[Funland] Hành trình cứu sống cậu bé gốc Việt của vợ chồng Mỹ

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,172
Động cơ
571,949 Mã lực
Thật là một câu chuyện cảm động cho cậu bé người Việt được vợ chồng Hope cưu mang. Nhiều người phương tây có trái tim rất nhân hậu. Có lẽ góc nhìn người châu Á khi nhận con nuôi sẽ khác rất nhiều so với người Âu, Mỹ?? Em vô tình đọc bài này nên chia sẻ lại để các OFers cùng suy ngẫm xem sao.

 

Vn-Index

Xe buýt
Biển số
OF-61749
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
533
Động cơ
442,147 Mã lực
Rất khó đánh giá được suy nghĩ của họ, thậm chí còn chủ động tìm các con bị khuyết tật hay dị tật để nhận nuôi và làm thay đổi 1 số phận. Em nghĩ hay chăng do nền giáo dục của họ?
 

KenKing

Xe tải
Biển số
OF-511233
Ngày cấp bằng
20/5/17
Số km
273
Động cơ
187,721 Mã lực
Khi xem xong video mình thật sự cảm động và khâm phục cách suy nghĩ của người phường Tây. Họ có suy nghĩ mà mình chắc phải tụt lùi sau họ cả một thế kỷ.
 

AcMilan90

Xe tăng
Biển số
OF-145863
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
1,086
Động cơ
383,369 Mã lực
Sáng ra được xem thấy quá cảm động và cảm phục vợ chồng bà Hope đã mang cứu và mang lại một cuộc sống cho một bé tưởng như đã chết.

Hành trình cứu sống cậu bé gốc Việt của vợ chồng Mỹ - VnExpress

Cuộc đoàn tụ sau 18 năm của cậu bé gốc Việt - VnExpress

Ngày đoàn tụ của cậu bé gốc Việt - VnExpress Đời sống

Ngày đoàn tụ của cậu bé gốc Việt
BÌNH PHƯỚCChiếc ôtô dừng trước một khu trọ ở TP Đồng Xoài, cửa bật mở, chàng trai người Mỹ lao tới ôm chầm người phụ nữ đang đứng chờ rồi cả hai bật khóc.

Phía sau họ, bà Hope Ettore, 51 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, mỉm cười cầm điện thoại ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc, lần đầu tiên sau 18 năm, Samuel và mẹ ruột gặp nhau.

"Mẹ yêu con", chị Nguyễn Thị Liên, 37 tuổi, người phụ nữ đang ôm Samuel nói trong nước mắt. Mười tám năm mang nỗi đau mất con nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt dài, lông mày rậm, mắt, mũi, miệng giống chồng y đúc, chị biết nỗi đau đã được xóa.

Samuel Ian Ettore (tên tiếng Việt là Nguyễn Lê Hùng), 18 tuổi, vỗ vỗ vai mẹ dù không hiểu ba từ chị Liên vừa nói là gì.

Samuel Ian Ettore (tên tiếng Việt Nguyễn Lê Hùng) và mẹ ruột, chị Nguyễn Thị Liên lần đầu gặp nhau sau 18 năm, sáng 18/7. Ảnh: Minh Tâm.

Samuel Ian Ettore (tên tiếng Việt Nguyễn Lê Hùng) và mẹ ruột, chị Nguyễn Thị Liên lần đầu gặp nhau sau 18 năm, chiều 18/7. Ảnh: Minh Tâm.

Sam giục hai người phụ nữ vào nhà vì cứ đứng đây khóc "hàng xóm nhìn kỳ lắm". Chị Liên kể vài đêm nay mất ngủ và suy nghĩ rất nhiều. Chị giận mình vì để con có cha mẹ nhưng mang tiếng mồ côi rồi lo lắng không biết con có cho mình ôm không. "Nhưng không ngờ, khi nhìn thấy mình, con đã chạy tới ôm vào lòng. Đó là niềm hạnh phúc không gì tả nổi", Liên nói.

Thấy người mẹ trẻ khóc hoài, bà Hope bước đến ôm và an ủi. Bà nói, cuộc hội ngộ này như một giấc mơ ngoài đời thật và việc gia đình bỏ Samuel ở bệnh viện là một sự cố đáng tiếc, khuyên chị Liên đừng tự trách mình. "Hôm nay con được đoàn tụ với gia đình ruột thịt, đó là món quà tôi dành cho con khi tròn 18 tuổi", người mẹ nuôi chia sẻ.

Năm 2004, chị Liên mang song thai nhưng đến tháng thứ 6 của thai kỳ thì vỡ ối sinh non. Hai bé trai sinh ra với thể trạng rất yếu và mắc bệnh u máu. Để giữ mạng sống cho hai đứa trẻ, các bác sĩ phải chuyển các bé từ bệnh viện Phú Riềng về bệnh viện Đồng Xoài và sau cùng là đưa vào Nhi Đồng 1 (TP HCM) chăm sóc trong lồng kính.

Người mẹ nhớ lại, sau khi con ra đời, cô không còn sức lực, nằm im trên giường bệnh, nước mắt cứ chảy vì chưa kịp nhìn mặt con. "Mọi người nói hai đứa con tôi sinh ra số khổ vì trời toàn mưa", chị nói.

Những ngày sau đó, mọi việc chăm con đều nhờ cả vào chồng, anh Lê Xuân Hùng cùng người thân bên nội ngoại. Theo lời anh Hùng, các con vì sức khỏe yếu nên được chăm sóc trong lồng kính. Khi đó, vì nhà nghèo, không có tiền điều trị, anh Hùng đành gửi con ở viện và trở về Bình Phước.

Hơn một tháng sau anh quay lại bệnh viện nhưng các con không còn ở đó. "Tôi hỏi bác sĩ mới biết cậu anh tên Nguyễn Lê Hùng được chuyển qua trại trẻ mồ côi ở quận Gò Vấp. Còn bé em thì không rõ tin tức. Thằng bé còn sống hay đã mất tôi cũng không biết", người cha ruột nhớ lại.

Gia đình cũng từng vài lần đến trại trẻ thăm con, định đón về nuôi nhưng cán bộ nói bệnh của con rất nặng, không được chăm sóc y tế sẽ chết, khuyên họ nên để con ở lại, tìm người nhận nuôi để được ra nước ngoài điều trị.

Bà Hope Ettore (áo vàng) cùng Samuel đến thăm bà ngoại Nguyễn Thị Tuyên ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, chiều 17/8. Ảnh: Minh Tâm.

Bà Hope Ettore (áo vàng) cùng Samuel đến thăm bà ngoại Nguyễn Thị Tuyên ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, chiều 17/8. Ảnh: Minh Tâm.

Năm 2005, bà Hope Ettore và chồng đến TP HCM liên hệ với trại trẻ mồ côi nêu nguyện vọng muốn nhận nuôi và đưa Sam về Mỹ chữa bệnh. Khi ấy em mới được 16 tháng tuổi.

Kể từ đó, vợ chồng Liên không còn tin tức gì về con. Suốt 18 năm qua, mỗi khi nhớ con, Liên chỉ biết nhìn vào tấm ảnh chụp nửa mặt con lúc mới sinh và cầu nguyện một ngày nào đó con trở về. "Nhiều lần nhờ anh trai ở Sài Gòn, chạy xe ôm tìm thông tin về con nhưng vô ích. Tôi đau lòng rồi tự trách mình là người mẹ nhu nhược, không lo được cho con", chị nói.

Bà Nguyễn Thị Tuyên (bà ngoại Sam) nhớ lại khoảng thời gian đó, bà đi bán vé số ở Bình Phước, rồi tranh thủ nghe ngóng tin tức nhưng cũng không được gì. Nuôi hy vọng tìm được cháu, bà Tuyên đến gặp thầy bói, họ phán "cháu bà đã mất". "Tôi về mua đồ vàng mã quần áo, sách vở, đồ chơi... đốt cho cháu. Từ đó tôi cứ ngỡ là hai cháu không còn sống trên đời", bà lão 75 tuổi phân trần.

Ở bên kia nửa vòng trái đất, cậu bé Sam với đủ thứ bệnh và khối u ở mặt đã được vợ chồng bà Hope tìm mọi cách cứu chữa. Cậu bé trải qua 5 lần phẫu thuật mặt, hai lần phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực và vẻ ngoài bình thường. Năm nay, Samuel chuẩn bị vào đại học.

Dốc lòng chữa trị cho con, vợ chồng người phụ nữ Mỹ không quên nói với Sam về nguồn gốc của cậu. "Mẹ kể với tôi, bố mẹ đẻ vì muốn tôi có cơ hội chữa trị mới cho tôi đi. Tôi rất muốn tìm lại họ. Chắc chắn họ cũng đang rất nhớ và mong gặp lại tôi", Sam nói.

Những năm qua, bà Hope nhiều lần nhờ một người Việt ở Mỹ trên nhóm Kids Without Borders (Trẻ em không biên giới) tìm người thân cho con. Nhưng ngoài tên và quê quán, họ chẳng còn chút manh mối nào.

Gần đây, bác sĩ nói bà không còn nhiều thời gian khi ung thư vú đã di căn nên nguyện vọng lớn cuối cùng của bà là tìm lại được cha mẹ ruột cho con trai nuôi. Cuối tháng 5, qua một người bạn Việt Nam thời đại học, bà đưa thông tin lên mạng, bằng hai ngôn ngữ, chia sẻ khắp các hội nhóm. Trong vòng 24 tiếng, Hope và Sam đã kết nối được với mẹ ruột ở Bình Phước.

Chị Giang (quê Bình Phước) là người thông báo tin tức về Samuel cho ba mẹ ruột. Chị kể, khi ấy lướt mạng thấy dòng tin của đứa cháu bên Mỹ chia sẻ tìm người thân cho cậu bé Samuel ở Bình Phước. Ngay sau đó, chị Giang đã tìm hiểu thông tin và biết chị Nguyễn Thị Tiến (dì ruột Samuel), là công nhân cùng công ty với mình, có đứa cháu mất liên lạc nhiều năm.

"Tôi báo tin là thằng bé vẫn còn sống và muốn tìm lại ba mẹ ruột. Ban đầu dì Sam chưa tin là sự thật, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh cháu có cục u trên mặt, y đúc lúc mới sinh, cô ấy giật mình bật khóc 'đúng là cháu em rồi'", chị Giang kể.

Ngay trong hôm 26/5, Liên đã liên hệ với người bạn của bà Hope, nhận là mẹ của Samuel. Qua trao đổi thông tin và ảnh chụp lúc nhỏ của Samuel, bà Hope tin Liên chính là mẹ ruột và không cần xét nghiệm ADN.

Một ngày tháng 6, Samuel ngồi trước màn hình máy tính tại nhà ở Mỹ và nhận cuộc gọi video từ cách nửa vòng Trái đất. Người phụ nữ đầu bên kia vẫy tay chào, rồi bật khóc. "Mừng không thể nói được câu gì, mình chỉ biết nhìn con mà không thể nói câu 'mẹ xin lỗi' như đã định", Liên nhớ lại.

Những ngày sau đó là liên tục những cuộc gọi, mẹ con trò chuyện cùng nhau. Nhưng vì ngại làm phiền người phiên dịch nên Liên chủ động tự nhắn tin cho con. Từ ngày biết con còn sống, nỗi nhớ càng nhiều hơn. Nhiều lần mở điện thoại chị muốn nhấn nút gọi nhưng lại không biết nói sao cho con hiểu, nên lại tắt. "Tôi cứ nhìn màn hình bấm bấm rồi xóa, xong chỉ nhắn là 'con yêu ngủ ngon'. Không biết làm gì để thổ lộ tình cảm dành cho con", người mẹ nói.

Kết nối được ruột thịt cho cậu con trai, bà Hope cùng Sam hẹn tháng 8 sẽ sang Việt Nam để gia đình đoàn tụ.

Sau cuộc gặp cha mẹ, chiều 17/8, Sam cùng cả gia đình về thăm bà ngoại ở huyện Đồng Phú. Khi người con trai bước xuống xe, già trẻ bước lại ôm chầm lấy nhau trong tiếng nấc nghẹn ngào. Bà Hope cất lời bằng một câu tiếng Việt "Xin chào" rồi để mọi người khóc.

Bà ngoại nắm tay đứa cháu, hết ôm, rồi lại hôn. "Thương lắm. Gia đình mừng rớt nước mắt, 18 năm mới gặp được cháu. Cảm ơn anh chị bên đó đã cưu mang cháu", bà lão thì thầm.

Mặc dù không nói chuyện được với các em nhưng Samuel vẫn cố gắng gần gũi, rủ em trai cùng chơi rubic. Ảnh: Minh Tâm.

Mặc dù không nói chuyện được với các em nhưng Samuel vẫn cố gắng gần gũi, rủ em trai cùng chơi rubic. Ảnh: Minh Tâm.

Chiều đến, ba ruột dẫn Samuel cùng gia đình mẹ nuôi đi tham quan vườn cao su. Tự tay cạo lớp vỏ cao su, hứng từng giọt nhựa đang chảy, thông qua lời của phiên dịch, anh Hùng chỉ cho con biết đây là công việc mình đang làm.

"Cảm giác thật ấm áp. Tôi được nghe ba kể về quê hương mình. Nhìn thấy khuôn mặt gầy gò của ba, giọt nước mắt của mẹ, tôi muốn nói rằng tôi yêu họ và tôi không hề trách họ đã bỏ mình", chàng trai 18 tuổi thổ lộ.

Bữa cơm tối hôm đó, chị Liên gắp cho con trai miếng thịt gà, mắt chớp chớp ý nói "ăn đi con", rồi vội lấy tay lau nước mắt. "18 năm, lần đầu tiên tôi được tự tay gắp thức ăn cho con", cô nói.

Bà Hope tranh thủ kể thêm về cuộc sống của Samuel từ khi sang Mỹ, quá trình điều trị và dạy con nên người. Bà nói, Samuel là đứa trẻ giàu tình cảm. Ngày nào cậu cũng nói yêu mẹ. Thời gian bà bị bệnh, cậu bé luôn bên cạnh động viên, nấu ăn cho gia đình.

Tối đến, người mẹ ruột cứ thao thức không ngủ được vì mừng. "Tôi không dám mong Samuel sẽ về đây sống cùng. Tôi chỉ mong sao bà Hope sống lâu hơn nữa để Samuel có cơ hội được báo hiếu ơn dưỡng dục của bà", chị Liên nói.

Sau hai ngày gặp gỡ gia đình ruột thịt, Samuel cùng mẹ nuôi bay về Mỹ để chuẩn bị cho kỳ đại học sắp tới. Cậu hứa sẽ trở về thăm ba mẹ ruột khi có điều kiện. "Tôi sẽ học tiếng Việt để có thể tâm sự nhiều hơn với ba mẹ ruột. Lần sau trở về nhà, tôi sẽ tự tay làm bánh và nấu ăn cho gia đình...", chàng thanh niên người Mỹ gốc Việt chia sẻ.


Vợ chồng Mỹ tái sinh cuộc đời cậu bé Việt có khuôn mặt lạ - VnExpress Đời sống

Vợ chồng Mỹ tái sinh cuộc đời cậu bé Việt có khuôn mặt lạ
MỸGần 17 năm trước, khi vợ chồng chị Hope Ettore nhận Nguyễn Lê Hùng làm con nuôi, cậu bé nhỏ xíu, người đầy ghẻ và gần nửa khuôn mặt bị khối u che kín.

Bây giờ Hùng (tên mới là Samuel) đã là một thanh niên 18 tuổi khỏe mạnh, khuôn mặt thanh tú. "Con đã tốt nghiệp cấp ba và sắp sửa vào đại học", chị Hope, 51 tuổi, ở San Diego, California, nói. Hành trình 17 năm nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã không ít gian nan, với vợ chồng chị, khó khăn ấy nhiều hơn gấp bội. Ngày Samuel mới sang Mỹ, các bác sĩ từng nói cậu bé sẽ không thể nói chuyện hay đi học bình thường.

Samuel, tên tiếng Việt là Nguyễn Lê Hùng khi mới được bố mẹ người Mỹ nhận nuôi, năm 2005. Ảnh: Hope Ettore

Samuel, tên tiếng Việt là Nguyễn Lê Hùng khi mới được bố mẹ người Mỹ nhận nuôi, năm 2005. Ảnh: Hope Ettore

Những năm 1990, chị Hope là nhà dịch tễ học sang Đông Nam Á làm việc. Tiếp xúc hàng ngày với những đứa trẻ nghèo đói, ốm yếu, mong ước của chị là một ngày nào đó có thể nhận một trong số chúng về nuôi.

"Tôi luôn cầu nguyện Chúa dẫn đường cho mình. Vào một đêm, tôi mơ thấy mình đang đi bộ ở TP HCM", chị kể. Nghĩ giấc mơ này là tín hiệu, năm 2005, chị và chồng là anh John Ettore liên hệ với trại trẻ mồ côi ở quận Gò Vấp, TP HCM nêu nguyện vọng muốn nhận con nuôi. Trại trẻ giới thiệu cho vợ chồng chị một cậu bé bị u máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác, tên Nguyễn Lê Hùng, 16 tháng tuổi. Xem bức ảnh cán bộ trại trẻ gửi đến, vợ chồng Hope choáng váng, không nghĩ tình trạng con nghiêm trọng đến vậy.

Hai vợ chồng quyết định đến tận nơi thăm Hùng. Theo giấy tờ, cậu bé sinh năm 2004, quê ở Đồng Phú, Bình Phước. Tên bố được lưu lại là Lê Xuân Hùng, mẹ là Nguyễn Thị Liên. Mười sáu tháng tuổi, đáng lẽ biết đi nhưng Hùng lọt thỏm trong cũi như một đứa trẻ sơ sinh.

Cán bộ trại trẻ mồ côi kể, Hùng là đứa trẻ sinh non cùng với một người anh em sinh đôi khác. Vì cậu bị bệnh nên bố mẹ gửi trại trẻ, chỉ giữ lại đứa trẻ lành lặn.

Họ từng vài lần quay lại trại trẻ để thăm con, định đón về nuôi vì quá nhớ thương nhưng cán bộ nói nếu không được chăm sóc y tế Hùng sẽ chết, khuyên gia đình nên để con ở lại, tìm người nhận nuôi để được sang nước ngoài điều trị.

Lần đầu thấy cậu bé, chị Hope tiến lại gần hỏi chuyện. "Khoảnh khắc con nhoẻn miệng cười in đậm trong tim tôi, nhắc tôi phải cứu giúp con bằng được", chị nói.

Vợ chồng chị đón Nguyễn Lê Hùng về nuôi, đổi tên thành Samuel Ian Ettore. Hai tuần sau khi về Mỹ, chị sinh con gái út. Gia đình bốn người nay có thêm ba thành viên, cô bé mới sinh, Samuel và một cậu bé con nuôi khác, cũng 16 tháng tuổi, từ Ethiopia.

Bước đầu, vợ chồng Hope bổ sung dinh dưỡng, chữa bệnh nhiễm trùng, giúp Samuel có sức khỏe tốt nhất cho cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u. Nhưng vài tháng đầu, thằng bé ốm dặt dẹo, liên tục quấy khóc.

Khối u của Samuel chứa đầy các mạch máu, nên nguy cơ chảy máu gây tử vong luôn hiện hữu. Vợ chồng chị Hope bế con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, gặp hàng chục bác sĩ, nhưng không ai dám phẫu thuật cho Samuel. Sau những nỗ lực, vợ chồng chị Hope vỡ òa trong nước mắt khi một bác sĩ gật đầu đồng ý.

Vì khối u quá lớn, các nhân viên y tế phải chia thành từng giai đoạn phẫu thuật. Tổng cộng, cậu bé Việt trải qua 5 lần phẫu thuật mặt, hai lần phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực và vẻ ngoài bình thường.

Khó khăn không dừng lại ở đó. Samuel chậm nói, chậm đi, tiếp thu cũng chậm. Cậu bé được bố mẹ cho vật lý trị liệu, tập vận động, trị liệu ngôn ngữ, thực hành các liệu pháp hành vi để chữa chứng chậm phát triển. Đã có lúc, vợ chồng chị Hope nghi ngờ lòng kiên nhẫn của chính họ. "Tôi tự hỏi, có khi nào con sẽ phải sống phụ thuộc chúng tôi cả đời hay không", người mẹ nuôi nhớ lại.

Hàng ngày, ngoài đưa con đến các cơ sở điều trị, vợ chồng chị và các thành viên khác trong gia đình chung sức giúp Samuel thay đổi định mệnh. "Không chỉ phải bỏ ra chi phí điều trị khổng lồ, cha mẹ và các anh chị tập cho tôi đi, dạy cho tôi nói, đọc sách cho tôi nghe... Nhờ họ, tôi trưởng thành như một đứa trẻ bình thường", Samuel, nay đã tìm được một công việc có thu nhập, nói.

Samuel ở tuổi 18, sau khi được cha mẹ nuôi yêu thương, chăm sóc và giúp chữa trị. Ảnh: Hope Ettore

Samuel ở tuổi 18, sau khi được cha mẹ nuôi yêu thương, chăm sóc và giúp chữa trị. Ảnh: Hope Ettore

Dốc lòng chữa trị cho con nhưng vợ chồng chị Hope đồng thời thẳng thắn nói với Samuel về nguồn gốc của cậu. Là thành viên châu Á duy nhất trong gia đình, Samuel hay nhìn vào gương, thấy mình khác biệt. Nhưng sống ở nơi không có nhiều người gốc Á, cậu ít cơ hội khám phá văn hóa quê nhà.

Sợ con trai mất kết nối với cội nguồn, chị Hope dẫn cậu bé đến các lễ hội truyền thống được người Việt tổ chức ở Mỹ, mua những cuốn sách về Việt Nam tặng con. "Mẹ kể với tôi, bố mẹ đẻ vì muốn tôi có cơ hội chữa trị mới cho tôi đi", Samuel nói.

Hơn hai năm trước, gia đình chị Hope đã kết nối được với bố đẻ của con trai nuôi người Ethiopia. Duyên đoàn tụ của cậu con trai thứ tư càng giúp chị Hope có động lực tìm kiếm gia đình cho Samuel.

Người mẹ nuôi biết, dẫu ít kết nối với cộng đồng châu Á, nhưng hình hài, sở thích của Samuel gắn với dòng máu đang chảy trong người cậu. "Thằng bé bảo với tôi rất muốn tìm lại cha mẹ. Chắc chắn họ cũng nhớ con như con khát khao tìm họ. Con cũng rất thích ăn các món Việt, đặc biệt là phở", người mẹ kể.

Samuel - chàng trai người Việt (thứ ai từ trái sang)  được vợ chồng chị Hope (thứ ba từ phải sang) thương yêu như con đẻ. Trong ảnh là đại gia đình chị Hope chụp ảnh lưu niệm, năm 2022. Ảnh:  Hope Ettore

Gia đình chị Hope chụp ảnh lưu niệm năm 2022. Samuel đứng thứ hai từ trái sang cùng mẹ nuôi (thứ ba từ phải sang) và các anh chị em khác. Ảnh: Hope Ettore

Những năm qua, chị nhiều lần nhờ một người Việt sống ở Mỹ trên nhóm Kids Without Borders (Trẻ em không biên giới) tìm người thân cho con. Nhưng ngoài tên và quê quán, họ chẳng còn chút manh mối nào.

Gần đây, bác sĩ nói chị Hope không còn nhiều thời gian khi ung thư vú đã di căn. Qua một người bạn Việt Nam thời đại học, chị đưa thông tin tìm cha mẹ ruột cho con nuôi Việt lên mạng, bằng hai ngôn ngữ, chia sẻ khắp các hội nhóm.

Hôm 26/5, một phụ nữ quê Bình Phước đã liên hệ với người bạn Việt Nam của chị Hope, nhận là mẹ của Samuel. Bạn bè đang giúp chị Hope và Samuel kết nối với người này, tiến hành làm xét nghiệm ADN. "Tôi kỳ vọng sẽ có một kết quả như mong đợi. Lúc đó, tôi có thể tặng cho Samuel món quà ý nghĩa nhất của tuổi 18", chị Hope hào hứng nói.

Nếu kết nối được con với ruột thịt của mình, chị Hope sẽ cùng Samuel sang Việt Nam, chứng kiến cảnh đoàn tụ. Người mẹ nuôi cho biết, điều chị muốn khi gặp bố mẹ đẻ Samuel là nói lời cảm ơn họ, vì đã nén nỗi đau xa con để cậu được chữa trị.

Dù nuôi con, giúp con vượt qua những ngày khó khăn nhất cuộc đời, nhưng với chị, Samuel - Nguyễn Lê Hùng là phước lành to lớn.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,623
Động cơ
547,356 Mã lực
Sáng đọc được bài và xem clip trên VNEXPRESS, xúc động quá!
Em không biết cách up video lên, cụ mợ nào đọc, xem up hộ, em cảm ơn .
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,321
Động cơ
185,195 Mã lực
Đúng là sự kỳ diệu và chuyện thần tiên có thật trên đời. Cậu bé tốt phúc quá. Nhưng sắp tới cuộc sống của cậu sẽ ra sao? Chắc cậu cũng sẽ ko về VN đâu vì ko rành tiếng Việt.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,066
Động cơ
540,373 Mã lực
Xem qua thì chuyện là một gia đình người Việt Nam đẻ ra con có bệnh tật nên không nuôi nữa, đưa nó vào cô nhi viện. Một gia đình người Mỹ nhận nuôi, chữa khỏi bệnh cho đứa trẻ và nuôi nó đến trưởng thành. Nay gia đình Mỹ đưa nó về VN gặp mẹ ruột.

Đã bỏ rơi nó rồi còn đoàn tụ làm gì nhỉ. Dơ!
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,623
Động cơ
547,356 Mã lực
Xem qua thì chuyện là một gia đình người Việt Nam đẻ ra con có bệnh tật nên không nuôi nữa, đưa nó vào cô nhi viện. Một gia đình người Mỹ nhận nuôi, chữa khỏi bệnh cho đứa trẻ và nuôi nó đến trưởng thành. Nay gia đình Mỹ đưa nó về VN gặp mẹ ruột.

Đã bỏ rơi nó rồi còn đoàn tụ làm gì nhỉ. Dơ!
Hoàn cảnh lúc đó thì gđ bố mẹ đẻ KHÔNG THỂ nuôi được cụ ạ, nếu kg phải vc bà Hope nhận nuôi chắc gì Sam đã sống. Cái giỏi của khoa học; cái tình của người nuôi ( bố mẹ đẻ có dám tìm hay nhận đâu, chỉ là mong muốn của bên nuôi và ông bố cũng dặn dò là gắng chăm sóc gđ bên Mỹ thật tốt đó cụ)
Với em khi đọc báo thấy chuyện như là 3 chị em gái mất tính người khi đốt xăng thiêu mẹ đẻ vì chuyện đất đai thì những câu chuyện như này cảm động đấy chứ ạ!
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,066
Động cơ
540,373 Mã lực
Hoàn cảnh lúc đó thì gđ bố mẹ đẻ KHÔNG THỂ nuôi được cụ ạ, nếu kg phải vc bà Hope nhận nuôi chắc gì Sam đã sống. Cái giỏi của khoa học; cái tình của người nuôi ( bố mẹ đẻ có dám tìm hay nhận đâu, chỉ là mong muốn của bên nuôi và ông bố cũng dặn dò là gắng chăm sóc gđ bên Mỹ thật tốt đó cụ)
Với em khi đọc báo thấy chuyện như là 3 chị em gái mất tính người khi đốt xăng thiêu mẹ đẻ vì chuyện đất đai thì những câu chuyện như này cảm động đấy chứ ạ!
Nhà này là bỏ rơi con, sau đó con còn hay mất cũng không biết.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,676
Động cơ
114,623 Mã lực
Nhà này là bỏ rơi con, sau đó con còn hay mất cũng không biết.
Nghèo quá nhiều khi cũng éo le lắm cụ ơi, ăn chả đủ thì chỉ tính được chuyện tồn tại thôi. Hèn thật đấy nhưng hoàn cảnh nó thế, như chị Dậu phải bán cả con lẫn chó ấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top