- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,226
- Động cơ
- 212,103 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Bây giờ mua bán online nhiều nên dv shop trực tiếp như này cũng khó khăn cc nhỉ
-----
Hãng bán lẻ 134 tuổi của Mỹ nộp đơn xin phá sản
Conn’s HomePlus - hãng bán lẻ đồ điện tử và nội thất Mỹ - nộp đơn xin phá sản và đóng cửa hơn một nửa số cửa hàng.
Conn’s HomePlus đã vật lộn với doanh thu lao dốc và người tiêu dùng giảm chi cho đồ không thiết yếu suốt thời gian qua. Hôm 23/7, hãng này nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại một tòa án ở Texas (Mỹ). Theo tài liệu, tài sản và khối nợ của công ty này khoảng 1 tỷ USD.
Họ cũng thông báo đóng 73 cửa hàng tại Mỹ. Florida là bang chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 18 cửa hàng bị đóng. Conn’s HomePlus hiện có gần 170 cơ sở tại 15 bang của Mỹ. Người phát ngôn của hãng bán lẻ này cho biết họ "đang đàm phán với các đối tác tiềm năng để bán toàn bộ hoặc một phần công ty, đồng thời duy trì việc làm cho người lao động".
Cổ phiếu công ty này giảm hơn 90% từ đầu năm đến nay. Cách đây vài tuần, mã này bị sàn Nasdaq gửi thông báo về khả năng hủy niêm yết, do chậm nộp báo cáo tài chính quý I. Conn’s HomePlus niêm yết trên sàn Nasdaq năm 2003.
Một cửa hàng của Conn’s HomePlus tại Wichita Falls, Texas chuẩn bị đóng cửa. Ảnh: USA Today
Năm ngoái, Conn’s mua W.S. Badcock - một hãng bán lẻ đồ gia dụng tại Mỹ. Thương vụ này giúp hãng tăng hiện diện trong nước, lên 500 cửa hàng với cả hai thương hiệu. Tuy nhiên, 35 cửa hàng Badcock đã bị đóng cửa.
Conn’s HomePlus thành lập năm 1890 tại Texas (Mỹ). Theo thông tin trên website, hãng bán lẻ này hoạt động chủ yếu ở miền Nam nước Mỹ. Họ có hơn 4.000 nhân viên, với doanh thu năm ngoái gần 1,5 tỷ USD.
Sau đợt bùng nổ mua sắm hậu đại dịch, các hãng bán lẻ đồ nội thất lớn gần đây chật vật vì lạm phát cao tại Mỹ. Những sản phẩm giá trị lớn, không thiết yếu, nhanh chóng bị loại khỏi danh sách mua bán sắm của những người nhạy cảm với giá cả. Lạm phát Mỹ hiện gần 3%, giảm đáng kể so với mức 9% giữa năm 2022, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% mà giới chức nước này đưa ra.
Gần đây, nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ nội thất khác tại Mỹ cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản, như Z Gallerie và Mitchell Gold + Bob Williams. Hãng kinh doanh đồ nội thất trực tuyến Wayfair phải giảm mạnh nhân sự.
Đầu tháng này, hãng cung cấp dữ liệu S&P Global Intelligence cho biết trong tháng 6, ít nhất 75 công ty nợ từ 2 triệu USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ. Đây là con số cao nhất từ năm 2020.
Nửa năm qua, 346 đơn xin bảo hộ phá sản được nộp ở Mỹ, mức cao nhất 13 năm. "Lãi suất cao, các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi tiêu tiêu dùng chậm lại tiếp tục đè nặng lên các công ty đang gặp khó khăn", báo cáo giải thích.
Hà Thu (theo CNN, Bloomberg)
-----
Hãng bán lẻ 134 tuổi của Mỹ nộp đơn xin phá sản
Conn’s HomePlus - hãng bán lẻ đồ điện tử và nội thất Mỹ - nộp đơn xin phá sản và đóng cửa hơn một nửa số cửa hàng.
Conn’s HomePlus đã vật lộn với doanh thu lao dốc và người tiêu dùng giảm chi cho đồ không thiết yếu suốt thời gian qua. Hôm 23/7, hãng này nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại một tòa án ở Texas (Mỹ). Theo tài liệu, tài sản và khối nợ của công ty này khoảng 1 tỷ USD.
Họ cũng thông báo đóng 73 cửa hàng tại Mỹ. Florida là bang chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 18 cửa hàng bị đóng. Conn’s HomePlus hiện có gần 170 cơ sở tại 15 bang của Mỹ. Người phát ngôn của hãng bán lẻ này cho biết họ "đang đàm phán với các đối tác tiềm năng để bán toàn bộ hoặc một phần công ty, đồng thời duy trì việc làm cho người lao động".
Cổ phiếu công ty này giảm hơn 90% từ đầu năm đến nay. Cách đây vài tuần, mã này bị sàn Nasdaq gửi thông báo về khả năng hủy niêm yết, do chậm nộp báo cáo tài chính quý I. Conn’s HomePlus niêm yết trên sàn Nasdaq năm 2003.
Một cửa hàng của Conn’s HomePlus tại Wichita Falls, Texas chuẩn bị đóng cửa. Ảnh: USA Today
Năm ngoái, Conn’s mua W.S. Badcock - một hãng bán lẻ đồ gia dụng tại Mỹ. Thương vụ này giúp hãng tăng hiện diện trong nước, lên 500 cửa hàng với cả hai thương hiệu. Tuy nhiên, 35 cửa hàng Badcock đã bị đóng cửa.
Conn’s HomePlus thành lập năm 1890 tại Texas (Mỹ). Theo thông tin trên website, hãng bán lẻ này hoạt động chủ yếu ở miền Nam nước Mỹ. Họ có hơn 4.000 nhân viên, với doanh thu năm ngoái gần 1,5 tỷ USD.
Sau đợt bùng nổ mua sắm hậu đại dịch, các hãng bán lẻ đồ nội thất lớn gần đây chật vật vì lạm phát cao tại Mỹ. Những sản phẩm giá trị lớn, không thiết yếu, nhanh chóng bị loại khỏi danh sách mua bán sắm của những người nhạy cảm với giá cả. Lạm phát Mỹ hiện gần 3%, giảm đáng kể so với mức 9% giữa năm 2022, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% mà giới chức nước này đưa ra.
Gần đây, nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ nội thất khác tại Mỹ cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản, như Z Gallerie và Mitchell Gold + Bob Williams. Hãng kinh doanh đồ nội thất trực tuyến Wayfair phải giảm mạnh nhân sự.
Đầu tháng này, hãng cung cấp dữ liệu S&P Global Intelligence cho biết trong tháng 6, ít nhất 75 công ty nợ từ 2 triệu USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ. Đây là con số cao nhất từ năm 2020.
Nửa năm qua, 346 đơn xin bảo hộ phá sản được nộp ở Mỹ, mức cao nhất 13 năm. "Lãi suất cao, các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi tiêu tiêu dùng chậm lại tiếp tục đè nặng lên các công ty đang gặp khó khăn", báo cáo giải thích.
Hà Thu (theo CNN, Bloomberg)