- Biển số
- OF-464951
- Ngày cấp bằng
- 24/10/16
- Số km
- 74
- Động cơ
- 202,660 Mã lực
- Tuổi
- 44
hoan nghênh tinh thần của cụỞ nước mình mà được như thế này vừa bảo vệ môi trường lại tiết kiệm được chi phí cá cụ ạ
hoan nghênh tinh thần của cụỞ nước mình mà được như thế này vừa bảo vệ môi trường lại tiết kiệm được chi phí cá cụ ạ
Cám ơn cụ đã góp ý kiến từ trải nghiệm thực tế.Lại nói về chủ đề xe đạp của cụ chủ,
Em cũng đã có cái may mắn là được sống và làm việc ở đất nước có nniều xe đạp, quê hương của xe đạp( Hà Lan)
Em thấy nước họ quá xa với đất nước của chúng ta, nhiều cụ thấy so sánh em thấy thiếu tính sát thực.
Em thấy đất nước HL ,hoặc một nước châu Âu nói chung ,bởi lẽ giao thông xe đạp họ phát triển hơn ta, vì có nhiều lý do em sẽ đưa ra cho các cụ cùng suy ngẫm.
Đất nước họ là khí hậu ôn đới, độ ẩm thấp ,nhiệt độ thấp ,ko nóng ,đạp xe ít mồ hôi( cái lý do này em thấy quan trọng nhất) đạp xe ko có mồ hôi đến công sở ,hoặc đi đâu đó sẽ tiện hơn rất nhiều, ko như ở ta ,đạp một đoạn mồ hôi mồ kê túa ra,rất bất tiện)
Con người họ thích di chuyển ,thích vận động ( cái này chắc chúng ta khoảng 20-30 năm nữa chắc cũng vậy)
Đường xá giao thôing dành riêng cho xe đạp rất tiện dụng ,không lấn làn,tạt té như ta, ( cái này là do ý thức ,khi đất nước phát triển sẽ làm được như vậy)
Tinh thần tiết kiệm của họ hơn ta rất nhiều,họ đi xe đạp cũng là một nhẽ để tiết kiệm, ,đạp xe thư thái, cảnh đẹp hơn rất nhiều.
Còn một yếu tố nưa rất quan trong mà khi em sống ở đất nước họ em thấy được mở mang, ngày xưa ở ta em chỉ biết cái pêzo,máy cái xe ****, nhưng khi sang trời tây, HL nói riêng em biết thêm một hãng xe nổi tiếng của HL ,,GAZELLE hãng xe nổi tiếng của HL ,một kiệt tác của ngành cơ khí HL,họ yêu xe đạp từ rất nhỏ, như nó đã ngấm vào máu vậy.
Có vậy, ở ta chưa thấy có giữ kiện nào, thì làm sao mà phát triển được,nhiều cụ còn nói bấy giờ đổi xe máy thành xe đạp cho đỡ tắc đường ,nhưng làm vậy em nghĩ sẽ tắc hơn cả nghìn lần,nhiều các vị ngồi trên nói là cấm xe,hạn chế ,nhưng đường của ta ,ít (mét vuông) so với số dân , nhưng nếu hạn chế ,cấm thì ta đi bằng gì,mọi vấn đề ko đồng bộ mà cứ học đòi họ thì làm sao học được,
Có mỗi cách ai cũng nghĩ ra thì họ không chịu làm vì mất quyền lợi,mất cái tôi của họ,( là chuyển dịch các công sở,ban ngành,bệnh viện, trường học phân tán ra xa trung tâm thì sẽ giải quyết được) vậy cái tắc đường với tình yêu xe đạp của mọi người sẽ khó thực hiện được theo đúng nghĩa của nó,
Cám ơn cụ đã góp ý kiến từ trải nghiệm thực tế.
Em có biết một đến câu thế này "Khi đã muốn làm điều gì thì bạn sẽ tạo thời gian để làm việc đó, còn khi không muốn thì bạn sẽ tìm lý do để không làm".
Đi đường chung với hàng trăm chiếc xe máy cùng nổ máy thì sẽ nóng hơn nhiều. Có mấy lần em đi gặp trời mưa hơi lạnh nhưng dừng đèn đỏ giữa các xe máy khác thấy ấm hẳn. Em đã đi xe đạp đi làm hơn 1 năm nay. Giờ nào em cũng đã từng đi, từ sáng sớm đến chiều tối mát mẻ hay ngay giữa trưa em cũng từng đi xe đạp (mùa hè luôn) nhưng mồ hôi không đáng kể.
Chuyện ý thức giao thông thì em thấy ý thức kém thì đi xe càng lớn càng nguy hiểm chứ. Ý thức không phải do đi xe đạp hay đi oto mà do thiếu sự giáo dục về giao thông cụ ạ.
Thiếu vận động cũng là do thiếu giáo dục thể chất trong trường học (các cụ có nhớ những buổi học thể dục trong trường ko?).
Còn chuyện yêu xe đạp thì nếu ai cũng ngại đi vì lười do đã có xe máy thì bao giờ mới có được. Cái gì cũng phải có quá trình. Dân châu Âu có phải tự nhiên đẻ ra là tự nhiên thích xe đạp đâu. Hà Lan có thành phố xe đạp cũng do người dân đấu tranh và đòi hỏi mới có.
Cái chính là mình có muốn làm hay không thôi. Khi đã không muốn thì sẽ thấy đủ thứ khó khăn và không phù hợp.
Một số tây bạn bè của nhà cháu đã sang du lịch VN có một nhận xét: "ở Việt nam, nhiều người lái ô tô nhưng hình như đang tưởng nên tư duy như là mình đang đi xe máy!" Chỉ có ở VN thì người lái xe ô tô mới đi kiểu luồn lách. ở các nước âu-Mỹ dù tắc đường họ vẫn xếp hàng trật tự chứ không có cái kiểu hở ra là len vào!cụ nói đúng,
ngày xưa Hà nội là thành phố của xe đạp đấy thôi, ra đường có thấy mấy ai béo phì như bây giờ.
Và đạp đi làm, đi chơi, về quê... cũng có ai than phiền về mồ hôi đâu.
Nhìn mấy ô thủ tướng các nước bắc Âu đạp xe thấy thật thân thiện, khỏe khoắn tràn đầy sức sống...