Bài mới của TS Lực cho thông tin vĩ mô hữu ích hầu các cụ còn nhiều hồ nghi:
Khi giá thịt lợn tăng 15.000-20.000 đồng/kg (từ 21-28%) trong một tháng qua, lãnh đạo Chính phủ họp và yêu cầu bình ổn giá mặt hàng này, “không để thiếu hụt thịt lợn, giá tăng ảnh hưởng tới người dân, gây áp lực lên lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”.
vnexpress.net
Giá xăng dầu Việt Nam được điều tiết, hỗ trợ bằng nhiều hình thức và hiện vẫn ở mức thấp hơn nhiều nước trong khu vực; nhiều mặt hàng khác cũng được bình ổn giá, giảm thuế, phí từ đầu năm.
Cơ cấu rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam cũng có sự khác biệt so với quốc tế (tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia). Thí dụ, tỷ trọng nhóm giao thông trong rổ tính CPI của Việt Nam (9,7%), thấp hơn nhiều so với Mỹ (22%), Thái Lan (22,7%), Singapore (17%) hay EU (16%). Tương tự, lương thực - thực phẩm và dịch vụ ăn uống của Việt Nam chiếm đến 33,6% trong khi đó của Mỹ là 20,5%, Trung Quốc (19,9%)...
Việt Nam có sự chủ động, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, y tế...)
Việc điều tiết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cũng được tiến hành thận trọng, khá đồng bộ (chưa được tăng giá điện, một số chi phí dịch vụ y tế, giáo dục...).
Ngoài ra, khả năng kiểm soát tỷ giá tương đối ổn định (đồng Việt Nam mất giá khoảng 2,5% từ đầu năm đến nay, trong khi nhiều đồng tiền mất giá 3-18%) cũng góp phần kiểm soát lạm phát.