http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2017-03-21/du-thao-nghi-dinh-moi-ve-chuyen-dnnn-thanh-cong-ty-co-phan-noi-long-dieu-kien-cho-nha-dau-tu-41729.aspx
Dự thảo Nghị định mới về chuyển DNNN thành công ty cổ phần: Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư
22/03/2017 9:05
Trang chủ
0
Bình luận
Fanpage Thời Báo Tài Chính
(TBTCVN) - Dự thảo Nghị định mới về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần tập trung vào quy định về bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, xác định giá trị DN cổ phần hóa (CPH)… với rất nhiều điểm tiến bộ.
Dự thảo đã quy định rút ngắn thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược từ 5 năm xuống còn 3 năm.
Quy định mới được kỳ vọng không chỉ tạo ra sức hấp dẫn “hút” nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN mà còn tránh thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Điều chỉnh tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược
Có thể thấy, một trong những vấn đề trọng tâm dự thảo hướng đến chính là điều chỉnh tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với DN CPH.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, trong dự thảo có quy định rút ngắn thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược từ 5 năm xuống còn 3 năm. Theo đó, dự thảo nêu rõ: Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 3 năm… Đồng thời, dự thảo Nghị định điều chỉnh quy định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo hướng quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược, phải được thể hiện trong cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền; điều chỉnh việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai, bỏ hình thức bán thỏa thuận trước.
“Đặc biệt, quy định mới đã nới lỏng điều kiện đối với nhà đầu tư chiến lược thông qua việc xóa bỏ quy định nhà đầu tư chiến lược phải có cùng ngành nghề kinh doanh chính của DN. Thay vào đó, nhà đầu tư chỉ cần có năng lực tài chính, có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và không có lỗ lũy kế...”, đại diện Cục Tài chính DN nhấn mạnh.
“Quy định mới không khống chế mức chi phí CPH, người đứng đầu DN được quyết định mức chi theo nội dung đã được phê duyệt sao cho đảm bảo đầy đủ chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật... Quy định này giúp cho DN có thể xử lý linh hoạt và hiệu quả hơn các tình huống, phát sinh trong quá trình CPH”, đại diện Cục Tài chính DN nhấn mạnh.
Thêm vào đó, một vấn đề được đặt ra trong quy định cũ là kết quả công bố giá trị DN và giá trị vốn nhà nước của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần. Đồng thời, DN CPH phải điều chỉnh sổ sách kế toán theo kết quả xác định giá trị DN đã công bố. Nhiều quan điểm cho rằng, việc DN CPH phải điều chỉnh lại sổ sách theo kết quả định giá lại ngay sẽ tạo ra sức ép lớn cho DN cổ phần mới do phải trích khấu hao dẫn tới tăng chi phí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh... đây cũng là hạn chế cần khắc phục để tạo thuận lợi cho DN sau CPH.
Do đó, để khắc phục bất cập này, dự thảo Nghị định điều chỉnh lại theo hướng DN không phải điều chỉnh ngay số liệu sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị DN. Thay vào đó, đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, căn cứ vào quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán tiền thu từ cổ phần hoá, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm này của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì DN mới phải điều chỉnh số.
Ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước
Một trong những vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua đó là tình trạng thất thoát vốn trong quá trình CPH DNNN. Do đó, ông Tiến bày tỏ, tại dự thảo Nghị định mới, việc xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình CPH được đặc biệt chú trọng.
Theo đó, ông Tiến nêu rõ, quy định mới bổ sung hướng dẫn xử lý tài sản được bàn giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam sau khi công ty liên doanh kết thúc thời hạn hoạt động trong trường hợp Hợp đồng (Giấy phép đầu tư) góp vốn liên doanh có điều khoản “kết thúc thời hạn hoạt động của công ty liên doanh, toàn bộ tài sản được bàn giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam” theo hướng khi liên doanh kết thúc, giá trị tài sản chuyển giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. DN CPH phải công bố công khai cho các nhà đầu tư biết và quy định rõ trong biên bản bàn giao và điều lệ công ty cổ phần nội dung nêu trên. Đối với cổ phiếu DN CPH nhận được mà không phải trả tiền, căn cứ số lượng cổ phiếu nhận được để ghi tăng vốn nhà nước theo giá được xác định lại, đồng thời ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.
Bên cạnh đó, về xác định giá trị vốn góp của DN CPH vào công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm xác định giá trị DN thì được xác định theo phương pháp vốn chủ như các DN chưa niêm yết. Trong trường hợp giá trị vốn đầu tư của DN CPH tại DN khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì được xác định theo giá trị thực tế xác định lại nhưng mức giảm tối đa bằng số vốn góp thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của DN.
Tố Uyên
Các cụ tham khảo bài này mới là dự thảo về cph dnn.
Còn đây là nghị định về chuyển DN 100% vốn NN thành cty cp:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=101801
Về cổ đông chiến lược qui định là 5 năm mới đc phép bán...chả có chỗ nào sau 1 tuần sang tay như cụ
coolpix8700 chém cả.
Trong dự thảo thì định giảm xuống 3 năm và ko qui định đối tác mua làm cổ đông chiến lược phải cùng ngành nghề miễn đủ 1 số đk.