Hành trình trên đất nước Triệu Voi

Spring is me

Xe tải
Biển số
OF-351946
Ngày cấp bằng
22/1/15
Số km
223
Động cơ
268,230 Mã lực
Nơi ở
7.PĐP.HN
Website
nhabaoquandoi.blogtiengviet.net
Tôi đã mấy lần đi sang nước bạn Cộng hòa DCND Lào công tác, đã viết nhiều bài về đất nước thân thiện này. Nay xin chia sẻ cùng với các Ofers những suy nghĩ, cảm nhận của tôi. Mong được sự động viên của bạn đọc. Các bài ký tên Spring is me là của tôi.



Rừng Lào thương nhớ các anh...


Doanh trại Sư đoàn bộ binh 1 (Quân đội nhân dân Lào) được xây dựng khang trang, liên hoàn và khá hiện đại. Đây là sư đoàn chủ lực, cơ động bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự chiến lược, quan trọng trong khu vực Thủ đô Viên Chăn. Đến với đơn vị “cận vệ”, được huấn luyện chu đáo, tinh nhuệ và thiện chiến, chúng tôi được cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn kể về những câu chuyện cảm động, tình cảm gắn bó với Bộ đội Việt Nam.
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm, giới thiệu: Các đơn vị tiền thân của sư đoàn đều đã từng sát cánh chiến đấu với Bộ đội Việt Nam trên các chiến trường ở Lào, trong đó có những chiến dịch như Nậm Bạc, Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng... Sư đoàn đã lập nhiều chiến công trong chiến tranh biên giới ở Bò-ten, tỉnh Xay-nha-bu-li; tiễu phỉ ở Bắc Lào và có những thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh cùng với Bộ đội Việt Nam đang được vận dụng, truyền thụ lại cho thế hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ hôm nay.
Cũng theo Sư đoàn trưởng Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm, từ tháng 7-2012, Sư đoàn tổ chức kết nghĩa với Sư đoàn bộ binh 324 (Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam). Nhiều hoạt động phối hợp, giao lưu giữa cán bộ, chiến sĩ hai sư đoàn Lào-Việt Nam càng thêm gắn bó, sâu sắc. Nhiều đoàn cựu chiến binh của Việt Nam trở lại thăm chiến trường xưa trên đất Lào đã về Sư đoàn. Ai cũng bồi hồi, xúc động, khi kể về những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ sát cánh cùng Bộ đội Pa-thét Lào (nay là Quân đội nhân dân Lào), được bà con các bộ tộc Lào giúp đỡ. Típ cơm nếp nương, củ sắn, ngọn rau của người dân Lào giúp bộ đội đánh giặc. Bộ đội bị thương được bà con vào rừng sâu lặn lội hái lá thuốc mang về điều trị... Những hình ảnh đó còn lưu giữ ở Nhà truyền thống của Sư đoàn.
Ấn tượng và bất ngờ với chúng tôi được trực tiếp gặp gỡ một “hiện vật sống” đang được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 1 trân trọng, quan tâm, chăm sóc. Ông Bút (tên người dân Lào đặt cho) là một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã có hơn 40 năm gắn bó sát cánh chiến đấu với tiền thân của Sư đoàn 1 và các đơn vị Bộ đội Pa-thét Lào. Ông kể, tên thật của ông là Nguyễn Văn Thắng, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, nhập ngũ từ năm 1950. Ông đã tham gia chiến đấu ở Thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông hành quân theo tuyến đường Trường Sơn, cùng đơn vị bổ sung cho mặt trận B4, rồi công tác ở Đoàn 968 (nay là Sư đoàn bộ binh 968), Sư đoàn 2 (Quân khu 5). Ông đã tham gia chiến đấu ở Xa-van-na-khệt, Át-tô-pư, Xiêng Khoảng... Đã ở tuổi ngoài 80, nên câu chuyện ông Bút kể ngắt quãng, có lúc ông trào nước mắt xúc động chẳng nhớ đã kể chuyện đến đâu.
Thiếu tá Bun-lượt, Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử và tổng kết của Sư đoàn nhắc ông Bút về những sự kiện ông đi vào các bản vận động nhân dân Lào ủng hộ bộ đội. Chuyện ông Bút tự học tiếng Lào, rồi dạy chữ viết cho Bộ đội Pa-thét Lào, mà kỷ vật là chiếc bút “Trường Sơn” của ông tặng cho một cán bộ Quân đội nhân dân Lào vẫn còn đang lưu giữ. Mối tình thủy chung son sắt giữa hai ****, hai dân tộc, hai Quân đội Việt Nam-Lào đã cụ thể hóa ở ngay Sư đoàn 1. Sư đoàn trưởng Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm cho biết: **** ủy, Ban chỉ huy Sư đoàn giao cho Phòng Chính trị của sư đoàn chăm lo, phụng dưỡng ông Bút. Sư đoàn đã xây nhà, rào vườn cho ông, chu cấp tiền lương hưu với cấp hàm chuẩn úy, như quân nhân hiện đang công tác. Sự chăm sóc ấy khiến ông Bút luôn yên tâm, gắn bó với đất nước Lào, quê hương thứ hai của ông. Còn cứ vào dịp ngày nghỉ, ngày lễ, tết, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 1 đến thăm hỏi, tặng quà, nghe ông kể chuyện chiến đấu, về mối tình Lào-Việt...
Từ Sư đoàn 1, đi qua những cánh rừng, vượt sông Mê Kông, chúng tôi đến thăm Đại tá Bun-liên Văn-ma-ni, nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Xay-nha-bu-ly. Năm nay đã bước vào tuổi 70, nhưng ông còn tráng kiện lắm. Đại tá Bun-liên nhập ngũ năm 1959, khi mới 13 tuổi. Ông trải qua các chiến trường, chiến đấu chống Mỹ ở Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Phông Xa Lỳ, sát cánh cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam. Ông tham gia cùng Bộ đội Việt Nam đánh hàng chục trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Đại tá Bun-liên trên cương vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 406 của Quân khu miền Bắc Lào, phối hợp với Tiểu đoàn 409 vào giải phóng Luông Pha Băng và Thủ đô Viêng Chăn năm 1975... Đại tá Bun-liên bồi hồi: Trong chiến công chung và của cá nhân tôi, đều có sự giúp đỡ to lớn của Bộ đội Việt Nam. Những năm tháng khó khăn nhất, người dân Lào thiếu đói, đơn vị chúng tôi đều được nhân dân và Bộ đội Việt Nam giúp đỡ, cung cấp gạo muối để huấn luyện, chiến đấu. Trên đất nước Lào, trong những cánh rừng, có nhiều chiến sĩ quân tình nguyện nằm xuống. Sau ngày đất nước giải phóng và những năm gần đây, cùng với các Đội tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ Việt Nam, chúng tôi đã lặn lội đến các cánh rừng, tìm hài cốt liệt sĩ. Riêng tôi, cùng đồng cí Khăm-lơi, bạn chiến đấu cũ từ năm 1999 đến nay, đã đến các trận địa chiến đấu, tìm kiếm được hàng chục hài cốt bộ đội tình nguyện Việt Nam. Công việc hiện nay vẫn còn tiếp tục. Rừng Lào vẫn thương nhớ các anh...



 

Spring is me

Xe tải
Biển số
OF-351946
Ngày cấp bằng
22/1/15
Số km
223
Động cơ
268,230 Mã lực
Nơi ở
7.PĐP.HN
Website
nhabaoquandoi.blogtiengviet.net
Nắng trưa Vạt-tày





Từ sở chỉ huy Trung đoàn không quân 703 (Quân đội nhân dân Lào) ra đến đường băng và khu kỹ thuật không xa, nhưng mồ hôi trên cơ thể chúng tôi chảy nhễ nhại trên má, thấm đẫm lưng áo. Nắng đến là gay gắt. Nhìn thấy vậy, Đại tá Xi-phon Chăn-sổm-vông, Trung đoàn trưởng chính trị Trung đoàn không quân 703 nói: Mùa này đang vào đông, khí hậu đỡ hơn nhiều rồi, chứ vào mùa hè, gió khô rát, nắng nóng hầm hập như nung người. Mọi vật tưởng như đều sắp bốc cháy các anh ạ.
Tôi hình dung mỗi đợt nắng nóng gió Lào đã từng gặp ở miền Trung Việt Nam khắc nghiệt đến thế nào, thì cảm nhận được sự vất vả của những người lính không quân ở sân bay Vạt-tày (thành phố Viêng-chăn) phải chịu đựng. Nhưng tiếng máy, tiếng động cơ máy bay lấn át tôi, một khung cảnh sôi động đang hiển hiện trước mắt. Phi công, cán bộ kỹ thuật khẩn trương làm việc, tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, kiểm tra kỹ thuật các trang thiết bị. Trung đoàn đang chuẩn bị cho một đợt diễn tập hiệp đồng có bắn đạn thật trong tháng 12 năm nay.
Đại tá Xi-phon Chăn-sổm-vông giới thiệu: Trung đoàn không quân 703 hiện nay có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bay vận tải cho các đơn vị, sẵn sàng làm nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao. Trung đoàn còn đảm nhiệm bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo ****, Nhà nước, Bộ Quốc phòng; phục vụ cắm mốc biên giới và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn... Tiền thân của đơn vị là một Đội bay của Pa-thét Lào, thành lập năm 1965. Cán bộ, chiến sĩ của Đội bay đầu tiên được Không quân nhân dân Việt Nam giúp đỡ tuyển chọn và đưa sang đào tạo ở các nước Liên Xô trước đây và Trung Quốc, số lượng hơn 100 người. Ngày 14-10-1970, tại Căn cứ địa Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phăn), Trung đoàn không quân đầu tiên của Pa-thét Lào được tuyên bố thành lập. Trung đoàn tiếp tục tuyển chọn phi công, cán bộ kỹ thuật gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Đến năm 1975, nhân dân các bộ tộc Lào được giải phóng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ra đời, các phi công, kỹ thuật viên trở về nước. Lực lượng này cùng với các phi công, kỹ thuật viên của chế độ cũ có cảm tình cách mạng, được tuyển chọn để xây dựng nên trung đoàn không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Lào. Từ trung đoàn không quân đầu tiên, nay phát triển thành nhiều đơn vị. Trung đoàn 703 thành lập ngày 12-7-1984, được kế tiếp truyền thống của những đơn vị tiền thân nêu trên.
Trong đội hình bộ đội không quân non trẻ, Trung đoàn 703 đã tích cực huấn luyện, làm chủ kỹ thuật máy bay và các loại vũ khí, khí tài hàng không. Trong chiến tranh biên giới xảy ra cuối năm 1987, đầu năm 1988 tại huyện Bò Tèn (tỉnh Xay-nha-bu-ly), Trung đoàn tổ chức hàng trăm lần chuyến bay chiến đấu, vận tải, cấp cứu thương binh và phục vụ lãnh đạo, chỉ huy. Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua, tổng kết chiến dịch bảo vệ vùng đất biên giới Bò Tèn năm 1988, Trung đoàn không quân 703 được phong tặng danh hiệu Anh dũng; Tiểu đoàn không quân 302 được phong tặng danh hiệu Anh hùng; Tiểu đoàn kỹ thuật 303 được phong tặng danh hiệu Anh dũng; 10 cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Ghi vào sổ vàng truyền thống của Trung đoàn không quân 703 còn có những thành tích xuất sắc trong tham gia bảo vệ an ninh, chống các thế lực ********* phá hoại cách mạng, làm mất ổn định chính trị trong nước và tình đoàn kết chiến đấu Lào-Việt Nam. Năm 1987, cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn tham gia vận tải phục vụ, phối hợp chiến đấu, truy quét bọn ********* do Hoàng Cơ Minh cầm đầu trong chiến dịch "Đông tiến II", tiêu diệt và bắt sống hàng chục tên *********, buộc Hoàng Cơ Minh phải tự sát. Cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn con bay tiếp tế vật chất hậu cần, vũ khí, đạn dược phục vụ các đơn vị Quân đội và lực lượng vũ trang cách mạng Lào tiễu phỉ, truy quét bọn ********* chống phá cách mạng, bảo vệ ổn định chính trị, sự bình yên cho nhân dân.
Một trong số những cán bộ, phi công có mặt từ những ngày đầu thành lập trung đoàn là Trung tá Thoong-xỉ Khăm-ma-ni-vông, hiện nay là Trưởng ban Huấn luyện của Trung đoàn không quân 703. Trung tá Thoong-xỉ nguyên là phi công của Tiểu đoàn không quân chiến đấu 302 Anh hùng. Anh quê ở huyện Mường Pẹt, tỉnh Xiêng Khoảng, nơi có địa danh Cánh đồng Chum nổi tiếng, gắn với chiến công của Quân Giải phóng nhân dân Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Nhập ngũ năm 1972, Thoong-xỉ được lựa chọn đi học ngành phi công, lái mái bay chiến đấu ở nước ngoài. Năm 1976, anh tốt nghiệp trở về nước phục vụ tại trung đoàn. Là một phi công giỏi, Thoong-xỉ được giao thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Anh đã xử lý tốt các tình huống khó khăn, phức tạp. Tham gia bay chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chiến dịch biên giới năm 1987-1988, phi công Thoong-xỉ Khăm-ma-ni-vông mưu trí, táo bạo vừa tránh các làn đạn bắn dữ dội của đối phương, vừa đánh địch, tiếp tế, cứu thương binh, vận chuyển tử thi về hậu phương an toàn. Trong ba tháng bay phục vụ chiến dịch, phi công Thoong-xỉ và tổ bay không quản ngại hy sinh, bay liên tục, không ngừng nghỉ. Có lần vừa hoàn thành chuyến bay vận tải phục vụ chiến dịch, trở về sân bay, anh mệt quá thiếp đi. Khi hồi phục sức khỏe, anh lại xung phong bay phục vụ chiến dịch.
Trung tá Thoong-xỉ kể: Trong từng chuyến bay, nguy hiểm luôn rình rập, vì thế người phi công phải có bản lĩnh, bình tĩnh xử lý các tình huống. Mỗi chuyến bay là sự tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng vận dụng chiến thuật. Anh tâm sự: Khi được giao nhiệm vụ bay phục vụ chiến đấu, có thể hy sinh, tôi nghĩ nhiều đến vợ và hai con. Song nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất biên giới thiêng liêng là trên hết, nên tôi không nề hà, nhận và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bằng kinh nghiệm, áp dụng các chiến thuật bay hợp lý, phi công Thoong-xỉ cùng với tổ bay MI-17 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Có chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm, Trung tá Thoong-xỉ Khăm-ma-ni-vông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và hết lòng bồi dưỡng, truyền đạt kiến thức, kỹ thuật bay cho các phi công trẻ. Điều anh quan tâm nhất là giúp đỡ cán bộ, phi công trẻ tuổi làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hàng không có trong biên chế, đặc biệt là việc xử lý các sự cố kỹ thuật và tình huống xảy ra khi máy bay đang vận hành để bảo đảm an toàn bay. Chẳng hạn trong đợt bay phục vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng đi kiểm tra các đơn vị, máy bay bị hư hỏng một động cơ. Với kinh nghiệm, kiến thức đã học, anh bình tĩnh xử lý sự cố, điều khiển máy bay sao cho cân bằng để hạ cánh xuống khu vực gần nhất để sửa chữa. Những lần xử lý tình huống khẩn cấp như thế, anh đều truyền đạt lại, tổ chức bình bay cho các phi công trẻ. Nhờ đó, đội ngũ phi công của trung đoàn có tay nghề ngày càng vững vàng. Tỉ lệ phi công giỏi, có hàng nghìn giờ bay chiếm tới 20% tổng số phi công của đơn vị. Các phi công được đào tạo ở nước ngoài về, anh đều xây dựng kế hoạch, báo cáo Trung đoàn trưởng phê duyệt, tổ chức huấn luyện tại chức, bồi dưỡng cho phi công để nhanh chóng hòa nhập đơn vị, bước vào thực hiện nhiệm vụ.
Những cán bộ dày dạn kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao, nhất là đã trải qua chiến đấu là vốn quý của Trung đoàn không quân 703. Vì vậy, Ban chỉ huy trung đoàn đã đề nghị Bộ Quốc phòng giữ lại nhiều cán bộ giỏi để tiếp tục phục vụ quân đội. Trung tá U-đôm Ma-hạ-thi-lạt là một trong những trường hợp như vậy. Với dáng cao to cùng với thân hình vạm vỡ, chắc nịch, không ai nghĩ năm nay, anh U-đôm đã bước sang tuổi 67. Được giao phụ trách Trưởng ngành kỹ thuật hàng không, anh U-đôm luôn nêu cao trách nhiệm, tận tình giúp đỡ các kỹ thuật viên trẻ tuổi mới ra trường hoặc vừa được điều động về đơn vị công tác. Mặc dù tuổi cao, nhưng anh U-đôm luôn hăng hái làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Năm 2012, anh U-đôm được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Khi tôi hỏi anh về công việc, anh U-đôm kể: Công việc bảo đảm kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình của từng loại máy bay. Trung đoàn quản lý đa dạng chủng loại máy bay; phụ tùng, linh kiện thay thế của từng loại máy bay khan hiếm, phải mua từ nước ngoài, nên công tác sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật hàng không gặp nhiều khó khăn. Song anh cùng các kỹ thuật viên luôn cố gắng, xử lý thành công nhiều loại hỏng hóc phức tạp.
Nghe chuyện anh U-đôm kể, chúng tôi hình dung sự vất vả, nỗ lực vượt qua khó khăn của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật của trung đoàn. Càng về trưa ở sân bay Vạt-tày ngày càng nắng nóng. Mồ hôi rân rỉ chảy trên trán, trên má anh U-đôm nhỏ giọt như nến chảy sau khi cháy. Dù mệt, nhưng khi tôi đề nghị anh kể về công việc của mình, về nội dung huấn luyện kỹ thuật, anh hồ hởi nói một hồi dài. Trung tá Khăm-xảo Kẹo-vi-sệt, Phó Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân Lào phải nhiều lần chủ động ngắt quãng để còn phiên dịch. Anh U-đôm cho biết: Công tác huấn luyện kỹ thuật thực hiện theo kế hoạch năm của trung đoàn, tiểu đoàn phân chia từng tháng, từng quý. Năm 2013, trung đoàn đã hoàn thành hai khóa huấn luyện kỹ thuật với những chương trình huấn luyện cụ thể cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại chỗ và các kỹ sư hàng không mới tốt nghiệp ở nước ngoài về. Các học viên được thực hành tại xưởng, xử lý sự cố kỹ thuật, những vấn đề phức tạp xảy ra trên máy bay; phương pháp kiểm tra kỹ thuật hàng không. Trung đoàn duy trì nghiêm các chế độ bảo quản, bảo dưỡng máy bay, vũ khí, khí tài; thực hiện tốt các nội dung ngày kỹ thuật cấp tiểu đoàn, trung đoàn... để bảo đảm an toàn bay, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong câu chuyện, anh U-đôm đánh giá tốt trình độ đội ngũ cán bộ, phi công, kỹ thuật viên trẻ tuổi, song anh cũng mong rằng Bộ Quốc phòng tiếp tục đầu tư, tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật thay thế, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, từng bước làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật có trong biên chế và bổ sung trang bị mới.
Bóng của những người lính thợ, của phi công đã tròn trên đường băng. Cả đơn vị tranh thủ từng giờ để chuẩn bị cho cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng. Trung tá Ni-xỉnh Phết-ma-ni, Tiểu đoàn trưởng chính trị Tiểu đoàn 303 rất phấn khởi thông tin cho chúng tôi: Tiểu đoàn đang triển khai phong trào thi đua nâng cao chất lượng sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật hàng không tốt nhất lập thành tích kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Lào (20-1-1949/20-1-2014). Đến nay, tiểu đoàn đã thi đua, hoàn thành bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật 4 chiếc máy bay, bảo đảm đồng bộ, hệ số kỹ thuật đạt cao nhất, khi có lệnh là cơ động được ngay.
Nắng trưa trên đường băng sân bay Vạt-tày nhanh chóng làm khô những giọt mồ hôi vừa rơi xuống, thiêu kết những vệt muối trắng trên lưng áo những người lính thợ...

Viêng-chăn 11-2013

Chú thích ảnh:
-Trung tá Thoong-xỉ giới thiệu những thành tích chiến đấu và công tác của Trung đoàn Không quân 703.
- Nhân viên kỹ thuật Trung đoàn Không quân 703 trao đổi kỹ thuật kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay và vũ khí, khí tài hàng không.
- Thủ trưởng trung đoàn kiểm tra nhân viên kỹ thuật bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, khí tài hàng không.



 

audi 000

Xe đạp
Biển số
OF-351492
Ngày cấp bằng
20/1/15
Số km
30
Động cơ
266,600 Mã lực
Hay quá em hóng quả trực thăng ngon cụ nhỉ .
 

xuanlucvks

Xe tải
Biển số
OF-210234
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
431
Động cơ
319,720 Mã lực
Chúc cụ có chuyến đi vui vẻ
 

Mokkome

Xe máy
Biển số
OF-352542
Ngày cấp bằng
27/1/15
Số km
92
Động cơ
266,450 Mã lực
chúc cụ có chuyến đi vui vẻ và bổ ích
em xin phép ngồi hóng lấy thông tin , sang năm là em cũng làm 1 chuyến :D
 

Spring is me

Xe tải
Biển số
OF-351946
Ngày cấp bằng
22/1/15
Số km
223
Động cơ
268,230 Mã lực
Nơi ở
7.PĐP.HN
Website
nhabaoquandoi.blogtiengviet.net
chúc cụ có chuyến đi vui vẻ và bổ ích
em xin phép ngồi hóng lấy thông tin , sang năm là em cũng làm 1 chuyến :D
Cảm ơn cụ. Chết thật, tôi cũng thỉnh thoảng đi xe không gương, bởi ì cái xe không hiểu sao không lắp được gương vì cái hốc nhờn quá!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top