Hôm và rồi đi nhậu cùng mấy ông bạn, lúc về vô tình ra lấy xe mới phát hiện bộ khoá cửa của mình bị trùng mã với 1 xe trong bãi. Veef nhà tìm hiểu mới thấy bộ khoá cửa theo xe của mình dùng mã hoá/ giải mã PT2260/PT2272, đặt mã bằng chuyển mạch, tần số 315MHz, với 8 đầu mã hoá thì khả năng trùng mã là rất cao, hơn nữa hiện nay bọn khựa đang bán bộ dò mã này chỉ mấy trăm ngàn nên nguy cơ bị mở cửa là cực kỳ cao. Bắt đầu tìm hiểu thì thấy hiện nay có 3 loại mã chính là
1. Fix code: đây là mã cố định, đặt cố định mã bảo mật bằng mạch cứng (chuyển mạch, hàn...) dạng này là PT226x / PT227x, hhọc một số IC của khựa... đây là loại rẻ tiền nhất, dễ thực hiện nhất tuy nhiên khả năng trùng mã là rất lớn, cực kỳ dễ dò mã.
2. Learning code: Đây cũng là dạng mã cố định tuy nhiên số bit mã hoá lớn hơn nên khả năng bảo mật cũng cao hơn chút, tuy nhiên vẫn có khả năng bị copy/dò dễ dàng
3. Rolling code: Đây là dạng mã hoá bảo mật rất cao, mỗi lần bấm điều khiển thì thuật toán sẽ tạo ra một mã khác nhau và không trùng nhau. kết hợp với mã hoá số serial 28 bit, manufacturing code 64 bit. nên khả năng bảo mật cực cao và khả năng trung mã là gần như không có. Tuy nhiên giá thành cũng đắt nhất, loại mã nhảy này chỉ áp dụng cho các xe đời mới, các thiết bị khoá yêu cầu có tính bảo mật cao. loại này thì không thể copy được chìa khoá (keyfob) trong trường hợp mất chìa khoá, chỉ cần mua đúng chìa của nhà sx (trùng mã manufacturing)xoá chìa cũ khỏi bộ nhớ và cho bộ điều khiển học chìa mới là OK. Loại rolling code thì có nhiều nhà sx, tuy nhiên nổi tiếng nhất là các IC mã hoá/ giải mã của Microchip USA.
Thôi lan man thế đủ rồi, giờ em mô tả hành trình của em. đầu tiên là đặt hàng Keyfob rolling code dùng IC mã hoá HCS301 của microchip.
Tiếp theo là module RF TX - Mô đun thu sóng RF 433.92MHz
Chíp Vi điều khiển của Microchip PIC16F876, PIC16F628... với ững dụng giải mã / khoá cửa thì em chỉ cần loại 16F628 là đủ chân rồi.
Bây giờ đến công đoạn thiết kế mạch in, PCB
Xong bây giờ là in mạch và lắp linh kiện lên. Hoàn thiện thì nó như thế này, đây là mạch test.
Lắp luôn cả chuột lên để test cho máu
Vậy là phần cứng đã xong. Bây giờ là phần code phần mềm. Download datasheet của HCS301, PIC16F628 để nghiên cứu, sau hơn 1 tuần code và sửa lỗi cuối cùng cũng làm cho chìa khoá và mạch nhận được nhau và điều khiển được.
Tiếp đến mất thêm mấy hôm nữa để lập trình hoàn thiện chức năng cho bộ khoá, như chức năng báo động khi mở cửa (Thief alarm) thu thập tín hiệu trạng thái của chuột cửa, trạng thái đóng cánh cửa. thêm chức năng tự lên kính, tự gập gương khi khoá cửa, tự lock khi đạt tốc độ và tự mở khi tắt máy. Vậy là đã hoàn hiện tự DIY một bộ khoá cửa trung tâm với giá thành rất hợp lý và đủ chức năng mình yêu cầu. Các cụ có ý tưởng gì bổ xung thêm chức năng không ạ.
Đây là video test
Hôm sau em sẽ up quá trình lắp lên xe ạ. Em đang đặt in mạch chất lượng cao và vỏ hộp nữa cho chuẩn luôn.
Thời gian tới nếu có thời gian em sẽ phát triển ver 2, nâng cấp thành hệ thống PKE (Passive keyless entry) và start - stop...
Một chút chia sẻ, có gì mong các cụ bỏ quá nhé. Chúc cccm mạnh khoẻ - thành công ạ!
1. Fix code: đây là mã cố định, đặt cố định mã bảo mật bằng mạch cứng (chuyển mạch, hàn...) dạng này là PT226x / PT227x, hhọc một số IC của khựa... đây là loại rẻ tiền nhất, dễ thực hiện nhất tuy nhiên khả năng trùng mã là rất lớn, cực kỳ dễ dò mã.
2. Learning code: Đây cũng là dạng mã cố định tuy nhiên số bit mã hoá lớn hơn nên khả năng bảo mật cũng cao hơn chút, tuy nhiên vẫn có khả năng bị copy/dò dễ dàng
3. Rolling code: Đây là dạng mã hoá bảo mật rất cao, mỗi lần bấm điều khiển thì thuật toán sẽ tạo ra một mã khác nhau và không trùng nhau. kết hợp với mã hoá số serial 28 bit, manufacturing code 64 bit. nên khả năng bảo mật cực cao và khả năng trung mã là gần như không có. Tuy nhiên giá thành cũng đắt nhất, loại mã nhảy này chỉ áp dụng cho các xe đời mới, các thiết bị khoá yêu cầu có tính bảo mật cao. loại này thì không thể copy được chìa khoá (keyfob) trong trường hợp mất chìa khoá, chỉ cần mua đúng chìa của nhà sx (trùng mã manufacturing)xoá chìa cũ khỏi bộ nhớ và cho bộ điều khiển học chìa mới là OK. Loại rolling code thì có nhiều nhà sx, tuy nhiên nổi tiếng nhất là các IC mã hoá/ giải mã của Microchip USA.
Thôi lan man thế đủ rồi, giờ em mô tả hành trình của em. đầu tiên là đặt hàng Keyfob rolling code dùng IC mã hoá HCS301 của microchip.
Tiếp theo là module RF TX - Mô đun thu sóng RF 433.92MHz
Chíp Vi điều khiển của Microchip PIC16F876, PIC16F628... với ững dụng giải mã / khoá cửa thì em chỉ cần loại 16F628 là đủ chân rồi.
Bây giờ đến công đoạn thiết kế mạch in, PCB
Xong bây giờ là in mạch và lắp linh kiện lên. Hoàn thiện thì nó như thế này, đây là mạch test.
Lắp luôn cả chuột lên để test cho máu
Vậy là phần cứng đã xong. Bây giờ là phần code phần mềm. Download datasheet của HCS301, PIC16F628 để nghiên cứu, sau hơn 1 tuần code và sửa lỗi cuối cùng cũng làm cho chìa khoá và mạch nhận được nhau và điều khiển được.
Tiếp đến mất thêm mấy hôm nữa để lập trình hoàn thiện chức năng cho bộ khoá, như chức năng báo động khi mở cửa (Thief alarm) thu thập tín hiệu trạng thái của chuột cửa, trạng thái đóng cánh cửa. thêm chức năng tự lên kính, tự gập gương khi khoá cửa, tự lock khi đạt tốc độ và tự mở khi tắt máy. Vậy là đã hoàn hiện tự DIY một bộ khoá cửa trung tâm với giá thành rất hợp lý và đủ chức năng mình yêu cầu. Các cụ có ý tưởng gì bổ xung thêm chức năng không ạ.
Đây là video test
Thời gian tới nếu có thời gian em sẽ phát triển ver 2, nâng cấp thành hệ thống PKE (Passive keyless entry) và start - stop...
Một chút chia sẻ, có gì mong các cụ bỏ quá nhé. Chúc cccm mạnh khoẻ - thành công ạ!
Chỉnh sửa cuối: