Trước kia, mỗi lần đi xe dù là xe khách, xe tải hay xe buýt….người ta hay gọi hai tiếng “Bác Tài” trìu mến và gần gũi, nhưng vào thời buổi hiện nay đi ra đường ít ai dùng từ “Bác Tài” mà chỉ gọi bằng “Tài xế”. Suy cho cùng hai từ này dùng để chỉ nghề lái xe nhưng có chắc từ “Tài xế” có thể thay thế cho từ “Bác Tài”? Lắng nghe tâm sự của các Bác Tài, chúng ta có thể hiểu được nhiều năm trước nghề tài xế lái xe là một nghề được tôn trọng và yêu mến nên đi đâu cũng được gọi bằng hai tiếng thân thương “Bác Tài”, “Bác Tài” không chỉ nói lên nghề nghiệp lái xe mà còn thể hiện cả tình cảm và sự trân trọng của người gọi.
Con đi tới bến nha Bác Tài!
Cho tui xuống xe Bác Tài ơi!
Nhưng càng ngày, hai tiếng “Bác Tài” dần thưa thớt trong đời sống người dân, bây giờ người ta đã lãng quên cái tên gọi ấy và thay thế bằng một từ thực tế hơn “Tài xế”. Cùng để chỉ cái nghề cầm vô lăng nhưng 2 tiếng “Tài xế” bỗng trở nên hời hợt.
Giữa cái nhìn không mấy thiện cảm và định kiến của xã hội, nhiều Bác Tài đã đặt cho bản thân câu hỏi “Có nên làm nghề lái xe nữa không?”, nhưng rồi niềm đam mê khung trời trước xe tải, tình yêu với những cung đường, những chuyến hàng, những chuyến xe đưa người ngược xuôi thôi thúc khiến các Bác Tài không thể bỏ vô lăng, nghề lái xe đã trót gắn với cái nghiệp rong ruổi ngoài đường trọn kiếp người.
Nhắc đến nghề lái xe thì nhiều lắm, nghề lái xe khách, nghề lái xe container, nghề lái xe tải, nghề lái xe tải đường dài, nghề lái xe du lịch, nghề lái xe buýt,…Mỗi nghề mỗi cảnh, mỗi số phận, nhưng nghề lái xe lắm hiểm nguy với xã hội lại bạc bẽo vô cùng. Bác Tài là ai, hằng ngày họ làm gì?
Bác Tài là những người đưa đón chúng ta mỗi ngày trên những chuyến xe buýt, xe taxi, xe khách. Bác Tài là những người đưa chúng ta về quê sum họp gia đình ngày lễ, Tết, Bác Tài là những người giao những chuyến hàng ngược xuôi mọi miền tổ quốc, là người có mặt trong cả ngày rước dâu lẫn ngày đưa một người đã khuất về Đất Mẹ, là những người nắm trong tay sinh mạng của chúng ta. Nếu không có các Bác Tài, liệu cuộc sống chúng ta có đủ trọn vẹn?
Chúng ta ngày nay chỉ quen nhìn vào màn hình điện thoại và những tờ báo để chỉ trích những chiếc xe điên, những hung thần xa lộ, nhưng có ai biết nếu xảy ra tai nạn, các Bác Tài cũng là những người gặp nguy hiểm đến tính mạng. Có ai lại muốn phóng nhanh, vượt ẩu, có ai muốn tai nạn trên đường, không ai muốn và các Bác Tài cũng vậy. Đâu phải ai cũng phá vỡ những quy tắc an toàn giao thông khi lái xe.
Nhưng nói vậy không phải chúng ta bào chữa cho những lỗi sai của một bộ phận Bác Tài mà ở đây chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc hơn về họ đằng sau vô lăng. Những Bác Tài cũng vì miếng cơm manh áo, vì áp lực công việc mà đôi lúc gây ra những lỗi sai, nhưng không nên định kiến tất cả các Bác Tài mà hãy thử một lần hiểu và cảm thông cho họ, một việc làm nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm
“Hãy gọi họ bằng hai tiếng “Bác Tài” với tất cả sự yêu thương, trân trọng.”!
Con đi tới bến nha Bác Tài!
Cho tui xuống xe Bác Tài ơi!
Nhưng càng ngày, hai tiếng “Bác Tài” dần thưa thớt trong đời sống người dân, bây giờ người ta đã lãng quên cái tên gọi ấy và thay thế bằng một từ thực tế hơn “Tài xế”. Cùng để chỉ cái nghề cầm vô lăng nhưng 2 tiếng “Tài xế” bỗng trở nên hời hợt.
Giữa cái nhìn không mấy thiện cảm và định kiến của xã hội, nhiều Bác Tài đã đặt cho bản thân câu hỏi “Có nên làm nghề lái xe nữa không?”, nhưng rồi niềm đam mê khung trời trước xe tải, tình yêu với những cung đường, những chuyến hàng, những chuyến xe đưa người ngược xuôi thôi thúc khiến các Bác Tài không thể bỏ vô lăng, nghề lái xe đã trót gắn với cái nghiệp rong ruổi ngoài đường trọn kiếp người.
Nhắc đến nghề lái xe thì nhiều lắm, nghề lái xe khách, nghề lái xe container, nghề lái xe tải, nghề lái xe tải đường dài, nghề lái xe du lịch, nghề lái xe buýt,…Mỗi nghề mỗi cảnh, mỗi số phận, nhưng nghề lái xe lắm hiểm nguy với xã hội lại bạc bẽo vô cùng. Bác Tài là ai, hằng ngày họ làm gì?
Bác Tài là những người đưa đón chúng ta mỗi ngày trên những chuyến xe buýt, xe taxi, xe khách. Bác Tài là những người đưa chúng ta về quê sum họp gia đình ngày lễ, Tết, Bác Tài là những người giao những chuyến hàng ngược xuôi mọi miền tổ quốc, là người có mặt trong cả ngày rước dâu lẫn ngày đưa một người đã khuất về Đất Mẹ, là những người nắm trong tay sinh mạng của chúng ta. Nếu không có các Bác Tài, liệu cuộc sống chúng ta có đủ trọn vẹn?
Chúng ta ngày nay chỉ quen nhìn vào màn hình điện thoại và những tờ báo để chỉ trích những chiếc xe điên, những hung thần xa lộ, nhưng có ai biết nếu xảy ra tai nạn, các Bác Tài cũng là những người gặp nguy hiểm đến tính mạng. Có ai lại muốn phóng nhanh, vượt ẩu, có ai muốn tai nạn trên đường, không ai muốn và các Bác Tài cũng vậy. Đâu phải ai cũng phá vỡ những quy tắc an toàn giao thông khi lái xe.
Nhưng nói vậy không phải chúng ta bào chữa cho những lỗi sai của một bộ phận Bác Tài mà ở đây chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc hơn về họ đằng sau vô lăng. Những Bác Tài cũng vì miếng cơm manh áo, vì áp lực công việc mà đôi lúc gây ra những lỗi sai, nhưng không nên định kiến tất cả các Bác Tài mà hãy thử một lần hiểu và cảm thông cho họ, một việc làm nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm
“Hãy gọi họ bằng hai tiếng “Bác Tài” với tất cả sự yêu thương, trân trọng.”!