Trên đường đi từ Hòn Khô vào Quy Nhơn phải đi qua chiếc cầu Thị Nại, bắc ngang qua đầm Thị Nại. Nơi đây xảy ra một cuộc thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước nhà nên em lại chém về trận chiến này một chút.
Trận Thị Nại
Đất nước ta vùng miền trung luôn bị chia cắt bởi các đèo từ bắc chí nam có: đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả.... thế nên chuyện hành quân trên bộ cực kỳ vất vả. Chưa kể lam chướng, thổ dân.... nên conn đường chsinh từ bắc vào nam trong thế kỷ 18 là đường thủy.
Các nhà quân sự thời kỳ đó ai cũng biết điều này, nên Tây Sơn và nhà Nguyễn đều phải trang bị lực lượng hải quân sao cho thật mạnh nhằm kiểm soát toàn bộ bờ biển.
Lực lượng hải quân của Tây Sơn hồi đó rất mạnh, họ làm chủ toàn bộ khu vực miền bắc, miền trung, thậm chí khi kéo vào nam họ đánh trận Rạch Ngầm - Xoài Mút làm cho quân Xiêm khiếp sợ.
Trang bị hỏa lực cho các chiến thuyền Tây Sơn cũng khá tiến bộ khi họ có những chiến thuyền cỡ lớn mỗi chiếc chứa được 60 Đại Bác đó là điều không chỉ phương đông mà phương tây cũng phải e dè.
Đất Quy Nhơn vốn là đất Thang Mộc của nhà Tây Sơn, ngoài ra ở đây có vị trí đắc địa, tiến về bắc có thể bảo vệ được Phú Xuân, tiến vào nam có thể đánh tới Gia định.... nên tất cả sức mạnh hải quân của Tây Sơn đều tập trung ở đây.
Đầm Thị lại có vị trí vô cùng chiến lược, bên trong đầm có diện tích khoảng 5.000 ha với bề rộng khoảng 4 km, trải dài hơn 10 km. Nhưng nó chỉ thông ra biển bằng cửa hẹp gọi là cửa Giã. Hai bên lại là núi non, nên quân Tây Sơn bố trí các pháo đài Gành Ráng và Phương Mai, tạo thành thế phòng thủ vững chắc cho quân Tây Sơn.
Bên trong đầm tập trung gần 2.000 tàu chiến Tây Sơn, trong đó có 3 chiến hạm Định Quốc Đại Hiệu hiện đại không kém gì các chiến hạm phương Tây thời đó, mỗi chiến hạm trang bị 60 đại bác. Trong đầm có tới 2,5 vạn quân do Đô đốc Võ Văn Dũng chỉ huy
Như thế chúng ta có thể thấy Thị Nại là một nơi rất khó có thể đánh chiếm, ngay như quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh cũng đã 3 lần ra đánh nhưng không đánh được phải quay về.
Vị trí đầm Thị Nại và mô tả trận đánh (ảnh st)
Thế nên muốn đánh được Thị Nại phải đợi cả 3 yếu tố: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa
Năm 1792 Nguyễn Huệ chết, 1793 các tướng của Quang Toản chiếm thành hoàng đế bức hại Thái Đức Nguyễn Nhạc (dù ông đã lui về xưng vương). Quân Tây Sơn đánh nhau loạn xạ, nhân dân chán ghét chiến tranh chỉ mong thuyền Chúa ra bình định. Như vậy đã được cả Thiên thời và nhân hòa.
Tháng giêng năm 1801, gió nam bất ngờ thổi mạnh có thể dùng hỏa công thiêu cháy hạm đội của Tây Sơn, thế là điều kiện Địa lợi cũng có nốt. Quân Chúa Nguyễn quyết định ra đánh Thị Nại.
Để chuẩn bị cho trận đánh này, chúa Nguyễn đã huy động trên dưới 1.000 chiến hạm lớn nhỏ cho trận Thị Nại. Trong số đó có 5 chiếc mang được 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các thuyền chèo bằng tay có 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ, quân lính có trên 8.000 người.
Và đương nhiên để chuẩn bị cho trận đánh lớn này không thể một sớm một chiều, ngay từ tháng 6 năm trước chúa Nguyễn đã đưa quân ra đánh chiếm Phú Yên và lập nhiều kho lương tại đây.
Cuối năm 1800, nhân dân hai tỉnh phía bắc là Thanh Hóa và Hưng Hóa nổi dậy, quân Tây sơn phải ở bắc dẹp loạn nên ko thể kéo về bên trong này tiếp ứng.
Về ngoại giao chúa Nguyễn hơn hẳn Tây sơn, khi ông được vua Miên rồi vua Lào ủng hộ, khi Lào xâm nhập Nghệ An, Miên ủng hộ voi chiến…..
Để vào được Thị Nại, phải diệt được các pháp đài hai bên cửa Giã và cho quân tiên phong vào trước. May mắn thay quân chúa Nguyễn lại bắt được lính đi tuần của Tây Sơn, nên biết được khẩu hiệu cho thuyền nhỏ lẻn vào trước đốt pháo đài Tây Sơn.
Đồng thời Tả quân Lê Văn Duyệt cho thuyền bắn và san bằng các pháo đài bên trái.
Bị bất ngờ, đô đốc Võ Văn Dũng cho chiến hạm Định Quốc ra chẹn cửa biển và bắn vào quân chúa Nguyễn. Ngay lập tức một tướng của chúa Nguyễn là Võ Di Nguy đã hy sinh.
Chúa Nguyễn Phúc Ánh thấy diễn biến bất lợi, binh sĩ tử trận nhiều liền cho người đến gặp Lê Văn Duyệt lệnh lui binh để bảo toàn lực lượng.
Người Tàu có câu “Thời lai phong tống đằng vương các” ở đây thì “Thời lai phong tống Thị Nại đầm” tự nhiên lúc này gió Nam thổi rất to và thủy triều lên mạnh chạy vào trong đầm, đây là lợi thế rất lớn cho bên tấn công, tả quân Lê Văn Duyệt không muốn bỏ mất thời cơ nên quyết định không nghe theo lệnh mà tiếp tục lệnh cho toàn quân tiến lên.
Gió to cộng với thủy triều lên, nước tràn vào trong đầm cuốn theo các tàu của quân Nguyễn tiến rất nhanh. Lúc này Lê Văn Duyệt cùng 60 tàu chiến tiếp cận 3 chiến hạm Định Quốc Đại Hiệu, các chiến hạm này vốn là niềm kiêu hãnh và tự hào của quân Tây Sơn. Lê Văn Duyệt lệnh cho quân dùng đuốc hỏa chiến, lợi dụng chiều gió phóng thẳng vào chiến hạm Định Quốc của Tây Sơn.
Lửa bén vào chiến hạm cháy phần phật, lại có thêm sức gió, nên nhanh chóng cháy lan sang chiếc bên cạnh, quân Tây Sơn cố gắng nhưng không sao dập tắt lửa kịp. Ba chiến hạm Định Quốc bốc cháy và chìm dần xuống đầm Thị Nại.
Lúc này 18 thuyền của quân Nguyễn cải trang thành thuyền Tây Sơn đã lọt vào trong đầm trước đó cũng dùng hỏa công tấn công các tàu Tây Sơn. Đô đốc Trà chỉ huy quân Tây Sơn chống cự nhưng bị tử trận tại chỗ, hậu quân Tây Sơn bị rối loạn.
Thị Nại bỗng chốc biển thành biển lửa. Gió Nam khiến lửa bốc rất nhanh, các chiến thuyền của Tây Sơn neo gần nhau nên cứ cháy hết chiếc này đến chiếc khác. Lửa bốc to cháy khắp đất trời. Các tàu chiến của Tây Sơn cái thì nổ cái thì chìm, khung cảnh như tái hiện lại trận Xích Bích thời Tam Quốc xưa kia.
Vũ Văn Dũng thua trận liền cùng khoảng 4.000 quân còn lại chạy lên bờ hợp cùng quân Trần Quang Diệu vây thành Quy Nhơn.
Kết thúc trận chiến, quân chúa Nguyễn thắng trận nhưng có 4.000 quân cùng Thủy sư Đô đốc Võ Duy Nghi tử trận. Phía quân Tây Sơn mất hơn 20.000 quân, 1.800 tàu chiến, 600 đại bác đủ cỡ. Sau trận chiến, quân Nguyễn đã vớt được 500 đại bác cùng nhiều loại vũ khí khác.
Thất bại này khiến sức mạnh hải quân Tây Sơn hoàn toàn bị tiêu diệt, các chiến thuyền của quân Nguyễn đã đi lại tự do khống chế hoàn toàn đường thủy. Sau trận “Xích Bích” này, quân Nguyễn đánh chiếm kinh thành Phú Xuân và sang năm sau (1802) thì Tây Sơn chính thức sụp đổ.
Đầm Thị Nại và cầu Thị Nại ngày nay