cái link nó dùng phông chữ gì mà cháu chả đọc đc nhỉ
Hàng xách tay “ cưỡi máy bay” về phố Nguyễn Sơn như thế nào?
Nguyễn Sơn được nhiều người yêu thích và tôn sùng bởi hàng nơi đây được tiếng là có nguồn gốc xịn, trực tiếp do các hướng dẫn viên và phi công mang từ nước ngoài về.
st1\
{behavior:url(#ieooui) }Chắc hẳn không hề ít người Hà Nội biết đến phố Nguyễn Sơn, một trong những địa điểm nổi tiếng với hàng xách tay ở Hà Nội.
Sở dĩ nó được nhiều người yêu thích và tôn sùng bởi hàng nơi đây được tiếng là có nguồn gốc xịn, trực tiếp do các hướng dẫn viên và phi công mang từ nước ngoài về. Thực hư có đúng do họ mang về hay không vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn 100%, dù vậy, cũng không phải lời đồn nào vô căn cứ.
Tại sao là Nguyễn Sơn?
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 phút xe máy, con phố với bảo tàng hàng không cũng như nhiều cơ quan khác của ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt phải kể đến trung tâm của đoàn tiếp viên hàng không, luôn tấp nập với khá nhiều người sang đây lùng mua hàng xách tay có thương hiệu.
Những cửa hàng bán đồ xách tay trên phố Nguyễn Sơn nằm không xa trung tâm đoàn tiếp viên.
Với khoảng gần 2 chục cửa hàng trải dài con phố, cả mặt đường và trong một số ngõ, ví như ngõ 115, 117, hoạt động kinh doanh hàng xách tay nếu nhìn qua khá trầm lắng nhưng khi đi vào bên trong thực sự sôi động.
Ở nơi đây, nhiều cửa hàng có quy mô như một siêu thị mini, diện tích mặt bằng có thể lên tới 200 mét vuông, bày bán đủ chủng loại mặt hàng: sữa tắm, bimbim, socola, bàn chải đánh răng, máy đánh trứng, đũa, nồi, xoong chảo, bia, rượu ngoại, mỹ phẩm, kính mắt, dao, đũa… Tất nhiên khi đã được tiếng hàng tốt xách tay từ nước ngoài về nên giá cả cũng rất cao.
Câu chuyện từ tiếp viên hàng hàng không
Qua một số cuộc tiếp xúc riêng với người làm trong nghề hàng không và cả một số người đang làm chủ cửa hàng tại Nguyễn Sơn, nguồn hàng họ nhập về đến 90% là hàng do tiếp viên và phi công xách tay. Vậy tại sao chỉ bằng con đường xách tay mà hàng hóa nhiều đến như vậy?
Một số tiếp viên chia sẻ theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý tất cả, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, tổng số kg hàng mà một tiếp viên được mang theo khoảng 50kg.
Thế nhưng vẫn có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc “làm luật” cùng với một số nhân viên ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên cùng ăn chia với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên việc làm luật tốn bao nhiêu, nhiều hay ít và có làm được hay không còn tùy thuộc vào phía đối tác hợp tác đến đâu. Tất nhiên, khi đôi bên cùng có lợi, việc thỏa thuận không phải quá khó khăn.
Quần áo hàng hiệu tại cửa hàng trên phố Nguyễn Sơn,những chiếc áo này có giá khoảng từ 3 đến 5 triệu/cái. Ảnh: Ngọc Diệp
Với đồ chất lỏng, tiếp viên nếu muốn mang về cũng phải chịu quy định rất chặt chẽ về dung tích và số lượng hàng mang về, tuy nhiên đối với mặt hàng khác như kiểu xà phòng thơm, kính, túi xách, socola…miễn không quá cân họ có thể mang về. Nếu không tính đến việc họ có “làm luật” với nhân viên ngành chức năng, mỗi chuyến về với khoảng 40 – 50 cân hành lý, lượng hàng mang về tính theo từng đầu người cũng quả thật không nhỏ.
Nhiều người hẳn sẽ đặt câu hỏi: Tiếp viên được hưởng lợi thế nào với hàng mang về? Ai cũng biết lương tiếp viên hàng không không hề thấp và nghề tiếp viên cũng như phi công luôn được xã hội rất trọng vọng. Thế nhưng chuyện làm thêm để kiếm thêm thu nhập nếu có cơ hội cũng chẳng ai bỏ qua cả.
Có một số con đường mà hàng của tiếp viên hoặc phi công mang về sẽ đi như sau:
Cách 1: Khi hàng mang về đến nơi sẽ có “cửu vạn” mặt đất mang về đổ mối (mối không nhất thiết phải tại Nguyễn Sơn). “Cửu vạn” được nhận tiền vận chuyển rồi nhận và trả tiền cho tiếp viên; một đường dây chặt chẽ và đáng tin cậy được thiết lập. Cách 2: Tiếp viên sẽ trực tiếp bắt mối giao hàng cho chủ cửa hàng tại Nguyễn Sơn và ăn tiền công vận chuyển với từng loại mặt hàng. Cách 3: Người nhà, người quen tiếp viên mở cửa hàng và tiếp viên đưa hàng về trực tiếp về đó bán.
Một số cửa hàng bán đồ xách tay trong ngõ 117 phố Nguyễn Sơn. Ảnh: Ngọc Diệp
Đối với việc tiếp viên giao hàng trực tiếp cho chủ cửa hàng, nguyên tắc ăn chia được thực hiện nhìn chung theo hướng: hàng có giá trị càng cao, thương hiệu càng xịn tiếp viên sẽ được ăn chia càng nhiều, tỷ lệ ăn chia không cố định. Ví dụ, với một lọ nước hoa khi mang về đến nơi (mối sẽ xem hóa đơn tiếp viên mua bên nước ngoài) có giá khoảng 2 triệu đồng, tiếp viên được chia khoảng 2, 3 trăm nghìn.
Tỷ lệ ăn chia sẽ cao hơn với hàng có giá trị cao hơn. Trường hợp thấp nhất với nước hoa rẻ hơn, tỷ lệ ăn chia tính theo đơn vị khoảng 100 nghìn/mặt hàng. Hoặc đối với một số mặt hàng có giá trị thấp, tiền trả cho tiếp viên tính theo số lượng kg hàng hóa mang về.
Giày dép xách tay ở Nguyễn Sơn. Ảnh: Ngọc Diệp
Theo nhiều tiếp viên, nguồn hàng mang về Nguyễn Sơn rất đa dạng, nước hoa, mỹ phẩm chủ yếu từ Pháp, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Đồ quần áo cũng có nhiều nguồn, tuy nhiên đồ châu Âu rất được chuộng, thương hiệu càng nổi tiếng dễ kiếm tiền.
COPY sang đây cho cụ này. Có cần font chữ ko e cho 1 đống các loại