Đây là bữa tiệc cuối cùng bởi vì ngay sau bữa tiệc này, Chúa bị nhà cầm quyền La Mã bắt do sự chỉ điểm của Zudas (người mái tóc đen và râu quai nón, tỳ khuỷu tay xuống bàn). Zudas nói với nhà cầm quyền rằng hắn hôn ai thì đó chính là Chúa.
(Ở các post trên có vài bức ảnh Zudas bị các nữ tín đồ cắt đầu vì phản bội Chúa)
Bích họa của Da Vinci nổi tiếng nhất vì hai lý do: Thứ nhất, lần đầu tiên buổi tiệc ly được vẽ với các nhân vật hết sức sống động như người thật. Mỗi môn đệ tỏ một thái độ khác nhau khi nghe Chúa báo tin có người phản bội. Người thì bàng hoàng, người thì muốn ngất xỉu (thánh Gioan, người ngồi bên phải Chúa), mấy người khác ngạc nhiên hỏi nhau. Thứ hai, khả năng thể hiện luật viễn cận của Da Vinci trong bức họa rất tuyệt vời, mọi điểm trên bức tranh đều tụ về một điểm chung là khuôn mặt của Chúa. Một trong những nguyên nhân gây thất bại ở các họa phẩm khác là chưa phản ánh chân thực về 12 môn đệ, đặc biệt là hoạt động tâm lý phức tạp của Giuđa. Tác phẩm của Da Vinci đã giải quyết mỹ mãn vấn đề này. Từ đó về sau, không hoạ sĩ nào vẽ lại đề tài này nữa bởi họ cho rằng không thể vượt qua tác phẩm của danh họa Da Vinci.
Để vẽ nên bức tranh này, Vinci đã gặp không ít khó khăn, nhất là phải xử lý nhân vật Giuđa. Để giải quyết khó khăn này, hàng ngày Vinci phải đi lang thang trong thành phố để quan sát cử chỉ, hành động của bọn tội phạm, lưu manh rồi vẽ đi vẽ lại hàng trăm bức họa Judas ở các tư thế khác nhau. Việc đi lang thang trong thành phố như vậy đã nảy sinh lòng nghi ngờ của bao người, trong đó có cả giáo sĩ. Sau đó, nhờ thị trưởng thành phố, Vinci đã giải quyết được hiểu lầm, và bức tranh ngày nay vẫn còn trên tường nhà thờ.
Ah, đế vào đây, du khách thường phải đăng ký trước 2 tháng qua mạng, hoặc muốn vào xem sớm thì mua qua cty du lịch với giá vé cao gấp đôi trên mạng. Mỗi lượt họ chỉ cho độ 20 người vào, xem trong vòng 15 phút. Du khách phải đi qua 3 lớp kính điều khiển điện tử sau khi vượt qua cổng sắt bên ngoài.
Bức ảnh trên đây đã được xử lý PS, thực tế thì màu không sống động như thế,