Hàn Quốc, Mỹ, Thái Thủy quân Lục chiến diễn tập đổ bộ

hải tặc

Xe tải
Biển số
OF-83685
Ngày cấp bằng
24/1/11
Số km
219
Động cơ
413,930 Mã lực
cuộc tập trận, Cobra Gold 2011,vài hình ảnh



Thủy quân lục chiến Hoàng gia Thái Lan lái xe một chiếc xe tấn công đổ bộ lên các đầu mối cung cấp bảo mật trong một cuộc đột kích tấn công đổ bộ tại đây ngày 10 tháng 2.
.​









































 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
VN mình năm nay không đi quan sát nữa thì phải :))
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,831
Động cơ
572,092 Mã lực
Mấy thằng này chọn địa điểm vô lý bỏ mựa đi được, k hiểu cái xe bánh xích ấy khi trèo hết quả núi thì có bị tụt xích k :-??

Nếu mà trong tình huống chiến tranh thật, ở vị trí này mà bị phục kích thì các thể loại kia đi hết :-bd
 

nguyenduc6688

Xe buýt
Biển số
OF-82900
Ngày cấp bằng
16/1/11
Số km
566
Động cơ
418,220 Mã lực
việt nam mình trong tương lai không biết có tham gia không các cụ nhỉ
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,730
Động cơ
661,648 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Mấy thằng này chọn địa điểm vô lý bỏ mựa đi được, k hiểu cái xe bánh xích ấy khi trèo hết quả núi thì có bị tụt xích k :-??

Nếu mà trong tình huống chiến tranh thật, ở vị trí này mà bị phục kích thì các thể loại kia đi hết :-bd
Đổ quân bây giờ cũng chẳng khác trận VẠN TƯỜNG mấy các cụ nhẩy. Chơi kiểu này ở Trung đông (toàn cát) thì được chứ ở ĐNA coi bộ kg ổn.

Trận Vạn Tường, 18/08/1965.


Bối cảnh:

Ngày 15/08/1965, 1 quân nhân thuộc trung đoàn 1 chủ lực QK5 ra hàng, cung cấp cho phía Mỹ - VNCH thông tin trung đoàn 1 (thiếu) đã tập kết ở khu vực Vạn Tường, Bình Sơn, Quảng Ngãi, (đông nam Chu Lai 17km), chuẩn bị tấn công căn cứ Chu Lai. BCH TQLC Mỹ quyết định mở chiến dịch Starlite nhằm bao vây tiêu diệt trung đoàn 1 QGP ở Vạn Tường. Trận đánh được phía Mỹ gọi là Battle of Chu Lai, là cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa chủ lực các bên trên chiến trường Khu 5 cũng như trong toàn KCCM.


Diễn biến:

Lực lượng quân Mỹ được huy động chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn TQLC 2/4, 3/3, 3/7 do trung đoàn 7 TQLC chỉ huy cùng các đơn vị trực thăng, xe tăng, xe lội nước; 1 đại đội pháo 155mm thuộc tiểu đoàn 2/12 pháo binh TQLC và 1 đại đội cối 106,7mm thuộc tiểu đoàn 3/12 pháo binh TQLC; liên đoàn 1 không quân TQLC. Hải quân Mỹ có 8 tàu đổ bộ, 1 khu trục hạm (USS Orleck) và 1 tuần dương hạm (USS Galveston) với tổng cộng 12 pháo 127mm và 6 pháo 138mm. Ngoài ra còn có các đơn vị trực thăng vũ trang UH-1B của lục quân và trinh sát, vận tải của không quân tham gia phối hợp.

10h00 ngày 17/08/1965, chiến dịch Starlite bắt đầu. Đại đội M tiểu đoàn 3/3 TQLC Mỹ từ căn cứ Chu Lai tiến xuống phía nam bằng xe lội nước và đóng chốt lại, cắt đường rút lui của QGP về phía bắc.

17h00, phần còn lại của tiểu đoàn 3/3 được triển khai trên 3 tàu đổ bộ, di chuyển theo đường biển xuống tập kết ở phía nam Vạn Tường.

06h15 ngày 18/08/1965, mở màn trận đánh Vạn Tường, không quân TQLC xuất kích 20 lần chiếc F-4 và A-4, ném 18 tấn bom thường và bom napan, phối hợp với pháo binh TQLC ở căn cứ Chu Lai và tàu hải quân bắn phá các bãi đổ quân nằm sâu trong đất liền, dọn đường cho tiểu đoàn 2/4 TQLC sẽ đổ bộ bằng trực thăng.

06h30, đại đội I và K tiểu đoàn 3/3 TQLC được tăng cường 5 xe tăng M-48, 3 xe tăng phun lửa M-67 đổ bộ đường biển lên bãi biển An Cường mang mật danh Green Beach, bao vây Vạn Tường từ phía nam. Sau khi chiếm thôn An Cường 1 và càn quét khu vực, cánh quân này tiến về phía tây để hội quân với tiểu đoàn 2/4 TQLC.

06h45, đại đội G tiểu đoàn 2/4 TQLC được trực thăng không vận đổ bộ xuống bãi đáp Red. Đến 07h30, đại đội E và H tiểu đoàn 2/4 lần lượt đổ bộ xuống bãi đáp White và Blue, bao vây Vạn Tường từ phía tây.



Tại bãi đáp Red và White, quân Mỹ chỉ gặp sức kháng cự yếu nên phát triển thuận lợi. Sau khi đổ bộ, đại đội G và E tiến về phía đông bắc tới tuyến BANANA. Tại đây đại đội G hội quân với đại đội M tiểu đoàn 3/3 đánh xuống từ phía bắc.

Trên hướng của cánh quân đổ bộ đường biển, đại đội K tiểu đoàn 3/3 phát triển về tuyến BANANA bị chặn lại bởi QGP phòng ngự trên điểm cao. Tiểu đoàn 3/3 đưa thêm đại đội L vào tăng cường. Đến chiều, đại đội K và L tiểu đoàn 3/3 chiếm được điểm cao và tổ chức phòng ngự. Đại đội I tiểu đoàn 3/3 được pháo binh và không quân yểm trợ chiếm thôn An Cường 2 sau một trận đánh quyết liệt, sau đó phát triển tới hội quân với đại đội K.

Giao tranh căng thẳng nhất diễn ra ở phía nam ở khu vực bãi đáp Blue. Đại đội H tiểu đoàn 2/4 đã gần như đổ bộ xuống giữa tiểu đoàn 60 QGP và vấp phải sức kháng cự mạnh ở thôn Nam Yên 3 và đồi 43. QGP chủ động đợi những trực thăng đầu tiên hạ cánh xong mới tập trung hỏa lực vào những chiếc tiếp theo. Đại đội H phải ngừng tấn công vào Nam Yên 3 và gọi trực thăng vũ trang chi viện. Được trực thăng và 1 phân đội xe tăng từ bờ biển tới tăng cường, đại đội H tổ chức lại cuộc tấn công và chiếm được đồi 43.

11h00, đại đội H tiểu đoàn 2/4 với 5 xe tăng và 3 xe chống tăng Ontos rời đồi 43 tiến về phía đông bắc. Tưởng rằng thôn Nam Yên 3 đã được đại đội I tiểu đoàn 3/3 kiểm soát, quân Mỹ bỏ qua nó và lập tức bị hỏa lực của QGP ở thôn Nam Yên 3 và đồi 30 bắn dữ dội. Mặc dù được không quân chi viện, các đợt tấn công vào Nam Yên 3 đều bị đẩy lùi. Đến 14h00, đại đội H phải tổ chức rút về bãi đáp Blue. Dọc đường rút quân, đại đội H tiếp tục bị QGP chặn đánh quyết liệt, 1 trung đội bị chia tách. Đến 16h30, 2 trung đội còn lại của đại đội H mới rút được về bãi đáp Blue và tổ chức phòng ngự.

Cùng thời gian đó, tiểu đoàn 3/3 TQLC tổ chức 1 đoàn xe gồm 5 xe lội nước và 3 xe tăng phun lửa đi tiếp tế cho đại đội I. Trên đường giữa thôn Nam Yên 3 và An Cường 2, đoàn xe bị lạc và bị QGP bao vây tấn công. 13h00, đại đội I tiểu đoàn 3/3 quay trở lại để tìm cứu đoàn tiếp tế và bị QGP chặn đánh quyết liệt ở khu vực xung quanh thôn An Cường 2. Đến 17h30, quân Mỹ phải dùng trực thăng đưa tiếp đại đội L tiểu đoàn 3/7 TQLC vào hỗ trợ cho đại đội I.

Đến chiều tối ngày 18/08, giao tranh trong khu vực tạm ngưng. Quân Mỹ đưa tiếp bộ phận còn lại của tiểu đoàn 3/7 vào tăng cường và cho các đơn vị triển khai phòng ngự, tạo thành thế bao vây Vạn Tường. Đêm 18/08, trung đoàn 1 QGP tổ chức vượt vòng vây. Đến đây trận đánh Vạn Tường chấm dứt.


Kết quả:

Trong chiến dịch Starlite (chủ yếu là trận Vạn Tường), quân Mỹ có 52 chết và 222 bị thương, một số xe tăng, xe lội nước, trực thăng bị phá hỏng và phá hủy. Theo phía Mỹ, QGP có hơn 600 chết và 6 bị bắt.

Nguồn: quansuvn.net
(p/s: thông tin chưa kiểm chứng)
VẠN TƯỜNG chính là khu dầu khí Dung Quất - Quảng Ngãi bây giờ đấy các cụ. Đến thực địa sẽ thấy đây chỉ là vùng đồi núi bán sơn địa, địa thế không hiểm trở lắm. vậy mà Mẽo vây 1 Trung đoàn toàn súng bộ binh kg thôi mà cũng để nó đập lại cho mấy trận rồi chuồn mất.

Nghe nói trận này, phe ta cũng biết đã bị lộ nhưng sức cơ động của chủ lực địa phương có hạn nên đã rút nhưng không kịp. Còn một ít đơn vị nằm sâu do không ra được nên chơi kiểu ... chạy quanh. Như vậy lực lượng phe ta choảng nhau thực ra chỉ còn mấy trung đội, đại đội mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,730
Động cơ
661,648 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
việt nam mình trong tương lai không biết có tham gia không các cụ nhỉ
Mấy báo mạng lá cải vừa rồi loan tin VN có tham gia làm cuối cùng Bộ QP phải lên báo QDND nhắc lại quan điểm của VN là không tham gia và không tiến hành các hoạt động quân sự với bất kể liên minh quân sự nào.

Tất nhiên, VN đã tham gia các hoạt động quân sự trong vùng theo dạng "Phi truyền thống"
+ Hoạt động quân sự truyền thống: Quân đội choảng nhau với quân đội
+ Hoạt động quân sự phi truyền thống: Quân đội chống hải tặc, chống khủng bố mà bây giờ đố ai phân biệt được đâu là khủng bố, đâu là bảo loạn lật đổ.... :)) :))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,730
Động cơ
661,648 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Tưởng thế nào hóa ra cũng nhộn nhạo cũng giả tạo chả bằng phim Hollywood
thế mới biết quân đoọi nhà mình tập trận cũng hoành đấy chứ bài bản đấy chứ
Đúng là nhộn nhạo cụ nhỉ.
Một vụ tai nạn mà có 2 kết cục này. Cụ xem cái nào đúng:

Thái Lan: Rơi 2 máy bay F16 đang tập trận Hổ Mang Vàng

(VOV) - Một chiếc nổ tung, 2 phi công kịp bung dù nhảy ra an toàn.
Ngày 14/2, 2 máy bay tiêm kích F16 của Không quân Thái Lan trong khi đang tham gia tập trận Hổ Mang Vàng 2011 đã va chạm trên không trung, đâm xuống 1 khu rừng thuộc tỉnh Chaiyaphum, Đông Bắc Thái Lan.

Người phát ngôn Lực lượng Không quân Thái Lan, Tướng Monthon Satchukorn, cho biết: 2 máy bay gặp nạn thuộc phi đội 4 chiếc F16 - Sư đoàn Không quân số 1, cất cánh từ tỉnh Nakhon Ratchasima sáng 14/2. Chuyến bay trong khuôn khổ các hoạt động diễn tập quân sự của tập trận Hổ Mang Vàng 2011. Đến 10h20, 2 máy bay mất tín hiệu với mặt đất.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy: 2 chiếc đã đâm vào nhau rồi đâm xuống khu rừng thuộc thị xã Chaiyaphum, tỉnh Chaiyaphum. Một chiếc nổ tung, 2 phi công kịp bung dù nhảy ra an toàn.

Cuộc Tập trận Hổ Mang Vàng 2011 bắt đầu tại Thái Lan từ ngày 7/2 với khoảng 11.000 lính tham gia, trong đó nòng cốt là Thái Lan và Mỹ. Đây được coi là cuộc tập trận hỗn hợp trên bộ lớn nhất thế giới. /.

Minh Tuấn (từ Bangkok)
Thái Lan: Tiêm kích F-16 rơi tan xác vì trời mưa
19/10/2010 06:00
(VTC News) – Tờ The Nation ngày 18/10 đưa tin, một chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Thái Lan đã bị rơi tại tỉnh Tak do trời mưa làm phi công tử nạn.


Rơi máy bay tiêm kích F-16 ở tỉnh Tak phía Tây Bắc Thái Lan.

Theo lời kể của tỉnh trưởng tỉnh Tak phía Tây Bắc Thái Lan - ông Samart Loifa cho biết, chính những người dân địa phương – những người trực tiếp chứng kiến chiếc máy bay tiêm kích F-16A rơi tự do xuống đất đã thông tin với cơ quan chức năng về vụ tai nạn này.

Trong khi đó, cơ quan điều hành bay mặt đất thuộc Không quân Thái Lan tuyên bố, liên lạc giữa Trung tâm chỉ huy mặt đất với phi công của một trong 4 máy bay tiêm kích F-16A đang thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã bị gián đoạn vào lúc 10:00 (giờ địa phương) trước khi máy bay gặp nạn một vài phút.

Hiện, các chuyên gia không quân Thái Lan vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn này, song theo nhận định ban đầu, máy bay rơi là do thời tiết xấu (do mưa) làm giảm tầm nhìn của phi công. Đây cũng là lý do khiến phi công không kịp nhảy ra khỏi máy bay thoát hiểm khi tình hình không còn cứu vãn được.


Trung tâm chỉ huy mặt đất và phi công lái chiếc máy bay F-16 gặp nạn đã mất liên lạc vào lúc 10:00 (giờ địa phương) ngày 18/10.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)
 
Chỉnh sửa cuối:

sonxt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-73635
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
2,950
Động cơ
452,145 Mã lực
híc,họ tập trận như thế chứ,em chưa được xem bất kỳ một cuộc diễn tập nào của Việt mình cả,nhiều lúc nghĩ thầm không biết Việt mình có bằng một phần của họ không nhỉ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,730
Động cơ
661,648 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
híc,họ tập trận như thế chứ,em chưa được xem bất kỳ một cuộc diễn tập nào của Việt mình cả,nhiều lúc nghĩ thầm không biết Việt mình có bằng một phần của họ không nhỉ?
Thua về quy mô nhưng ngang ngửa về hình thức. Cảm giác còn mạnh hơn (vì mình ít có mấy loại đạn tập => dùng đạn thật chơi luôn :)) )
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,091
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
2 vụ khác nhau đấy chứ cụ Gấu ơi ! Thế là chỉ trong thời gian ngắn mà Tái lăn mất béng 3 con F16 nhỉ ! Rơi nhiều hơn cả Mig 21 nhà ta

Chiến đấu cơ Thái Lan lao vào nhau



Máy bay chiến đấu F-16. Ảnh: aviationspectator.com.

Hai phi cơ chiến đấu F-16 của Thái Lan lao vào nhau trong cuộc tập trận Hổ mang Vàng ở miền bắc nước này.



Phát ngôn viên không quân Thái Lan Monthon Sanchukorn cho biết cả hai phi công kịp nhảy ra khỏi máy bay và thoát chết.
"Xác hai phi cơ được tìm thấy cạnh nhau. Chúng tôi cho rằng đây là kết cục của một vụ va chạm dù chưa có thông tin chi tiết", Xinhua dẫn lời ông cho hay.
Một chiếc trực thăng cứu hộ liên lạc với hai phi công và đưa họ về căn cứ không quân Nakhon Ratchasima, cách Bangkok khoảng 275 km về phía đông bắc.
Hai chiến đấu cơ kể trên do Mỹ sản xuất và cùng tham gia chiến dịch tập trận mang tên Hổ mang Vàng tại miền bắc Thái Lan. F16 vẫn là máy bay chiến đấu chủ lực của không quân hoàng gia Thái Lan và phi đội này gồm hơn 30 chiếc.
Hồi tháng 10/2010, một chiếc F-16 gặp nạn khiến phi công thiệt mạng. Phi cơ đó bay cùng ba chiếc khác từ tỉnh Nakhon Sawan tới Chiang Mai và rơi vì thời tiết xấu.
Ngọc Sơn
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,730
Động cơ
661,648 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
2 vụ khác nhau đấy chứ cụ Gấu ơi ! Thế là chỉ trong thời gian ngắn mà Tái lăn mất béng 3 con F16 nhỉ ! Rơi nhiều hơn cả Mig 21 nhà ta
hì hì!
Em hỏi cụ Gúc mà lại quên kg nhìn ngày tháng. Té ra nó rụng nhiều thế cơ à! :))
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,091
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Vâng kể cũng đau cụ nhỉ !



Thái Lan: Tiêm kích F-16 rơi tan xác vì trời mưa

(VTC News) – Tờ The Nation ngày 18/10 đưa tin, một chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Thái Lan đã bị rơi tại tỉnh Tak do trời mưa làm phi công tử nạn.

Rơi máy bay tiêm kích F-16 ở tỉnh Tak phía Tây Bắc Thái Lan.

Theo lời kể của tỉnh trưởng tỉnh Tak phía Tây Bắc Thái Lan - ông Samart Loifa cho biết, chính những người dân địa phương – những người trực tiếp chứng kiến chiếc máy bay tiêm kích F-16A rơi tự do xuống đất đã thông tin với cơ quan chức năng về vụ tai nạn này.


Trong khi đó, cơ quan điều hành bay mặt đất thuộc Không quân Thái Lan tuyên bố, liên lạc giữa Trung tâm chỉ huy mặt đất với phi công của một trong 4 máy bay tiêm kích F-16A đang thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã bị gián đoạn vào lúc 10:00 (giờ địa phương) trước khi máy bay gặp nạn một vài phút.

Hiện, các chuyên gia không quân Thái Lan vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn này, song theo nhận định ban đầu, máy bay rơi là do thời tiết xấu (do mưa) làm giảm tầm nhìn của phi công. Đây cũng là lý do khiến phi công không kịp nhảy ra khỏi máy bay thoát hiểm khi tình hình không còn cứu vãn được.

Trung tâm chỉ huy mặt đất và phi công lái chiếc máy bay F-16 gặp nạn đã mất liên lạc vào lúc 10:00 (giờ địa phương) ngày 18/10.

Máy bay tiêm kích F-16 đã được đưa vào biên chế, trang bị cho lực lượng Không quân Mỹ từ năm 1976, sau đó nó đã được xuất khẩu sang 19 quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Thái Lan – đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á (từ năm 1997).


Liên quan đến dòng máy bay tiêm kích phản lực chiến đấu thế hệ thứ 4 F-16 này, gần đây Bộ Quốc phòng Thái Lan đã quyết định chi 700 triệu USD để nâng cấp, cải tiến 18 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Tập đoàn Lockheed Martin.

Theo đó, việc nâng cấp máy bay tiêm kích F-16 cho quân đội Thái Lan sẽ được tiến hành trong 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ hoàn tất nâng cấp 6 máy bay tiêm kích F-16 trong thời gian 3 năm.

Máy bay tiêm kích F-16 thế hệ thứ 4 là một trong những máy bay chiến đấu phổ dụng nhất thế giới hiện nay.
Sau khi nâng cấp, mỗi máy bay tiêm kích F-16A/B của Không quân Thái Lan sẽ được trang bị thêm hệ thống radar xung điện-doppler APG-68(v)9, hệ thống phân biệt “địch-ta” AN/APX-113, hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử ALQ-213, thiết bị tự bảo vệ máy bay ALE-47 và một số trang thiết bị trên khoang mới.


Mặc dù không tiết lộ tổng thời gian tiến hành nâng cấp, cải tiến máy bay tiêm kích F-16 cũng như thời gian cụ thể cho mỗi giai đoạn, song sau khi hoàn tất quá trình nâng cấp có thể kéo dài thêm thời gian phục vụ của máy bay tiêm kích F-16 trong lực lượng Không quân Thái Lan lên tới 20 năm để dần thay thế 16 máy bay tiêm kích Northrop Grumman F-5E Tiger trang bị từ những năm 70 của thế kỷ trước và giỡ đã “đến tuổi về vườn”.

Hiện nay, máy bay tiêm kích F-16 là một trong những dòng máy bay tiêm kích phổ dụng nhất thế giới. Nó có khả năng phát triển tốc độ tới 2.400 km/h, hoạt động trong phạm vi 4.500 km.

Gần đây Thái Lan đã quyết định chi 700 triệu USD để nâng cấp và cải tiến 18 máy bay tiêm kích F-16.
Máy bay loại này thường được trang bị pháo 20 mm và thiết kế 11 giá treo để bố trí triển khai nhiều loại tên lửa khác nhau, bom không quân không điều khiển và có điều khiển, thậm chí là có thể mang cả bình nhiên liệu phụ và các trang thiết bị bổ sung khác.


Theo các thông tin không chính thức, hiện nay trong biên chế của lực lượng Không quân Thái Lan có khoảng 42 máy bay F-16A và 15 máy bay F-16B, trong đó chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên loại này.

Từ lâu Không quân Thái Lan đã dự định sẽ tiến hành nâng cấp và cải tiến dòng máy bay tiêm kích loại này song do chưa đủ khả năng cũng như kinh phí nên chỉ đến một vài năm trở lại đây mới chính thức triển khai ý định này.

Tháng 1/2010 Chính phủ Thái Lan quyết định chi 6,9 tỷ bạt (228 triệu USD) từ nguồn ngân sách tài khóa năm 2011 để tiến hành nâng cấp, hiện đại hóa 6 chiếc máy bay tiêm kích F-16 đầu tiên và 16,2 tỷ bạt (492 triệu USD) để mua bổ sung 6 máy bay tiêm kích đa năng JAS-39 Gripen và một chiếc máy bay do thám dựa trên phiên bản của máy bay Saab-340.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)
 

hoangthanhgp

Xe đạp
Biển số
OF-90026
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
17
Động cơ
405,770 Mã lực
mấy bác cho em hỏi ngu?
Tập trận như thế rồi có bắn đạn thật ko? thấy 2 ben triễn khai tum lum ko lẽ bắn nhau lun , ma muc tieu là cai gì? tiêu diệt cái gi? giai thich rõ dùm em . thank
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top