- Biển số
- OF-351946
- Ngày cấp bằng
- 22/1/15
- Số km
- 223
- Động cơ
- 268,230 Mã lực
- Nơi ở
- 7.PĐP.HN
- Website
- nhabaoquandoi.blogtiengviet.net
Tôi đã mấy lần đi sang nước bạn Cộng hòa DCND Lào công tác, đã viết nhiều bài về đất nước thân thiện này. Nay xin chia sẻ cùng với các Ofers những suy nghĩ, cảm nhận của tôi. Mong được sự động viên của bạn đọc. Các bài ký tên Spring is me là của tôi.
Rừng Lào thương nhớ các anh...
Doanh trại Sư đoàn bộ binh 1 (Quân đội nhân dân Lào) được xây dựng khang trang, liên hoàn và khá hiện đại. Đây là sư đoàn chủ lực, cơ động bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự chiến lược, quan trọng trong khu vực Thủ đô Viên Chăn. Đến với đơn vị “cận vệ”, được huấn luyện chu đáo, tinh nhuệ và thiện chiến, chúng tôi được cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn kể về những câu chuyện cảm động, tình cảm gắn bó với Bộ đội Việt Nam.
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm, giới thiệu: Các đơn vị tiền thân của sư đoàn đều đã từng sát cánh chiến đấu với Bộ đội Việt Nam trên các chiến trường ở Lào, trong đó có những chiến dịch như Nậm Bạc, Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng... Sư đoàn đã lập nhiều chiến công trong chiến tranh biên giới ở Bò-ten, tỉnh Xay-nha-bu-li; tiễu phỉ ở Bắc Lào và có những thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh cùng với Bộ đội Việt Nam đang được vận dụng, truyền thụ lại cho thế hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ hôm nay.
Cũng theo Sư đoàn trưởng Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm, từ tháng 7-2012, Sư đoàn tổ chức kết nghĩa với Sư đoàn bộ binh 324 (Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam). Nhiều hoạt động phối hợp, giao lưu giữa cán bộ, chiến sĩ hai sư đoàn Lào-Việt Nam càng thêm gắn bó, sâu sắc. Nhiều đoàn cựu chiến binh của Việt Nam trở lại thăm chiến trường xưa trên đất Lào đã về Sư đoàn. Ai cũng bồi hồi, xúc động, khi kể về những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ sát cánh cùng Bộ đội Pa-thét Lào (nay là Quân đội nhân dân Lào), được bà con các bộ tộc Lào giúp đỡ. Típ cơm nếp nương, củ sắn, ngọn rau của người dân Lào giúp bộ đội đánh giặc. Bộ đội bị thương được bà con vào rừng sâu lặn lội hái lá thuốc mang về điều trị... Những hình ảnh đó còn lưu giữ ở Nhà truyền thống của Sư đoàn.
Ấn tượng và bất ngờ với chúng tôi được trực tiếp gặp gỡ một “hiện vật sống” đang được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 1 trân trọng, quan tâm, chăm sóc. Ông Bút (tên người dân Lào đặt cho) là một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã có hơn 40 năm gắn bó sát cánh chiến đấu với tiền thân của Sư đoàn 1 và các đơn vị Bộ đội Pa-thét Lào. Ông kể, tên thật của ông là Nguyễn Văn Thắng, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, nhập ngũ từ năm 1950. Ông đã tham gia chiến đấu ở Thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông hành quân theo tuyến đường Trường Sơn, cùng đơn vị bổ sung cho mặt trận B4, rồi công tác ở Đoàn 968 (nay là Sư đoàn bộ binh 968), Sư đoàn 2 (Quân khu 5). Ông đã tham gia chiến đấu ở Xa-van-na-khệt, Át-tô-pư, Xiêng Khoảng... Đã ở tuổi ngoài 80, nên câu chuyện ông Bút kể ngắt quãng, có lúc ông trào nước mắt xúc động chẳng nhớ đã kể chuyện đến đâu.
Thiếu tá Bun-lượt, Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử và tổng kết của Sư đoàn nhắc ông Bút về những sự kiện ông đi vào các bản vận động nhân dân Lào ủng hộ bộ đội. Chuyện ông Bút tự học tiếng Lào, rồi dạy chữ viết cho Bộ đội Pa-thét Lào, mà kỷ vật là chiếc bút “Trường Sơn” của ông tặng cho một cán bộ Quân đội nhân dân Lào vẫn còn đang lưu giữ. Mối tình thủy chung son sắt giữa hai ****, hai dân tộc, hai Quân đội Việt Nam-Lào đã cụ thể hóa ở ngay Sư đoàn 1. Sư đoàn trưởng Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm cho biết: **** ủy, Ban chỉ huy Sư đoàn giao cho Phòng Chính trị của sư đoàn chăm lo, phụng dưỡng ông Bút. Sư đoàn đã xây nhà, rào vườn cho ông, chu cấp tiền lương hưu với cấp hàm chuẩn úy, như quân nhân hiện đang công tác. Sự chăm sóc ấy khiến ông Bút luôn yên tâm, gắn bó với đất nước Lào, quê hương thứ hai của ông. Còn cứ vào dịp ngày nghỉ, ngày lễ, tết, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 1 đến thăm hỏi, tặng quà, nghe ông kể chuyện chiến đấu, về mối tình Lào-Việt...
Từ Sư đoàn 1, đi qua những cánh rừng, vượt sông Mê Kông, chúng tôi đến thăm Đại tá Bun-liên Văn-ma-ni, nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Xay-nha-bu-ly. Năm nay đã bước vào tuổi 70, nhưng ông còn tráng kiện lắm. Đại tá Bun-liên nhập ngũ năm 1959, khi mới 13 tuổi. Ông trải qua các chiến trường, chiến đấu chống Mỹ ở Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Phông Xa Lỳ, sát cánh cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam. Ông tham gia cùng Bộ đội Việt Nam đánh hàng chục trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Đại tá Bun-liên trên cương vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 406 của Quân khu miền Bắc Lào, phối hợp với Tiểu đoàn 409 vào giải phóng Luông Pha Băng và Thủ đô Viêng Chăn năm 1975... Đại tá Bun-liên bồi hồi: Trong chiến công chung và của cá nhân tôi, đều có sự giúp đỡ to lớn của Bộ đội Việt Nam. Những năm tháng khó khăn nhất, người dân Lào thiếu đói, đơn vị chúng tôi đều được nhân dân và Bộ đội Việt Nam giúp đỡ, cung cấp gạo muối để huấn luyện, chiến đấu. Trên đất nước Lào, trong những cánh rừng, có nhiều chiến sĩ quân tình nguyện nằm xuống. Sau ngày đất nước giải phóng và những năm gần đây, cùng với các Đội tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ Việt Nam, chúng tôi đã lặn lội đến các cánh rừng, tìm hài cốt liệt sĩ. Riêng tôi, cùng đồng cí Khăm-lơi, bạn chiến đấu cũ từ năm 1999 đến nay, đã đến các trận địa chiến đấu, tìm kiếm được hàng chục hài cốt bộ đội tình nguyện Việt Nam. Công việc hiện nay vẫn còn tiếp tục. Rừng Lào vẫn thương nhớ các anh...
Rừng Lào thương nhớ các anh...
Doanh trại Sư đoàn bộ binh 1 (Quân đội nhân dân Lào) được xây dựng khang trang, liên hoàn và khá hiện đại. Đây là sư đoàn chủ lực, cơ động bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự chiến lược, quan trọng trong khu vực Thủ đô Viên Chăn. Đến với đơn vị “cận vệ”, được huấn luyện chu đáo, tinh nhuệ và thiện chiến, chúng tôi được cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn kể về những câu chuyện cảm động, tình cảm gắn bó với Bộ đội Việt Nam.
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm, giới thiệu: Các đơn vị tiền thân của sư đoàn đều đã từng sát cánh chiến đấu với Bộ đội Việt Nam trên các chiến trường ở Lào, trong đó có những chiến dịch như Nậm Bạc, Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng... Sư đoàn đã lập nhiều chiến công trong chiến tranh biên giới ở Bò-ten, tỉnh Xay-nha-bu-li; tiễu phỉ ở Bắc Lào và có những thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh cùng với Bộ đội Việt Nam đang được vận dụng, truyền thụ lại cho thế hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ hôm nay.
Cũng theo Sư đoàn trưởng Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm, từ tháng 7-2012, Sư đoàn tổ chức kết nghĩa với Sư đoàn bộ binh 324 (Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam). Nhiều hoạt động phối hợp, giao lưu giữa cán bộ, chiến sĩ hai sư đoàn Lào-Việt Nam càng thêm gắn bó, sâu sắc. Nhiều đoàn cựu chiến binh của Việt Nam trở lại thăm chiến trường xưa trên đất Lào đã về Sư đoàn. Ai cũng bồi hồi, xúc động, khi kể về những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ sát cánh cùng Bộ đội Pa-thét Lào (nay là Quân đội nhân dân Lào), được bà con các bộ tộc Lào giúp đỡ. Típ cơm nếp nương, củ sắn, ngọn rau của người dân Lào giúp bộ đội đánh giặc. Bộ đội bị thương được bà con vào rừng sâu lặn lội hái lá thuốc mang về điều trị... Những hình ảnh đó còn lưu giữ ở Nhà truyền thống của Sư đoàn.
Ấn tượng và bất ngờ với chúng tôi được trực tiếp gặp gỡ một “hiện vật sống” đang được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 1 trân trọng, quan tâm, chăm sóc. Ông Bút (tên người dân Lào đặt cho) là một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã có hơn 40 năm gắn bó sát cánh chiến đấu với tiền thân của Sư đoàn 1 và các đơn vị Bộ đội Pa-thét Lào. Ông kể, tên thật của ông là Nguyễn Văn Thắng, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, nhập ngũ từ năm 1950. Ông đã tham gia chiến đấu ở Thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông hành quân theo tuyến đường Trường Sơn, cùng đơn vị bổ sung cho mặt trận B4, rồi công tác ở Đoàn 968 (nay là Sư đoàn bộ binh 968), Sư đoàn 2 (Quân khu 5). Ông đã tham gia chiến đấu ở Xa-van-na-khệt, Át-tô-pư, Xiêng Khoảng... Đã ở tuổi ngoài 80, nên câu chuyện ông Bút kể ngắt quãng, có lúc ông trào nước mắt xúc động chẳng nhớ đã kể chuyện đến đâu.
Thiếu tá Bun-lượt, Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử và tổng kết của Sư đoàn nhắc ông Bút về những sự kiện ông đi vào các bản vận động nhân dân Lào ủng hộ bộ đội. Chuyện ông Bút tự học tiếng Lào, rồi dạy chữ viết cho Bộ đội Pa-thét Lào, mà kỷ vật là chiếc bút “Trường Sơn” của ông tặng cho một cán bộ Quân đội nhân dân Lào vẫn còn đang lưu giữ. Mối tình thủy chung son sắt giữa hai ****, hai dân tộc, hai Quân đội Việt Nam-Lào đã cụ thể hóa ở ngay Sư đoàn 1. Sư đoàn trưởng Xỏn-thoong Kẹo-la-khăm cho biết: **** ủy, Ban chỉ huy Sư đoàn giao cho Phòng Chính trị của sư đoàn chăm lo, phụng dưỡng ông Bút. Sư đoàn đã xây nhà, rào vườn cho ông, chu cấp tiền lương hưu với cấp hàm chuẩn úy, như quân nhân hiện đang công tác. Sự chăm sóc ấy khiến ông Bút luôn yên tâm, gắn bó với đất nước Lào, quê hương thứ hai của ông. Còn cứ vào dịp ngày nghỉ, ngày lễ, tết, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 1 đến thăm hỏi, tặng quà, nghe ông kể chuyện chiến đấu, về mối tình Lào-Việt...
Từ Sư đoàn 1, đi qua những cánh rừng, vượt sông Mê Kông, chúng tôi đến thăm Đại tá Bun-liên Văn-ma-ni, nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Xay-nha-bu-ly. Năm nay đã bước vào tuổi 70, nhưng ông còn tráng kiện lắm. Đại tá Bun-liên nhập ngũ năm 1959, khi mới 13 tuổi. Ông trải qua các chiến trường, chiến đấu chống Mỹ ở Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Phông Xa Lỳ, sát cánh cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam. Ông tham gia cùng Bộ đội Việt Nam đánh hàng chục trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Đại tá Bun-liên trên cương vị Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 406 của Quân khu miền Bắc Lào, phối hợp với Tiểu đoàn 409 vào giải phóng Luông Pha Băng và Thủ đô Viêng Chăn năm 1975... Đại tá Bun-liên bồi hồi: Trong chiến công chung và của cá nhân tôi, đều có sự giúp đỡ to lớn của Bộ đội Việt Nam. Những năm tháng khó khăn nhất, người dân Lào thiếu đói, đơn vị chúng tôi đều được nhân dân và Bộ đội Việt Nam giúp đỡ, cung cấp gạo muối để huấn luyện, chiến đấu. Trên đất nước Lào, trong những cánh rừng, có nhiều chiến sĩ quân tình nguyện nằm xuống. Sau ngày đất nước giải phóng và những năm gần đây, cùng với các Đội tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ Việt Nam, chúng tôi đã lặn lội đến các cánh rừng, tìm hài cốt liệt sĩ. Riêng tôi, cùng đồng cí Khăm-lơi, bạn chiến đấu cũ từ năm 1999 đến nay, đã đến các trận địa chiến đấu, tìm kiếm được hàng chục hài cốt bộ đội tình nguyện Việt Nam. Công việc hiện nay vẫn còn tiếp tục. Rừng Lào vẫn thương nhớ các anh...