Chùa Đất Sét có hàng nghìn pho tượng đất sét với kiến trúc độc đáo. Nó còn đại diện văn hóa của Đạo Phật đồng nguyên. Đặc biệt, không chỉ nổi bật với hơn 1000 tượng đất sét mà ở đây còn có những con linh vật cỡ lớn bằng người thật được xây dựng bằng đất sét. Và 4 cặp nến to lớn như cột nhà, ước tính nếu đốt lên thì phải mất 70-80 năm mới cháy hết.
Cổng Tam Quan được xây kiên cố và lợp ngói. Mặt tiền chùa được xây bằng gạch ngói hiện đại. Nhưng bên trong đa phần giữ nguyên kiến trúc cũ với cấu tạo chủ yếu là gỗ.
Hiện tại ngôi chùa Đất Sét đã được công nhận là di tích cấp tỉnh. Chùa hiện tại chưa phải là cấp quốc gia là vì vẫn còn thuộc sở hữu của dòng họ Ngô. Trụ trì hiện tại vẫn là cháu của ông Ngô Kim Tòng.
CHÙA DƠI
Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng chừng 2,5km, tại đường Lê Hồng Phong, phường 3. Chùa Dơi (hay còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatúp)
Theo như ghi chép của các thư tịch cổ viết trên lá đang được bào tổn và lưu giữ. Chùa Dơi được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI (năm 1569) với tên gọi theo tiếng Khmer là “Serây tê chô mahatúp”, có nghĩa là ngôi chùa “do phúc đức tạo nên”.
Cổng vào chùa
Hoa văn hoạ tiết tinh xảo
Là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên Quốc lộ 1A (tuyến Bạc Liêu – Cà Mau), thuộc Giáo phận Cần Thơ, và nằm trên địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Theo truyền miệng của người dân kể lại, sở dĩ nhà thờ Cha Diệp trở nên nổi tiếng là do sự linh thiêng của Cha Diệp đem lại ” ai đến khấn đều gì cũng đều được”.