[Funland] Hàn Quốc và Triều Tiên hậu chiến tranh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Để xóa bỏ đói nghèo và tái tạo động lực phát triển, Park thành lập Hội đồng Tối cao phụ trách Tái thiết Quốc gia, mang kỷ luật quân đội và chính sách cải cách kiểu độc tài áp dụng trên toàn quốc. Tham vọng của Park là chấm dứt tình trạng lạc hậu ở Hàn Quốc.
Sau khi đảo chính thành công để lên nắm chính quyền vào tháng 7 năm 1961, Park tuyên bố bắt đầu tiến trình "dọn rác" để thanh lọc xã hội. Một trong những việc đầu tiên ông làm là đem tử hình 24 quan chức và doanh nhân vì tội tham nhũng. Toàn xã hội "thắt lưng buộc bụng". Một số ngành do quân đội trực tiếp xây dựng và quản lý. Du học sinh trước khi ra nước ngoài học tập phải cam kết không ở lại nước ngoài mà phải về nước phục vụ dù muốn hay không, những ai đã học xong mà không quay về nước thì gia đình họ sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề.
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,606
Động cơ
44,303 Mã lực
Tuổi
48
Nó khác nhau chủ yếu ở chỗ cấm vận và không thôi!
Cấm vận là 1 trong những lý do chính thôi cụ. Một quốc gia phát triển cần nhiều yếu tố, vd như Phil có cấm vận đâu, cũng là đồng minh của Mỹ nhưng chưa trở thành một nước phát triển được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Ông nói trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul như sau:
“Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm. Phải cắn răng vào làm việc nếu muốn được sống còn, làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta phải tạo ra nền kinh tế đứng đầu Đông Á, sau 20 năm chúng ta sẽ trở thành cường quốc trên thế giới, chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay có thể có một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi, nhưng những đồng bào ấy nên hiểu rằng, tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân, tôi sẽ ban hành một chính sách khắc khổ, Tôi sẽ đem bắn kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn sàng chết theo lý tưởng đã đề ra“.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Park Chung-hee chuyển chiến lược kinh tế của đất nước từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Ông thành lập một Ủy ban Kế hoạch Kinh tế để điều hành nền kinh tế đất nước. Lấy những "Kế hoạch kinh tế 5 năm" vốn đã từng rất thành công của Liên Xô trước đây làm kiểu mẫu, Park đề ra "Kế hoạch 5 năm" đầu tiên vào năm 1962, nhiệm vụ chủ chốt của kế hoạch này là tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ nhằm mục đích xuất khẩu. Ông tuyên bố thành phố Ulsan sẽ là khu vực phát triển công nghiệp tiên phong đặc biệt của đất nước. Ngay sau đó, Hyundai - một trong những tập đoàn lớn đầu tiên của Hàn Quốc đã nhanh chân tận dụng vị thế đặc biệt của Ulsan để biến thành phố này trở thành nơi đặt các nhà máy sản xuất chính.
Hầu hết các nhà sử học đều coi "Kế hoạch 5 năm đầu tiên" là điểm cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc. Từ năm 1962 đến năm 1966, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc đạt 7,6%. Sản lượng công nghiệp xuất khẩu tăng trên 30% mỗi năm cùng sản lượng sản xuất tăng trên 15% mỗi năm. Các chính sách phát triển kinh tế của Park được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc và mong muốn giành quyền tự chủ cho đất nước. Do đó, ông chủ trương tự lực; không để cho nền kinh tế bị phụ thuộc và chi phối bởi nước ngoài.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Ban đầu, Park ra sức hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ giới chuyên môn, ông bắt đầu dần nới lỏng những hạn chế này. Mặc dù vậy, các công ty nước ngoài khi đó muốn đầu tư vào thị trường Hàn Quốc thì bắt buộc phải tiến hành chuyển giao, chia sẻ công nghệ ở một mức độ nhất định cho doanh nghiệp trong nước.
Năm 1966, đạo luật kích thích vốn đầu tư nước ngoài được chính phủ Park thông qua đã cung cấp thêm những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư đồng thời hợp lý hóa quy trình này vào Hàn Quốc. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967-1971) tiếp tục nhấn mạnh hơn nữa vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích chuyển giao công nghệ cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng. Từ năm 1973, kinh tế Hàn Quốc đặt trọng tâm chủ yếu vào 7 ngành chính bao gồm: thép, hóa chất, luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, ô tô và điện tử. Giai đoạn phát triển công nghiệp cao độ này tập trung tại các thành phố nhỏ nằm ở phía đông nam đất nước.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Kế hoạch phát triển kinh tế của Park Chung-hee là dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu bằng cách toàn dân phải cam chịu gian khổ, tiêu dùng hết sức tiết kiệm. Để người lao động có thể sống với mức lương rất thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp bảo hộ, giữ giá những sản phẩm nông nghiệp cũng luôn ở mức rất thấp. Cuối thập niên 70, nền công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu nhưng chỉ để xuất khẩu. Các sản phẩm xa xỉ như mỹ phẩm, quần áo thời trang cho đến xe hơi cao cấp,... đều bị hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa để nguồn vốn không bị chảy ra nước ngoài. Từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng. Thời gian lao động kéo dài với điều kiện kém cùng tiền lương thấp. Những phản kháng đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền thẳng tay đàn áp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Park Chung-hee đã gửi hơn 325.000 lượt quân nhân sang Nam Việt Nam chiến đấu cùng Hoa Kỳ và Khối đồng minh trong chiến tranh Việt Nam, vừa để nhằm mục đích "nâng cao vị thế quốc gia", hỗ trợ chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng-sản cũng như đổi lấy những khoản viện trợ từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Đây là lực lượng quân sự nước ngoài có quy mô lớn thứ hai trong cuộc chiến chỉ sau quân đội Hoa Kỳ, số lượng binh sĩ Hàn Quốc tham chiến đạt mức cao nhất trong năm 1968 với trên 50.000 người.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Ước tính sau 9 năm chiến đấu ở Nam Việt Nam (1964-1973); có khoảng từ 4.407 - 5.099 lính tử trận, 10.962 - 17.060 người khác bị thương và 4 mất tích trong suốt cuộc chiến. Quân đội Hàn Quốc gây ra một danh sách dài tội ác chiến tranh như thảm sát thường dân, xóa sổ nhiều làng mạc bị nghi ngờ hỗ trợ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khi tham chiến đồng thời bỏ lại hàng ngàn đứa con lai khi rời đi.
Sau này, Hàn Quốc thống kê rằng quân đội của họ đã làm khoảng 41.000 người Việt Nam bị coi là Việt Cộng thiệt mạng.
Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mọi khoản chiến phí và trả tiền lương cho binh lính Hàn Quốc. Tổng cộng Hoa Kỳ đã viện trợ hoặc cho Hàn Quốc vay ưu đãi khoảng 10 tỷ USD từ năm 1946-1978, trong đó nhiều nhất là giai đoạn 1965-1972.
Trong 7 năm này, Hàn Quốc nhận được 5 tỷ USD, nhiều gấp 3 lần giai đoạn trước. Trong 2 năm đầu, thu nhập từ cuộc chiến chiếm khoảng 40% ngoại hối của Hàn Quốc. Một số học giả tính toán rằng khoản thu này chiếm từ 7-8% GDP Hàn Quốc giai đoạn 1966-1969.
Số tiền được chính phủ Hoa Kỳ chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức bán công khai như trợ cấp phát triển quốc phòng, hợp đồng dân sự, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường bởi các đời tổng thống Johnson và Nixon. Cùng với quân đội sang Nam Việt Nam, các công ty công nghiệp lớn của Hàn Quốc; như Hyundai, đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào việc hoàn thành các dự án xây dựng, hậu cần, giao thông vận tải lớn tại đây, tạo tiền đề để giành được những hợp đồng giá trị hơn trên khắp thế giới sau này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Nhờ viện trợ cùng tiền lương chính phủ Hoa Kỳ trả cho quân đội Hàn Quốc, kinh tế nước này phát triển nhanh chóng. Trong vòng 10 năm từ 1964-1974, GNP bình quân tăng gấp 5 lần. Nhưng đổi lại, rất nhiều máu cũng đã đổ khi Hàn Quốc tham chiến ở Nam Việt Nam và nhiều ý kiến cho rằng những tổn thất sinh mạng đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển sau này.
Tốc độ phát triển kinh tế Hàn Quốc suốt ba thạp kỷ từ 1963 đến 1978 trung bình là 10%. Một con số ấn tượng khiến thế giới kinh ngạc
Năm 1963 GDP theo đầu người Hàn Quốc là mới 100 USD, đến 1980 là 2000 USD, đến 1990 là 10.000 USD, đến 2010 là 30.000 USD
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Hỗ trợ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ
Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc. Park Chung-hee quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào năm 1965 - động thái vấp phải sự phản đối gay gắt của nhiều người dân Hàn Quốc. Lao động giá rẻ trong nước khi ấy kết hợp với vốn và công nghệ của Nhật Bản đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Hàn Quốc chỉ sau Hoa Kỳ. Trong vòng 10 năm sau đó, thương mại giữa hai nước đã được mở rộng hơn 10 lần. Từ năm 1962 đến 1979, khoảng 60% công nghệ từ nước ngoài của Hàn Quốc là do Nhật Bản cung cấp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Thị trường Hoa Kỳ cùng với các khoản đầu tư và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc. Kinh tế Nhật Bản cũng là một mô hình rất tốt để Hàn Quốc noi theo trong công cuộc định hình, phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong thời kỳ thuộc địa và kể cả sau khi giành được độc lập, người Hàn Quốc đã học hỏi được rất nhiều điều từ người Nhật về những gì mà một quốc gia không thuộc phương Tây có thể làm để công nghiệp hóa cũng như hiện đại hóa thành công. Một nhà kinh tế học Hàn Quốc từng mô tả chính sách của cộng đồng doanh nghiệp nước này vào thời điểm đó là: "Làm hệt như những gì người Nhật đã từng làm, nhưng cố gắng tìm cách làm sao để đạt được điều đó một cách nhanh, hiệu quả và ít tốn kém hơn".Thị trường Hoa Kỳ cùng với các khoản đầu tư và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc. Kinh tế Nhật Bản cũng là một mô hình rất tốt để Hàn Quốc noi theo trong công cuộc định hình, phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong thời kỳ thuộc địa và kể cả sau khi giành được độc lập, người Hàn Quốc đã học hỏi được rất nhiều điều từ người Nhật về những gì mà một quốc gia không thuộc phương Tây có thể làm để công nghiệp hóa cũng như hiện đại hóa thành công. Một nhà kinh tế học Hàn Quốc từng mô tả chính sách của cộng đồng doanh nghiệp nước này vào thời điểm đó là: "Làm hệt như những gì người Nhật đã từng làm, nhưng cố gắng tìm cách làm sao để đạt được điều đó một cách nhanh, hiệu quả và ít tốn kém hơn".
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,123
Động cơ
97,402 Mã lực
Giờ VN đánh đổi 10 năm thắt lưng buộc bụng để kt nhoi lên chắc tỷ lệ công dân ủng hộ không thể vượt quá 50%
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Park Chung-hee cho rằng Hàn Quốc trước tiên cần phải phát triển kinh tế vững mạnh rồi sau đó mới có thể có được dân chủ. Ông sử dụng hệ thống cảnh sát mật để theo dõi và dẹp tan mọi hành vi chống lại mình. Tất cả mọi cá nhân có phát ngôn hoặc hành động chống lại chính phủ, mọi cuộc biểu tình đòi tăng lương đều bị đáp lại bằng sự trừng phạt, bắt bớ, trấn áp thẳng tay. Park Chung-hee sử dụng luật an ninh chống cộng để bỏ tù và tra tấn bất cứ ai bất đồng chính kiến. Các cuộc biểu tình, hệ thống báo chí và phát ngôn nói chung đều bị kiểm duyệt hà khắc. Các sĩ quan cảnh sát mang thước và chặn thanh niên trên phố để đo tóc và váy của họ. Chính quyền sẽ can thiệp rất thô bạo nếu thanh niên để tóc dài, phụ nữ mặc váy ngắn. Gián điệp, chỉ điểm có mặt khắp mọi nơi, giám sát đến cả trường học. Những người bất đồng chính kiến khó thoát khỏi bị bắt và kết cục là cuộc sống mòn mỏi ở trong tù.
Ở Hàn Quốc thời điểm này, nếu một người bị quy là người cộng-sản, người đó sẽ mất hết mọi quyền tồn tại trong xã hội. Quy kết và phê phán nhằm vào một chính sách nào đó của chính phủ, chính khách đối lập là mang tư tưởng "cộng-sản chủ nghĩa" là phương cách được chính quyền Park ưa thích và tận dụng rất hiệu quả. Khi một nhà hoạt động xã hội bị bắt, người đó sẽ bị tra tấn dã man để phải thú nhận mình là người cộng-sản. Cho đến nay, không một chính trị gia nào có thể tạo được sự uy quyền bao trùm tuyệt đối lên đất nước cũng như khiến cho cả một thế hệ người dân Hàn Quốc sợ hãi như Park Chung-hee.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Chế độ độc tài quân sự của Park Chung-hee mang tính chất chuyên chế độc đoán, phản dân chủ mạnh mẽ, nhưng cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của chế độ chính trị này đối với việc định hướng diện mạo nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc ngày nay. Bên cạnh các biện pháp chính trị, Park Chung-hee sử dụng các yếu tố văn hóa Nho giáo để thúc đẩy phát triển đất nước. Vào đầu những năm 1970, Park Chung-hee dự định dẹp bỏ tất cả những gì gọi là truyền thống để nhanh chóng đạt được hiện đại hóa. Phong trào xây dựng nông thôn mới (Saemaul Undong) đã đập phá nhiều di sản văn hóa, những truyền thống đều bị coi là "cổ hủ", "lạc hậu" và "lỗi thời" - cần phải nhanh chóng gạt bỏ để tiến lên hiện đại hóa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Nhưng về tư tưởng, Park Chung-hee nhận thấy không thể đưa ra một học thuyết chính trị mới nào đủ hoàn thiện để có thể hoán đổi, thay thế được vị trí của Nho giáo trong xã hội Hàn Quốc mà nhận ra rằng, không thể không duy trì những yếu tố tích cực của nó. Trong đó, Trung (trung thành) và Hiếu (hiếu thảo) là hai giá trị tồn tại xuyên suốt qua nhiều thế hệ ở Hàn Quốc. Cũng trong thời gian này, xã hội Hàn Quốc xảy ra nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các học giả về tính hữu dụng của những yếu tố tích cực của Nho giáo truyền thống. Cuối cùng, Park Chung-hee đi đến quyết định: "Giá trị quan của Nho giáo về Trung và Hiếu là những nền tảng không thể tách rời của xã hội". Chính sách giáo dục đề cao đạo Khổng được ông ra chỉ thị tiếp tục giảng dạy trong nhà trường cũng như truyền bá sâu rộng trong đời sống nhân dân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Tăng trưởng GDP (PPP) của Hàn Quốc
Sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đã cải thiện đáng kể mức sống cho người dân Hàn Quốc. Cuối năm 1965, khoảng 58,7% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 50,4% vào năm 1970 và 38,4% vào năm 1978. Công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng dân số ở các đô thị của Hàn Quốc, tăng từ 28,3% năm 1960 lên 54,9% vào năm 1979. Năm 1960, khoảng một phần ba trẻ em từ 12 đến 14 tuổi theo học tại các trường trung học; tỷ lệ đó tăng lên 53,3% vào năm 1970 và 74,0% vào năm 1975. Năm 1960, chỉ có khoảng 19,9% dân số từ 15 đến 17 tuổi được đi học; tỷ lệ đó tăng lên 29,3% vào năm 1970 và 40,5% vào năm 1975. Năm 1970, quá trình xây dựng tuyến đường cao tốc Gyeongbu được hoàn thành, liên kết thủ đô Seoul với các khu vực phía đông nam cũng như các thành phố cảng lớn ở phía nam đất nước. Vào năm 1969, cả nước chỉ có 200.000 máy truyền hình thì đến năm 1979 đã có khoảng 6 triệu máy. Nếu như cũng trong năm 1969, chỉ có 6% hộ gia đình ở Hàn Quốc sở hữu một chiếc TV thì đến năm 1979, tỷ lệ này đã là 4/5.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,984
Động cơ
1,127,896 Mã lực
Nhờ những biện pháp cứng rắn về chính trị, khắc khổ về kinh tế cũng như tận dụng yếu tố văn hóa, từ thập niên 1960 trở đi, kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 10 năm 1979, tổng thống Park Chung-hee bất ngờ bị ám sát, sự tăng trưởng đều đặn của đất nước cũng đột ngột dừng lại, kéo theo đó là một thời kỳ hỗn loạn liên tiếp về chính trị cộng với sự tăng vọt của giá dầu mỏ cùng vụ mùa thu hoạch lúa gạo thất bát và tỷ lệ lạm phát lên tới 44% năm 1979 đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc phải chịu mức suy thoái chạm mức 6% trong năm 1980. Nhưng sau đó, nền kinh tế đã nhanh chóng được phục hồi và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Thập niên 1980 tiếp tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng GDP cao, đạt đỉnh điểm vào những năm 1986-1988 ở mức 12% mỗi năm khiến cho Hàn Quốc trở thành nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới tại thời điểm đó, Hàn Quốc về sau được xếp vào nhóm những nước công nghiệp mới. Trong những năm kế tiếp, tuy có chậm lại nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục gia tăng đều đặn cho đến năm 1997 với tốc độ trung bình là 10% mỗi năm. Thời kỳ cải cách thành công và bùng nổ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích trên dòng sông Hán".
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
13,949
Động cơ
1,531,429 Mã lực
Em kính chúc Cụ Ngao khỏe, trường thọ!
 

Gastby1983

Xe máy
Biển số
OF-667406
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
51
Động cơ
107,751 Mã lực
Tuổi
41
Park Chung-hee bàn tay có nhuốm máu người Việt nhưng phải công nhận là ông ta là người xuất chúng, có công lớn đối với Hàn Quốc. Sẽ không biết thế nào nếu thời điểm đó VNCH có một nhân vật như vậy?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top