- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,077
- Động cơ
- 211,870 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Cữ nghĩ công ty lớn họ sẽ chu đáo chứ nhỉ, giới thiệu hàng hóa cho nước sở tại, cho khách hàng tương lai nhưng lại dùng tiếng trung, không có song ngữ.
Hay là họ nghĩ họ quá to lớn để nghĩ ai cũng biết
------
Có 3 lý do khiến cho màn ra mắt của BYD bị đánh giá là “chưa được như ý” với người dùng Việt Nam.
Ngày 18/7, thương hiệu xe điện có doanh số cao nhất Trung Quốc, BYD, đã chính thức giới thiệu ba mẫu xe chủ lực của mình tại Việt Nam, bao gồm BYD Dolphin, BYD Atto 3 và BYD Seal.
Về mặt giá cả, ba mẫu xe được công bố với mức giá được hãng tự cho là cạnh tranh: BYD Dolphin ở mức 659 triệu đồng, BYD Seal từ 1,119 tỷ đồng và BYD Atto 3 từ 766 triệu đồng. Mỗi mẫu xe có các phiên bản khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. BYD Dolphin và BYD Seal có các phiên bản cao cấp với trang bị tốt hơn, trong khi BYD Atto 3 cũng có 2 phiên bản Dynamic và Premium. Về hiệu năng, BYD Dolphin, Atto 3 và Seal đều có tầm hoạt động lần lượt là 405km, 410km và đến 650km cho phiên bản cao cấp của Seal.
3 mẫu xe mới ra mắt của BYD tại Việt Nam
Tuy nhiên, màn ra mắt của BYD được nhiều chuyên gia cũng như dư luận nhận định là chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của người dùng khi nghe tin hãng xe này chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Mức giá BYD không thực sự “cạnh tranh”!
Mẫu xe có mức giá tốt nhất - 659 triệu đồng của BYD là Dolphin đã bao gồm pin nghe có vẻ chấp nhận được nhưng khi so trên bàn cân với ngay cả các mẫu xe xăng gia đình, đặc biệt là các mẫu MPV tới từ các thương hiệu Nhật Bản như Mitsubishi, Toyota, Honda thì lại trở nên lép vế. Động cơ chỉ 94 mã lực đi cùng với hệ thống an toàn không quá nổi bật, ngoại trừ camera 360 và quan trọng nhất là khoảng sáng gầm xe thấp khiến cho BYD Dolphin chưa thực sự hấp dẫn trong mắt người dùng Việt Nam.
BYD Atto 3 là mẫu xe chủ lực của thương hiệu Trung Quốc tại Thái Lan nhưng khi về Việt Nam, mẫu xe này có quá nhiều đối thủ trong phân khúc, từ xe điện cho tới xe xăng. Với phiên bản Dynamic hay Premium, mức giá ra biển hoàn toàn có thể giúp người dùng mua được Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson với công nghệ hiện đại không kém, thương hiệu tốt hơn và nội thất rộng rãi hơn.
BYD Seal là mẫu xe đặc biệt nhất của thương hiệu này. Tuy nhiên với mức giá lên tới 1,1 tỷ cho phiên bản Advance và lại là xe sedan, rất khó để người tiêu dùng lựa chọn trong bối cảnh các mẫu sedan hiệu suất cao không thu hút về mặt doanh số.
BYD không có trạm sạc riêng và cũng không có kế hoạch đầu tư trạm sạc
Tại Việt Nam, chỉ có VinFast là nhà sản xuất xe điện đầu tư vào trạm sạc. VinFast đã xây dựng một mạng lưới trạm sạc rộng khắp, với các trạm sạc được phủ sóng tại tất cả 63 tỉnh thành và trên các tuyến quốc lộ, cao tốc. Hệ thống sạc của VinFast hiện có khoảng cách trung bình 3,5 km giữa các trạm tại nội đô và 65 km trên các tuyến đường lớn.
Trạm sạc sẽ được đặt tại đại lý của BYD
Trong khi đó, BYD lại chọn một hướng đi khác. Theo đại diện của BYD, công ty không có kế hoạch xây dựng hệ thống trạm sạc riêng mà sử dụng chiến lược toàn cầu là hợp tác với các đối tác cung cấp trạm sạc bên thứ ba. Để phục vụ khách hàng tại Việt Nam, BYD cung cấp giải pháp sạc tại nhà bằng cách tặng kèm bộ sạc 7kW và hỗ trợ lắp đặt miễn phí cho những khách hàng có điều kiện sử dụng tại nhà.
Đối với những khách hàng có nhu cầu di chuyển xa hoặc đi liên tỉnh, BYD cũng đã và đang phát triển hệ thống đại lý có trang bị trạm sạc. Hiện tại, hãng này đang xây dựng khoảng 20 đại lý và đang thảo luận với 20 nhà đầu tư khác để mở rộng hơn nữa mạng lưới này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì mức giá sạc điện ở các đại lý và trạm sạc đang được dự kiến là sẽ khoảng 9.000 VNĐ/kWh, tức là gấp 3 lần mức giá so với các trạm sạc VinFast, nâng chi phí sử dụng xe điện lên đáng kể, tương đương với xe xăng.
Đây là lý do việc mua xe điện vì nhu cầu “tiết kiệm chi phí” sẽ trở thành một bài toán với những ai có ý định sạc ngoài trạm thay vì sạc ở nhà khi mua xe điện BYD.
Màn giới thiệu sản phẩm tại sự kiện BYD không có phiên dịch sang tiếng Việt
Màn ra mắt chính thức của BYD tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 18/7 đã gặp phải một hạt sạn nhỏ khi ông Liu Xueliang, Tổng giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của BYD Auto lên giới thiệu. Màn công bố sản phẩm, giới thiệu thương hiệu BYD tới Việt Nam của ông được đánh giá là hoành tráng, chất giọng mạnh mẽ và đầy tự hào nhưng lại bằng tiếng Trung và hoàn toàn không có… phụ đề dịch.
00:24:57
Kể cả sau khi sự kiện đã kết thúc, khi lựa chọn phụ đề tiếng Anh trên livestream của BYD, chúng ta vẫn chỉ nhận được phụ đề bằng… tiếng Trung. Thành thử nhiều người nghe livestream khi đó đã đành tạm tắt video chứ không hiểu được ông Liu nói gì. Chỉ có những reviewer, nhà báo có ở sự kiện tham gia trực tiếp mới được phát tai nghe để nghe phiên dịch trực tiếp còn BYD có lẽ đã quên mất sự có mặt của rất nhiều người Việt Nam - những khách hàng tương lai của họ đang xem livestream trực tiếp sự kiện.
Ông Liu Xuelieng cũng nhấn mạnh mục tiêu của BYD tại Việt Nam là mang đến các giải pháp điện khí hóa tiên tiến, chứ không chỉ đơn thuần là cạnh tranh. Ông nhấn mạnh BYD đang hướng đến việc tạo ra sự khác biệt thông qua các sản phẩm đột phá và dịch vụ hậu mãi ưu việt. Thế nhưng, qua màn ra mắt mở màn này, có lẽ nhiều người Việt chưa thực sự cảm nhận được sự “đột phá và ưu việt đó
Theo Đời sống pháp luật
Hay là họ nghĩ họ quá to lớn để nghĩ ai cũng biết
------
Có 3 lý do khiến cho màn ra mắt của BYD bị đánh giá là “chưa được như ý” với người dùng Việt Nam.
Ngày 18/7, thương hiệu xe điện có doanh số cao nhất Trung Quốc, BYD, đã chính thức giới thiệu ba mẫu xe chủ lực của mình tại Việt Nam, bao gồm BYD Dolphin, BYD Atto 3 và BYD Seal.
Về mặt giá cả, ba mẫu xe được công bố với mức giá được hãng tự cho là cạnh tranh: BYD Dolphin ở mức 659 triệu đồng, BYD Seal từ 1,119 tỷ đồng và BYD Atto 3 từ 766 triệu đồng. Mỗi mẫu xe có các phiên bản khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. BYD Dolphin và BYD Seal có các phiên bản cao cấp với trang bị tốt hơn, trong khi BYD Atto 3 cũng có 2 phiên bản Dynamic và Premium. Về hiệu năng, BYD Dolphin, Atto 3 và Seal đều có tầm hoạt động lần lượt là 405km, 410km và đến 650km cho phiên bản cao cấp của Seal.
3 mẫu xe mới ra mắt của BYD tại Việt Nam
Tuy nhiên, màn ra mắt của BYD được nhiều chuyên gia cũng như dư luận nhận định là chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của người dùng khi nghe tin hãng xe này chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Mức giá BYD không thực sự “cạnh tranh”!
Mẫu xe có mức giá tốt nhất - 659 triệu đồng của BYD là Dolphin đã bao gồm pin nghe có vẻ chấp nhận được nhưng khi so trên bàn cân với ngay cả các mẫu xe xăng gia đình, đặc biệt là các mẫu MPV tới từ các thương hiệu Nhật Bản như Mitsubishi, Toyota, Honda thì lại trở nên lép vế. Động cơ chỉ 94 mã lực đi cùng với hệ thống an toàn không quá nổi bật, ngoại trừ camera 360 và quan trọng nhất là khoảng sáng gầm xe thấp khiến cho BYD Dolphin chưa thực sự hấp dẫn trong mắt người dùng Việt Nam.
BYD Atto 3 là mẫu xe chủ lực của thương hiệu Trung Quốc tại Thái Lan nhưng khi về Việt Nam, mẫu xe này có quá nhiều đối thủ trong phân khúc, từ xe điện cho tới xe xăng. Với phiên bản Dynamic hay Premium, mức giá ra biển hoàn toàn có thể giúp người dùng mua được Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson với công nghệ hiện đại không kém, thương hiệu tốt hơn và nội thất rộng rãi hơn.
BYD Seal là mẫu xe đặc biệt nhất của thương hiệu này. Tuy nhiên với mức giá lên tới 1,1 tỷ cho phiên bản Advance và lại là xe sedan, rất khó để người tiêu dùng lựa chọn trong bối cảnh các mẫu sedan hiệu suất cao không thu hút về mặt doanh số.
BYD không có trạm sạc riêng và cũng không có kế hoạch đầu tư trạm sạc
Tại Việt Nam, chỉ có VinFast là nhà sản xuất xe điện đầu tư vào trạm sạc. VinFast đã xây dựng một mạng lưới trạm sạc rộng khắp, với các trạm sạc được phủ sóng tại tất cả 63 tỉnh thành và trên các tuyến quốc lộ, cao tốc. Hệ thống sạc của VinFast hiện có khoảng cách trung bình 3,5 km giữa các trạm tại nội đô và 65 km trên các tuyến đường lớn.
Trạm sạc sẽ được đặt tại đại lý của BYD
Trong khi đó, BYD lại chọn một hướng đi khác. Theo đại diện của BYD, công ty không có kế hoạch xây dựng hệ thống trạm sạc riêng mà sử dụng chiến lược toàn cầu là hợp tác với các đối tác cung cấp trạm sạc bên thứ ba. Để phục vụ khách hàng tại Việt Nam, BYD cung cấp giải pháp sạc tại nhà bằng cách tặng kèm bộ sạc 7kW và hỗ trợ lắp đặt miễn phí cho những khách hàng có điều kiện sử dụng tại nhà.
Đối với những khách hàng có nhu cầu di chuyển xa hoặc đi liên tỉnh, BYD cũng đã và đang phát triển hệ thống đại lý có trang bị trạm sạc. Hiện tại, hãng này đang xây dựng khoảng 20 đại lý và đang thảo luận với 20 nhà đầu tư khác để mở rộng hơn nữa mạng lưới này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì mức giá sạc điện ở các đại lý và trạm sạc đang được dự kiến là sẽ khoảng 9.000 VNĐ/kWh, tức là gấp 3 lần mức giá so với các trạm sạc VinFast, nâng chi phí sử dụng xe điện lên đáng kể, tương đương với xe xăng.
Đây là lý do việc mua xe điện vì nhu cầu “tiết kiệm chi phí” sẽ trở thành một bài toán với những ai có ý định sạc ngoài trạm thay vì sạc ở nhà khi mua xe điện BYD.
Màn giới thiệu sản phẩm tại sự kiện BYD không có phiên dịch sang tiếng Việt
Màn ra mắt chính thức của BYD tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 18/7 đã gặp phải một hạt sạn nhỏ khi ông Liu Xueliang, Tổng giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của BYD Auto lên giới thiệu. Màn công bố sản phẩm, giới thiệu thương hiệu BYD tới Việt Nam của ông được đánh giá là hoành tráng, chất giọng mạnh mẽ và đầy tự hào nhưng lại bằng tiếng Trung và hoàn toàn không có… phụ đề dịch.
00:24:57
Kể cả sau khi sự kiện đã kết thúc, khi lựa chọn phụ đề tiếng Anh trên livestream của BYD, chúng ta vẫn chỉ nhận được phụ đề bằng… tiếng Trung. Thành thử nhiều người nghe livestream khi đó đã đành tạm tắt video chứ không hiểu được ông Liu nói gì. Chỉ có những reviewer, nhà báo có ở sự kiện tham gia trực tiếp mới được phát tai nghe để nghe phiên dịch trực tiếp còn BYD có lẽ đã quên mất sự có mặt của rất nhiều người Việt Nam - những khách hàng tương lai của họ đang xem livestream trực tiếp sự kiện.
Ông Liu Xuelieng cũng nhấn mạnh mục tiêu của BYD tại Việt Nam là mang đến các giải pháp điện khí hóa tiên tiến, chứ không chỉ đơn thuần là cạnh tranh. Ông nhấn mạnh BYD đang hướng đến việc tạo ra sự khác biệt thông qua các sản phẩm đột phá và dịch vụ hậu mãi ưu việt. Thế nhưng, qua màn ra mắt mở màn này, có lẽ nhiều người Việt chưa thực sự cảm nhận được sự “đột phá và ưu việt đó
Theo Đời sống pháp luật