong số khoảng 1000 cái còn sót lại :)

DSC05908 by Hieu Tran, on Flickr

Máng nghiêng được gọi là "cửa sổ thả đá" được đặt ở nhiều điểm trên tường lâu đài, giúp đổ đá hoặc dầu sôi lên đầu những kẻ tấn công đi ngang qua bên dưới. Thạch cao trắng. được sử dụng trong xây dựng lâu đài nhờ khả năng chống cháy.


DSC05943 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Quần thể lâu đài bao gồm ba con hào, một trong số đó—con hào bên ngoài—hiện đã bị chôn vùi. Một phần của hào trung tâm và ttoàn bộ phàn hào bên trong vẫn tồn tại. Các hào có chiều rộng trung bình 20 m, chiều rộng tối đa 34,5 m và độ sâu khoảng 2,7 m . Hào nước Tam Quốc là một cái ao rộng 2.500 m2 tồn tại bên trong lâu đài; một trong những mục đích của con hào này là trữ nước để sử dụng cho việc phòng cháy.

DSC06001 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05999 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05998 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Quần thể lâu đài có nhiều nhà kho được sử dụng để chứa gạo, muối và nước trong trường hợp bị bao vây. Quần thể lâu đài cũng có 33 giếng bên trong hào, 13 giếng trong số đó vẫn còn tới ngày nay, nơi sâu nhất trong số này có độ sâu 30 m.

Đây là một trong số các giếng còn sót lại

DSC05931-3 by Hieu Tran, on Flickr

Toàn cảnh thành phố Himeiji nhìn từ lâu đài

DSC05931-2 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
Trên mái ngói của lâu đài có tổng cộng tượng 11 con cá mặt hổ (gọi là Shachihoko ) với kích thước khác nhau. Cá mặt hổ được người xưa quan niệm là biểu tượng của việc ngăn chặn hỏa hoạn, do mọi người nghĩ khi có hỏa hoạn, cá sẽ phun nước ra từ miệng của nó để dập lửa

DSC05932 by Hieu Tran, on Flickr

DSC05935 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,181 Mã lực
DSC05934 by Hieu Tran, on Flickr

Gia huy phong kiến (kamon) được lắp đặt xuyên suốt kiến trúc của tòa nhà, biểu thị các lãnh chúa khác nhau đã sinh sống trong lâu đài trong suốt lịch sử của nó

DSC05938-2 by Hieu Tran, on Flickr
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top