[Funland] Hàn Tín có giỏi không

hondacjvjc

Xe hơi
Biển số
OF-89563
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
110
Động cơ
407,110 Mã lực
ai cũng có điểm mạnh yếu cụ ak
 

Gsngam

Xe buýt
Biển số
OF-553141
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
755
Động cơ
162,540 Mã lực
Nơi ở
Nhà 3 tầng
Mình anh Tín không đủ mang lại thiên hạ cho anh Bang đâu.
Phải bao gồm bộ tam Lương Tín Hà thiếu 1 trong 3 thì không lấy thiên hạ được
Ngoài ra anh Bang phải giỏi.
Nhưng nếu anh Vũ chịu nghe lời anh Tăng thì chấp 4 anh kia thiên hạ vẫn là của họ Hạng
Lã trĩ mới là người thực sự kinh khủng cụ nhá
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,904
Động cơ
537,334 Mã lực
Vũ hơn hẳn Tín chứ. Vũ giành thiên hạ do Vũ tự làm chủ tự đánh còn Tín thì phai nhờ Lưu Bang cầm chân Vũ nhờ Bành Việt quấy hậu phương nên thắng Vũ xong Tín còn phải phân tranh cùng Lưu Bang Bành Việt và Tín thua.
Cụ bảo Tín nếu quân ngang nhau Tín bóp Vũ phát một nhưng Tín quân đông gấp 3 mà bóp không được phải đợi hợp toàn bộ lại mới tấn công được Vũ. Vậy nếu chỉ mình Tín có hạ Vũ được không?
Lúc vây Cai Hạ Vũ còn 28 kỵ binh vẫn đủ thoát khốn chạy về được Ô Giang. Nếu Vũ lên thuyền thì vẫn thoát. Như vậy vòng vây của Tín có sơ hở. Chiến thuật đâu có vẹn toàn
Em xem trong bảng thành tích của anh Tín là anh ấy chưa từng thua trận nào ạ (có trận giả vờ thua để dụ địch vào bẫy bem ngược lại), lịch sử cũng công nhận là a Tín vô địch thiên hạ
 

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
6,219
Động cơ
2,959,784 Mã lực
Nói chung mỗi sự vật có 1 bối cảnh lịch sử của nó nên đặt vào nhau so sánh theo e là rất khó. Nếu Hàn Tín mang cái khôn, bản lĩnh chính trị của 3 công thần là Trần Bình, Trương Lương, Tiêu Hà ra trận thì chắc chắn k thể là tướng bách chiến bách thắng được. Hàn Tín cũng chấp nhận nếu bị luộc nên mới không chia 3 thiên hạ, muốn đi vào sử sách thì phần còn lại thuộc về lịch sử.
 

BacGiang76

Xe hơi
Biển số
OF-469495
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
175
Động cơ
-2,842 Mã lực
Hàn bị đánh bại, Lưu Bang lập người tông thất nước Hàn, đang làm thái uý, cũng tên là Hàn Tín làm Hàn vương, gọi là Hàn vương Tín. Tây Nguỵ vương Báo bèn hàng Hán, cùng hợp binh với Hán đánh Ân. Ân vương Tư Mã Ngang bị bắt sống.

Hàn Tín ở lại giữ Quan Trung, Hán vương cùng các tướng tiếp tục đông tiến, dụ thêm nước Triệu hội quân đánh Sở. Lúc đó Tây Sở Bá vương Hạng Vũ đang sa lầy chiến tranh ở nước Tề, chưa diệt được Điền QuảngĐiền Hoành, Hán vương gom quân chư hầu 56 vạn rầm rộ tiến vào chiếm cứ kinh đô Sở là Bành Thành. Hạng vương mang 3 vạn tinh binh trở về đánh tan tành quân Hán ở Bành Thành. Quân Hán tan tác trở về.

Một loạt chư hầu thấy Sở thắng Hán lại theo Sở như Tư Mã Hân, Đổng Ế, Triệu Yết. Cả Điền Hoành nước Tề cũng giảng hoà với Sở. Thế quân Sở mạnh lên, Hạng Vũ mang quân tây tiến đánh Hán.

Hàn Tín thu binh, họp với Hán Vương ở Huỳnh Dương. Hạng Vũ tiến quân truy đuổi Lưu Bang. Hàn Tín tâu với Hán Vương:

Tôi ở Hàm Dương đã chế ra được vài trăm cỗ xe để dự bị đánh Sở, loại xe này gọi là chiến xa, có tác dụng rất mạnh trong trận chiến thuộc bình nguyên. Huỳnh Dương cách đây ba mươi dặm, có một khu đất bằng có thể áp dụng chiến xa được.
Hán Vương nghe nói liền sai thợ ngày đêm theo mẫu của Hàn Tín chế tạo, được hơn 3,000 chiếc dự bị để đánh Sở.

Hạng Vương đem quân đến, được Hàn Tín gửi thư cho, đại để viết:

Nguyên soái nhà Ðại Hán Hàn Tín trao thư Tây Sở Bá Vương khán hạ.
Tín vẫn có sung vào chức Chấp kích lang của Sở, song trước kia cùng với Bá vương lập vua Hoài vương, quay mặt về Bắc dưng thần, đồng triều chấp sự, thì Tín là tôi của vua Nghĩa Ðế chứ không phải là tôi của Sở, lẽ ấy đã rõ ràng. Chẳng ngờ Ðại vương lại giết vua Nghĩa Ðế, chuyên chế chư hầu, thiên hạ oán vọng, còn Tín cũng lấy làm đau lòng. Những muốn vung gươm giết đứa đại nghịch trả thủ cho vua, nhưng xét thấy tài hèn sức yếu chưa làm nổi chuyện đó, đành phải sang đầu Hán để bá cáo tội ác cho thiên hạ biết. Vừa rồi, Tín đóng quân tại Hàm Dương, không đi đánh Sở, thất cơ một chút đến nỗi quân thua. Nay Tín thống lãnh hùng binh, áo trắng cờ tang, thi vũ tại Huỳnh Dương trước rửa hờn cho vua Nghĩa Ðế, sau vì Hán vương tuyết sĩ. Ðại vương phen này khó mà toàn mạng được. Tín báo trước cho Ðại vương giữ mình.

Hạng Vương xem xong tức lắm, quát:

Thằng luồn trôn khốn nạn đó đã dám dùng lời vô lễ với ta. Phen này, ta thề không bắt được đứa phản phúc quyết không trở về.
Hôm sau Hạng Vương đem quân ra đánh với Hàn Tín, Hàn Tín thua chạy, đến sông Kinh Sách thì qua cầu xong quay mặt lại chờ Hạng Vương. Hạng Vương đuổi theo, vừa qua cầu thì Hàn Tín sai quân chặt cầu, lại sai đem chiến xa ra làm tường lũy, bắn tên tua tủa vào quân Sở. Quân Sở không thoát được đều bị giết hết, Hạng Vương dẫn theo Quý Bốphá vây mà chạy. Hai nước Hán Sở lại lâm vào thế giằng co.
 

BacGiang76

Xe hơi
Biển số
OF-469495
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
175
Động cơ
-2,842 Mã lực
Tháng 6 năm 205 TCN, Ngụy Vương Báo lấy cớ xin nghỉ để về thăm cha bị bệnh. Về đến nước, Ngụy Vương liền cắt đường giao thông ở Hà Quan, phản lại Hán, giao hiếu với Sở.

Hán vương sai Lịch Tự Cơ thuyết phục Báo, nhưng Báo không nghe.

Tháng tám năm 205 TCN, Lưu Bang phong Hàn Tín làm tả thừa tướng để đánh Ngụy. Ngụy Báo đem nhiều binh đến Bồ Bản chặn cửa sông Lâm Tấn. Hàn Tín dàn thêm nghi binh, bày thuyền bè như muốn vượt qua sông Lâm Tấn; nhưng trái lại dùng phục binh đi đường đất Hạ Dương, lấy thùng gỗ để cho quân vượt qua sông, đánh úp đất An Ấp[3].

Ngụy Vương Báo cả kinh, đem binh quan về đánh trả nhưng đã muộn. Hàn Tín đánh chiếm đất Nguỵ, bắt Báo cầm tù, bình định đất Ngụy, làm thành quận Hà Đông.

Hán Vương sai Trương Nhĩ cùng với Hàn Tín đem binh sang đông đi về hướng Bắc, đánh nước Triệu và nước Đại.
 

BacGiang76

Xe hơi
Biển số
OF-469495
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
175
Động cơ
-2,842 Mã lực
Tháng chín nhuận năm 205 TCN, Hàn Tín phá quân Đại, bắt được thừa tướng Hạ Duyệt, người được Đại vương Trần Dư uỷ quyền cai quản nước Đại ở đất Ứ Dự. Lúc đó chiến sự giữa Hán và Sở đang rất gay go, Hán Vương bị Sở Bá vương tấn công mạnh mẽ. Hán Vương nghe tin ông diệt liền hai nước, liền sai người thu tinh binh của ông đem đến Huỳnh Dương để chống Sở.

Hàn Tín và Trương Nhĩ mộ quân mới, được quân mấy vạn người, đi về phía Đông xuống Tỉnh Hình để đánh Triệu. Vua Triệu và Trần Dư nghe tin quân Hán sắp đánh úp, bèn tụ tập quân đội ở Tỉnh Hình, phao là hai mươi vạn. Tướng Triệu là Lý Tả Xa bày mưu cho Trần Dư nên cố thủ và chẹn đường vận lương của quân Hán nhưng Trần Dư không nghe theo.

Hàn Tín sai người sang thám thính, biết mưu của Lý Tả Xa không được dùng, bèn đem quân thẳng xuống. Chưa đến cửa Tỉnh Hình, cách ba mươi dặm, dừng lại cắm trại. Nửa đêm truyền lệnh xuất phát. Chọn hai nghìn quân kỵ trang bị nhẹ, mỗi người cầm một lá cờ đỏ đi theo đường tắt lén lút sang nói theo dõi quân Triệu.

Ông ra lệnh:

Triệu thấy ta chạy, thế nào cũng bỏ trống thành mà đuổi ra. Các ngươi tiến vào ngay trong thành, nhổ cờ của Triệu dựng cờ đỏ của Hán.
Sau đó ông sai các tỳ tướng truyền bảo ăn cơm lót lòng thôi, và nói:

Hôm nay phá quân Triệu xong sẽ họp nhau ăn tiệc.”
Các tướng nghe lệnh nhưng vẫn nghi hoặc không ai tin.

Sau đó Hàn Tín nói với tướng sĩ:

Quân Triệu đã giữ địa thế tiện lợi trước để xây đồn lũy, chúng lại chưa thấy cờ trống, đại tướng của ta nên chưa chịu tiến lên đánh đội tiên phong vì chúng sợ ta đến nơi đường hẹp, hiểm trở thì quay lại.
Rồi ông sai một vạn người đi trước bày trận quay lưng ra sông. Đó là phép tối kỵ trong binh pháp vì theo binh pháp, phải dựa vào núi và nhìn ra sông, nếu tựa vào sông sẽ bị kẻ địch đánh dồn tới hết đường chạy, đó là chỗ chết. Vì thế quân Triệu ở xa nhìn thấy, cười vang.

Lúc bình minh, Tín dựng cờ đại tướng, đánh trống lên, kéo quân ra cửa Tỉnh Hình. Quân Triệu mở cửa lũy, đánh nhau to một hồi lâu. Bấy giờ Hàn Tín, Trương Nhĩ vờ bỏ cờ trống chạy đến đạo quân gần sông. Đạo quân gần sông rẽ ra, đón lấy họ, rồi lại chiến đấu dữ dội. Quân Triệu quả nhiên bỏ thành ra tranh lấy cờ trống của Hán, đuổi theo Hàn Tín, Trương Nhĩ. Sau khi Hàn Tín, Trương Nhĩ đã nhập vào đạo quân ở gần sông thì quân đội đều liều chết chiến đấu không thể nào đánh bại được. Hai nghìn quân kỵ mà Tín đã cho đi từ trước chờ đến khi quân Triệu bỏ lũy trống để đuổi theo để lấy cờ trống của Hán, liền ruổi nhanh vào trong thành, nhổ tất cả cờ xí của Triệu để dựng hai nghìn lá cờ đỏ của Hán.

Quân Triệu đã không thắng, không bắt được Hàn Tín và các tướng Hán, muốn quay trở về đồn, nhưng trong thành toàn là cờ đỏ của Hán thì cả sợ, cho rằng quân Hán đã bắt được tướng của Triệu Vương rồi. Quân sĩ hỗn loạn bỏ chạy. Tướng Triệu chém cũng không ngăn được. Quân Hán hai bên áp lại, phá tan quân Triệu, chém Trần Dư trên sông Chi Thủy, bắt sống Triệu Vương Yết.
 

BacGiang76

Xe hơi
Biển số
OF-469495
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
175
Động cơ
-2,842 Mã lực
Hàn Tín ra lệnh cho quân đội không được giết Lý Tả Xa, ai bắt sống được ông ta thì thưởng ngàn vàng. Có người trói Tả Xa nộp dưới cờ, Tín bèn cởi trói cho ông ta và cho ngồi quay mặt về hướng Đông, còn mình ngồi quay mặt về hướng Tây, thờ làm thầy.

Các tướng đem thủ cấp và tù binh đến nộp đâu đấy và chúc mừng. Các tướng nhân dịp hỏi ông:

Binh pháp nói "Bên phải sau lưng thì núi gò, trước mặt bên trái thì sông đầm" nay tướng quân lại sai bọn chúng tôi quay lưng ra sông mà bày trận, nói rằng phá xong quân Triệu sẽ ăn cơm. Bọn chúng tôi không phục nhưng kết quả lại thắng, không biết đó là thuật gì?
Ông đáp:

Điều đó ở trong binh pháp, chỉ có điều các anh không xét đến mà thôi. Chẳng phải binh pháp có nói: "Hãm vào đất chết thì sau nó mới sống, dắt vào chỗ mất thì sau nó mới còn" đó sao? Vả chăng Tín không phải có những tướng sĩ đã từng được huấn luyện. Đây cũng như người ta nói là kéo những người ngoài chợ bắt họ đi đánh. Tình thế này nếu không đặt họ vào nơi đất chết khiến cho người nào cũng vì mình mà chiến đấu thì không được. Nếu như ta để cho họ vào nơi đất sống thì họ đều bỏ chạy, ta còn làm sao dùng họ được nữa.
Theo kế của Lý Tả Xa, Hàn Tín cho quân nghỉ ngơi, bình định nước Triệu, rồi sai người mang một bức thư sang nước Yên dụ Yên vương Tang Đồ. Tang Đồ sợ thế quân Hán bèn xin theo.

Tín lại sai sứ báo với Hán, nhân tiện xin lập Trương Nhĩ làm Triệu Vương để cai trị và vỗ về nước này. Vua Hán ưng thuận, bèn lập Trương Nhĩ làm Triệu Vương.
 

BacGiang76

Xe hơi
Biển số
OF-469495
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
175
Động cơ
-2,842 Mã lực
Lần thứ 1 bị cướp binh quyền

Hạng Vũ mấy lần sai kỳ binh vượt qua sông Hoàng Hà đánh Triệu. Triệu Vương Nhĩ và Hàn Tín đi đi lại lại để cứu Triệu, nhân lúc đi lại bình định các thành ấp ở Triệu, đem binh đến giúp Hán Vương.

Hạng vương đang bận vào việc vây Hán Vương ở Huỳnh Dương, nên không thể dồn đại quân đánh Triệu. Hán Vương bị quân Sở vậy ngặt, phải trốn ra về phía Nam, đến giữa miền Uyển và Diệp, chạy vào Thành Cao. Hạng Vũ lại bao vây rất gấp.

Tháng sáu năm 204 TCN, Hán Vương ra khỏi Thành Cao, chạy về hướng đông, vượt qua sông Hoàng Hà, chỉ có một mình Hạ Hầu Anh cùng đi. Hán Vương theo quân của Trương Nhĩ đến Tu Vũ. Đến nơi, Hán Vương nghỉ ở ngoài quán trọ. Sáng sớm, Hán Vương tự xưng là sứ thần nhà Hán, phi ngựa vào trong thành Triệu. Trương Nhĩ, Hàn Tín chưa dậy, Hán Vương vào trong phòng ngủ, cướp ấn tín và binh phù, dùng cờ mao để triệu tập các tướng, thay đổi chức vị các tướng.

Khi ông và Trương Nhĩ thức dậy, mới biết là Hán Vương đã đến. Hán Vương sau khi đoạt quân của hai người liền ra lệnh cho Trương Nhĩ giữ lấy đất Triệu, phong Hàn Tín làm tướng quốc, thu quân đội của Triệu chưa phái đến Huỳnh Dương để đánh Tề.
 

BacGiang76

Xe hơi
Biển số
OF-469495
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
175
Động cơ
-2,842 Mã lực
con người Hàn Tín ngoại trừ có khí độ và bao dung còn là kẻ tự tư tự lợi, không đáng tin cậy, có tâm lý đầu cơ. Lúc có thể phản Hán, Hàn Tín thấy không phản sẽ lãi lớn, lúc không thể phản Hán, Hàn Tín lại thấy không phản sẽ thiệt to. Nhìn vào việc Hàn Tín bán đứng Chung Ly Muội thì cũng biết Hàn Tín chẳng phải tốt lành gì. Hàn Tín dâng đầu Chung Ly Muội để mua cổ phần chính trị, lại bị Lưu Bang xem thường, đã thế còn để cho Lưu Bang bắt được thóp: chứa chấp kẻ nghịch tặc, bán đứng bạn bè tốt, giết người diệt khẩu, chưa đánh đã khai, hình tượng đạo đức cao độ của vị danh tướng bách chiến bách thắng thì ra cũng chỉ như thế, kẻ như vậy mà Lưu Bang ta không trị được sao? Việc làm của Hàn Tín đã giúp Lưu Bang rửa sạch trách nhiệm về mặt đạo đức và tự đưa mình lên pháp trường. Hàn Tín đã bán đứng bạn bè, nay lại tự bán luôn mình, không những không giữ được mạng mà còn mất nhanh hơn.

Hàn Tín vừa đáng kính vừa đáng thương. Đáng kính ở chỗ Hàn Tín tuy xuất thân ti tiện nhưng nhờ nhẫn nhục chịu đựng, cố gắng phấn đấu đã kiến công lập nghiệp, lưu danh sử sách. Đáng buồn ở chỗ Hàn Tín không triệt để. Hàn Tín trung với Hán, nhưng không trung triệt để, nên khi bị giết không thấy có ai đứng ra minh oan cho như Loan Bố khóc Bành Việt, Quán Cao chịu hình nhưng không khai ra Triệu vương, những người đó đều được Lưu Bang tha chết. Hàn Tín muốn phản Hán, nhưng khi có quân trong tay thì không phản, đến lúc nằm trong tay người ta thì lại muốn phản, thế là đã mê muội rồi. Sự việc Trần Hy làm phản, trước đó có thể đã có thư từ với Hàn Tín, nhờ Hàn Tín làm chân trong, Hàn Tín có đồng ý hay không thì không biết, nhưng thư mật đã rơi vào tay Lã hậu để trở thành chứng cớ Hàn Tín mưu phản. Chỉ xét thấy Hàn Tín trước khi chết có nói "hối hận không nghe lời Khoái Triệt" thì chứng tỏ Hàn Tín đã có lòng phản. Nếu nói Hàn Tín tham gia mưu phản thì có thể oan cho Hàn Tín, nhưng không oan khi nói rằng trong bụng Hàn Tín đã có lòng phản lại Lưu Bang. Sự việc xấu đi khi ở trong Hàn Tín có cả lòng trung và gian, và cả hai đều không triệt để, không hết lòng trung và không dám phản thật. Nếu trung triệt để, thì cho dù bị oan cũng sẽ có những bậc trượng phu đứng ra nói thay cho, không người nào đứng ra biện hộ cho Hàn Tín chứng tỏ nhân cách của Hàn Tín có vấn đề. Còn nếu phản triệt để, thành công thì không cần nói, có thua cũng không hối hận.

Dịch Trung Thiên cho rằng Hàn Tín chê Hạng Vũ có lòng nhân của đàn bà, do dự thiếu quyết đoán nhưng lại không biết chính mình cũng như thế, và cũng không biết rằng đàn bà vị tất đã có lòng nhân. Cuối cùng thì Hàn Tín, người có lòng nhân của đàn bà đã bị Lã hậu, một người đàn bà bất nhân giết hại. Khi so sánh ba con người Lưu Bang, Hạng Vũ và Hàn Tín, Dịch Trung Thiên cho rằng: Lưu Bang tự biết mình biết người nên đã chiến thắng. Hạng Vũ không biết mình cũng không biết người nên thua to. Hàn Tín biết người nhưng không biết mình nên tuy có thành công nhưng cuối cùng cũng thất bại. Hạng Vũ là anh hùng triệt để, anh hùng bản sắc nên chết oanh liệt. Hàn Tín khó khăn lắm mới trở thành anh hùng, là anh hùng không triệt để nên ấm ức mà chết.

Em thích câu kết: Hàn Tín là nửa anh hùng nửa tiểu nhân nên không lên ngôi vua như Lưu Bang mà cũng không oanh liệt như Hạng Vũ. Chết 1 cách ấm ức
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
3,235
Động cơ
141,336 Mã lực
Hán tam kiệt: Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín thì Hàn Tín là người dùng binh giỏi nhất thời kỳ đó, bách chiến bách thắng, còn Trương Lương, Tiêu Hà chỉ giỏi mưu kế nơi màn trướng chứ cho ra trận chắc ra đi trong 1 nốt nhạc. Chỉ tiếc Lưu Bang lưu manh , Lã Hậu tàn ác, sau khi được thiên hạ thì giết luôn Tín. Nếu không có Tín thì cỡ như Lưu Bang bị Hạng Vũ bắt từ lâu rồi. Hạng Vũ cũng là người giỏi dùng binh có lẽ chỉ thua mỗi Hàn Tín thôi. Vũ là người có tài năng chí khí hơn người, nhưng trong Sử Kí chép thì cứ như là Vũ thua là do không nghe lời quân sư Phạm Tăng. Dự là thổi phồng Phạm Tăng lên quá, chắc là loại tư vấn lúc đúng lúc sai nên Vũ cũng không tin tưởng tuyệt đối, chỉ coi như 1 nguồn tham khảo thôi. Còn loại bất tài Lưu Bang thì các quân sư hiến kế gì cũng răm rắp làm theo ngay, do đó thành công. Thật ra cũng chả phải thiên tài gì mà thực ra là số trời cho làm vua thì làm vua, cho có quân sư tài là có quân sư tài. Nói chung ý của sử ngày xưa Thiên mệnh là có thật, chỉ dành cho Thiên tử, người thường tài năng cách mấy cũng không ngồi lên ngôi cửu ngũ chí tôn được
 

tran_chien

Xe hơi
Biển số
OF-564548
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
168
Động cơ
149,100 Mã lực
Tuổi
40
Hàn Tín giỏi nhất việc quân cơ, bọn thuộc hạ thân tính đều là người mới, không biết thực lòng ra sao? Nay phản Lưu Bang tự xưng vương thì thiên hạ sẽ theo chăng? Bang thì có bọn mưu sĩ Tiêu Hà trợ giúp, Hạng Vũ xưng bá đồ vương cũng chục năm, giờ Tín phản bội Bang sẽ là phường xảo trá, dân không theo, lực không đủ, lúc đó chết còn bị đời sau phỉ nhổ.
 

tran_chien

Xe hơi
Biển số
OF-564548
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
168
Động cơ
149,100 Mã lực
Tuổi
40
Hán tam kiệt: Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín thì Hàn Tín là người dùng binh giỏi nhất thời kỳ đó, bách chiến bách thắng, còn Trương Lương, Tiêu Hà chỉ giỏi mưu kế nơi màn trướng chứ cho ra trận chắc ra đi trong 1 nốt nhạc. Chỉ tiếc Lưu Bang lưu manh , Lã Hậu tàn ác, sau khi được thiên hạ thì giết luôn Tín. Nếu không có Tín thì cỡ như Lưu Bang bị Hạng Vũ bắt từ lâu rồi. Hạng Vũ cũng là người giỏi dùng binh có lẽ chỉ thua mỗi Hàn Tín thôi. Vũ là người có tài năng chí khí hơn người, nhưng trong Sử Kí chép thì cứ như là Vũ thua là do không nghe lời quân sư Phạm Tăng. Dự là thổi phồng Phạm Tăng lên quá, chắc là loại tư vấn lúc đúng lúc sai nên Vũ cũng không tin tưởng tuyệt đối, chỉ coi như 1 nguồn tham khảo thôi. Còn loại bất tài Lưu Bang thì các quân sư hiến kế gì cũng răm rắp làm theo ngay, do đó thành công. Thật ra cũng chả phải thiên tài gì mà thực ra là số trời cho làm vua thì làm vua, cho có quân sư tài là có quân sư tài. Nói chung ý của sử ngày xưa Thiên mệnh là có thật, chỉ dành cho Thiên tử, người thường tài năng cách mấy cũng không ngồi lên ngôi cửu ngũ chí tôn được
Cụ nghĩ thế thì em cũng ạ, Bang dùng người nói thật trong lịch sử Trung Quốc mấy ngàn năm chỉ có vài ông cỡ Lưu Bang. Bọn Tiêu Hà là quân quản trị, bọn Phàn Khoái, Hạ Hầu Anh mới là quân chiến của Bang.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Không phải là ko bóp đc mà để chắc thắng thì gom quân lại. Quân Tín ô hợp, ko phải tinh binh giàu kinh nghiệm như quân Sở nên cần số lượng lớn. Cụ cứ xem 1 đội quân chuyên nghiệp nó ngang với đội quân địa phương ấy thì chịu ko nói đc nữa rồi. Tướng giỏi ko nhất thiết phải đem quân ngang địch đánh thắng địch mà là biết tập trung binh lực vào 1 điểm để tiêu diệt địch. Việc Vũ có cả Sở rộng lớn mà ko tạp trung đc lực lượng thì đó là do Vũ kém về chiến lược chứ ko phải giỏi gì cả.

Việc Tín thua ko phải do Tín kém hơn về chiến thuật so với Lưu Bang mà thua vì bản lĩnh chính trị quá cùi.

Cụ cứ nhìn việc Hạng Vũ đánh thắng liên tiếp mà ko thấy đó chẳng qua thắng đội quân yếu ớt và rệu rã của nhà Tần. Sau đụng Tín chẳng thua sấp mặt. Về chiến lược thì Vũ bị cô lập, bị điều đến ứng cứu những nơi ko muốn đến, suy kiệt dần quân lực và rốt lại thua.
Còn việc thoát đc vòng vây là do Vũ có sức mạnh quá khủng chứ ko hẳn vòng vây sơ hở. Bằng chứng là Tín vẫn cho quân đuổi theo đến bờ sông nhưng bị Vũ đánh giết mà thoát chứ đâu phải ko phục chỗ đó.
Quân của Tín đâu phải của ông ấy. Ông ta là bề tôi của Lưu Bang nên binh đó phải là của Lưu Bang mới đúng. Tín đâu có tài hiệu triệu thiên hạ đứng ra tự lập như Vũ.
Tín chưa đụng Vũ trận nào trước đó cho đến trận cuối cùng Tín hợp binh cùng Lưu Bang Bành Việt... Như vậy mình Tín chả làm được cái gì Hạng Vũ cả. Phải hợp toàn lực lượng của mấy nhà lại mới hạ Vũ. Cho nên mình Tín đâu thể bình thiên hạ được.
Hạng Vũ từ tay trắng khởi nghĩa có sức hiệu triệu thiên hạ đánh đổ Tần dựng bá nghiệp không chịu dưới trướng ai.
Lúc Cai Hạ Tín cầm 60 vạn quân vây mà Vũ vẫn phá vây được. Sức của Vũ thì ai chả biết. Sao Tín không có tính ra? Tín vây kiểu gì mà vẫn để Vũ phá vòng vây? Như vậy Tín vẫn còn kém. Vây mà để chủ tướng đối phương thoát?
 

tran_chien

Xe hơi
Biển số
OF-564548
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
168
Động cơ
149,100 Mã lực
Tuổi
40
Nói về Lưu Bang là nói thuật dùng người, trị nước xưa nay hiếm có. Lã Hậu, sau khi Bang mất, một tay che trời quyền cao thế trọng nhưng vẫn không dám thay đổi kiến trúc thượng tầng do Bang sắp đặt trước khi mất. Vì vậy 2 phe Lã và Lưu có chiến nhau, tranh chấp ngôi báu nhưng về cơ sự không ảnh hưởng đến nhân dân không gây ra nhiều loạn. Người có thể định ra 3 đời tể tướng thì quả thật chẳng phải do may mắn mà ra.
Trích:
Nhân lúc Hán đế tỉnh táo Lã hậu hỏi:

- Vạn nhất, Bệ hạ sau khi muôn tuổi, mà Tiêu Thừa tướng cũng mất thì nên cừ ai làm tướng ?

Hán đế đáp:

- Tào Tham có thể thay được.

Lã hậu lại hỏi đến sau Tào Tham ?

Hán đế nói:

- Vương Lăng có thể thay được. Tuy nhiên Vương Lăng tính trực mà ương, cần phải có Trần Bình giúp sức. Trần Bình trí khôn có thừa nhưng không thể gánh vác một mình. Chu Bột là kẻ thật thà, tánh thận trọng, nên cùng hắn làm chức Thái úy.

Lã hậu lại hỏi về sau nữa.

Hán đế nói:

- Ta chỉ biết đến đó mà thôi.
 

crYztaL

Xe buýt
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
987
Động cơ
315,001 Mã lực
Hán tam kiệt: Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín thì Hàn Tín là người dùng binh giỏi nhất thời kỳ đó, bách chiến bách thắng, còn Trương Lương, Tiêu Hà chỉ giỏi mưu kế nơi màn trướng chứ cho ra trận chắc ra đi trong 1 nốt nhạc. Chỉ tiếc Lưu Bang lưu manh , Lã Hậu tàn ác, sau khi được thiên hạ thì giết luôn Tín. Nếu không có Tín thì cỡ như Lưu Bang bị Hạng Vũ bắt từ lâu rồi. Hạng Vũ cũng là người giỏi dùng binh có lẽ chỉ thua mỗi Hàn Tín thôi. Vũ là người có tài năng chí khí hơn người, nhưng trong Sử Kí chép thì cứ như là Vũ thua là do không nghe lời quân sư Phạm Tăng. Dự là thổi phồng Phạm Tăng lên quá, chắc là loại tư vấn lúc đúng lúc sai nên Vũ cũng không tin tưởng tuyệt đối, chỉ coi như 1 nguồn tham khảo thôi. Còn loại bất tài Lưu Bang thì các quân sư hiến kế gì cũng răm rắp làm theo ngay, do đó thành công. Thật ra cũng chả phải thiên tài gì mà thực ra là số trời cho làm vua thì làm vua, cho có quân sư tài là có quân sư tài. Nói chung ý của sử ngày xưa Thiên mệnh là có thật, chỉ dành cho Thiên tử, người thường tài năng cách mấy cũng không ngồi lên ngôi cửu ngũ chí tôn được
Vụ vì sao Lưu Bang thắng, Hạng Vũ thua thì có ông đã phân tích rồi. Lưu Bang thắng là do khi chiếm đc đất thì cắt đất phong vương nên thu phục được nhiều chư hầu đi theo, Hạng Vũ tuy có ân cần, chăm lo cho cấp dưới nhưng khi thắng trận lại không chia đất nên càng ngày càng ít người theo. Cái Trung Nguyên rộng như vậy, đánh có thắng suốt đi nữa nhưng đi chỗ khác thì lại có thằng sau lưng làm phản thì chịu được mấy hồi.
 

tran_chien

Xe hơi
Biển số
OF-564548
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
168
Động cơ
149,100 Mã lực
Tuổi
40
Vụ vì sao Lưu Bang thắng, Hạng Vũ thua thì có ông đã phân tích rồi. Lưu Bang thắng là do khi chiếm đc đất thì cắt đất phong vương nên thu phục được nhiều chư hầu đi theo, Hạng Vũ tuy có ân cần, chăm lo cho cấp dưới nhưng khi thắng trận lại không chia đất nên càng ngày càng ít người theo. Cái Trung Nguyên rộng như vậy, đánh có thắng suốt đi nữa nhưng đi chỗ khác thì lại có thằng sau lưng làm phản thì chịu được mấy hồi.
.
Hạng Vũ vẫn có phong vương chia đất cho tụi thuộc hạ nhé cụ, như Tam Tần cho bọn Chương Hàm... Nhưng việc chia đất thì không công bằng, xét người dựa trên gia tộc, nguồn gốc xuất thân. Còn phe Bang thì toàn dân dưới đáy xã hội như Phàn Khoái đồ tể, Hàn Tín luồn trôn, ... Chỉ bọn Tiêu Hà, Tào Tham.. thì còn cao quý chút nhưng cũng chỉ là phụ tá cỡ cấp quận, huyện bây giờ nhưng tất cả đều là người có thực tài.
 

Lucanh7

Xe hơi
Biển số
OF-508153
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
131
Động cơ
183,880 Mã lực
Tuổi
30
chắc là giỏi
 

machaelL

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550425
Ngày cấp bằng
13/1/18
Số km
103
Động cơ
157,980 Mã lực
Tuổi
35
Lịch sử có nhiều khoảng trống, bản thân Hàn Tín cũng kín đáo, nên Tư Mã Thiên cũng không chép hết về ông ấy được. Nhưng với những sử liệu mà Tư Mã Thiên kể, em nghĩ nếu Hàn Tín tư lợi, hay có các khiếm khuyết cá nhân thì ông ta đã chấp nhận làm 1 kẻ tầm thường cho xong rồi. Chứ không phải bôn ba, chạy nơi này nơi khác để xin làm Đại tướng, chứ không phải là xin làm chức quèn vớ vẩn.

Một người như ông Tín, theo em nghĩ là không có cơ mưu về chính trị, nên ông không làm to được suốt thời gian dài, mặc dù tài cao, nhiều người tiến cử. Ông đơn giản là 1 người giỏi về quân sự, thích áp dụng kiến thức đó để an thiên hạ. Nên nói ông ấy làm phản thì nó hơi nhẫn tâm, ông ấy không làm gì sai cả với Lưu Bang, nên Tư Mã Thiên mới viết khi Lưu Bang nghe tin Hàn Tín chết thì ''vừa mừng, vừa thương.''
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top