- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,089
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Thi sĩ Lưu Quang Vũ vốn rất yêu hoa cúc mùa thu Hà thành phố cổ. Xuân Quỳnh cũng đắm đuối yêu hoa cúc. Và mùa thu. Hoa cúc vốn là biểu tượng mùa thu và tình yêu của riêng hai cõi thơ, khi hòa nhập làm một, đã thành cõi tình vàng hoa cúc của Hà Nội phố.
Tôi bỗng chốc dạt dào thương nhớ cuộc tình hoa cúc của hai thi sĩ khi được tin Hà Nội đã quyết định đặt tên hai con phố ở mạn Cầu Giấy là phố Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. Thế là sau cái chết, họ vẫn bên nhau, cùng ở lại với hoa cúc mùa thu Hà Nội. Và cuộc tình hoa cúc ấy đã vào tên hai con phố gần kề nhau, cho linh hồn con trai Quỳnh Thơ của họ đi về giữa “phố cha Vũ” và “phố mẹ Quỳnh”… Đấy là cử chỉ văn hóa thật đẹp của Hà Nội, trong tháng 11, khi đặt tên phố mới cho 5 văn nghệ sĩ: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Chế Lan Viên, Tế Hanh và Nguyễn Minh Châu.
Nút giao giữa phố Xuân Quỳnh và phố Lưu Quang Vũ theo dự kiến. Ảnh: Hoàng Chiến
Trong cõi thơ Vũ, biểu tượng hoa cúc vàng đã nhập chung vào biểu tượng những chân dung đầm đìa thương nhớ từ những người tình đã đi qua, đi cùng cuộc đời chàng, chỉ vừa tròn bốn mươi năm ngắn ngủi.
Thì ra, chàng thi sĩ mặt buồn, tài hoa mệnh bạc, đa tình, đào hoa hết mực này, dường như đã biết yêu hoa từ rất sớm. Mười lăm tuổi, những bông cúc của đời chàng đã chớm hiển hiện trong mắt thiếu nữ tuổi chanh cốm. Báo Thanh Niên từ hàng chục năm trước, từng đăng lại nhật ký tuổi mười lăm của Vũ, gọi Vũ là “Người-đàn-ông-mười lăm-tuổi”.
Tuổi mười lăm, tóc xanh ngây thơ đa cảm, Vũ đã biết đọc thương nhớ trong mắt những cô gái nhỏ cùng lớp dễ thương, và đã thổn thức trong nhật ký: “… Mùa hè, mùa của nắng, của quả, của trời biếc. Mùa hè, mùa của thi, của lo âu, của chia ly và của những mối tình đầu thơ ngây, trong trắng và thầm kín. (Mấy bữa nay, trước khi xa trường mình thấy nhiều những đôi mắt ngập ngừng, phân vân nhìn mình làm trái tim trẻ dại đôi lúc phải rung lên (…). Cuộc đời kể cũng lạ, mình đã gặp bao cô gái, thế mà người mình tưởng có thể thương suốt đời thì không bao giờ gặp lại nữa: đó là cô gái mắt huyền của buổi tối năm xưa…”.
Con đường Hà Nội dự kiến đặt tên phố Xuân Quỳnh hiện có tên Trung Yên 11, quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Chiến
Sau này, không ngẫu nhiên, thơ Vũ ngập trong bóng của hoa cúc, nhiều khi đắm đuối trong sóng đen thẳm huyền bí của mắt huyền. Nhưng phải qua nhiều nhỡ nhàng, lầm lạc, Vũ mới cập bến đời mình trong ánh sáng huyền hoặc của mắt huyền thật đen, long lanh ngấn lệ của Xuân Quỳnh. Và sau nhiều từng trải, cuối đời, chàng vỡ ra hình dung lộng lẫy của tình yêu trong hình ảnh mộng mị “hoa cúc xanh trên đầm lầy”, bởi sự đồng điệu cảm hứng thi sĩ với Xuân Quỳnh, người đã thành bạn đời. Chàng thấm thía rằng mọi thứ có thể trôi qua, chỉ tình yêu đắng đót, chói chang cuối cùng của Xuân Quỳnh, như “hoa vàng ở lại”, với giấc mơ rợn ngợp ban ngày:
Mưa thu ướt đẫm cánh hoa vàng/ Gió lục địa tràn về như
bão/ Gió phiêu bạt phập phồng nếp áo/ Mây đầy trời, đất lạnh sáng mênh mông/ Những cánh đồng hoa cúc mọc rưng rưng/ Chùm nắng lạ tươi vàng trên cỏ dại/ Trăng ngả xuống cho hoa mềm thức dậy/ Những bức tường lẩy bẩy bóng hoa lên/ Em trở về, đêm lạnh, áo em đen/ Gian phòng nhỏ một bình hoa ướt sũng/ Em đã ngủ, anh ngồi im lặng/ Cái màu hoa ám ảnh suốt đêm dài/ Ở ngoài kia thành phố mưa bay/ Bùn lầy lội những ngả đường khuya khoắt/ Mưa và gió ầm ào trên mặt đất/ Hai chúng mình bên cạnh một loài hoa…
Hoa đó là hoa cúc, bung nở sắc hoàng hoa mùa thu, cái mùa ngắn như thoáng chốc, như mây bay gió thoảng… Bài thơ hiếm hoi này tạo lập tứ thơ từ hình ảnh ngồi lặng yên suy tưởng của chủ thể trữ tình Lưu Quang Vũ, mang tên “Hoa vàng ở lại”. Dường như chính chủ thể thơ đã linh cảm về sự lặng im bất thường của cõi hoàng hoa, đã có thể rất gần… cõi khác. Thi sĩ ngồi một mình trong đêm, không dứt ngẫm ngợi về hoa-cúc-của-đời-mình:
Em của năm nào, em của hôm nay/ Em đang thở hay hoa vàng đang thở/ Gương mặt của tình yêu và nỗi khổ/ Phương xa nào đến ở cùng tôi?/ Cái người trai đêm vắng lặng im ngồi/ Cốc rượu đắng cùng hoa chuốc lửa/ Tưới rượu xuống hoa vàng lả tả/ Thấy chập chờn sao mọc, nắng dâng lên…
Đời sống đã như dòng sông, chảy bất tận, bất thường. Khi nhập lại thành một cõi, không phải cuộc tình của họ trong quan hệ vợ chồng cũng thuận thảo xuôi chèo mát mái. Hạnh phúc đời thường của họ có lúc chênh vênh, có khi chập chờn, “trục trặc kỹ thuật” như tất cả các cặp vợ chồng khác. Vả lại, “nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt/ cơm áo không đùa với khách thơ”. Nhưng, lõi cốt căn bản trong cuộc sống chung giữa họ, vẫn là tình yêu của hai thi sĩ, đã trải nhiều ghềnh thác, sóng gió, trước khi đến được với nhau, và từ đó, chung tay vun trồng, cùng giữ gìn ngọn lửa nhỏ tình yêu sáng bền trong tổ ấm.
Con đường Hà Nội dự kiến đặt tên phố Lưu Quang Vũ hiện có tên Trung Yên 3, quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Chiến
Có lẽ không tình cờ, khi Xuân Quỳnh trở bệnh đau tim nặng, tưởng cận kề cõi chết, Quỳnh thảng thốt viết bài thơ “Thời gian trắng” tháng 6.1988 (Quỳnh mất 2 tháng sau đó). Khi ấy, Quỳnh chỉ thấy thời gian rặt màu trắng chia lìa, đông cứng trong bệnh viện: …không sớm không chiều/ Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng/… Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia/ Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện/ Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết/ Ngày với đêm có phân biệt gì đâu/… Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu/ Dường trong suốt một màu vô tận trắng… Màu trắng vốn là màu của hành Kim trong triết lý ngũ hành, biểu tượng tang tóc, giá lạnh, đã khiến Quỳnh phải bật thốt: Thời gian ơi sao không đổi sắc màu?
Sau mười lăm năm chung sống, thơ tình của họ mới thật lắng dịu bình yên, nâng niu, nhớ tiếc, và hân hoan hạnh phúc đến nhói lòng, khi cả hai cùng hoài nhớ về đầu nguồn cuộc sống chung. Với Vũ, là “Anh yêu em và anh tồn tại”, “mười lăm mùa hè chói lọi, mười lăm mùa đông dài”. Vũ trăn trở khi Quỳnh lâm bệnh: Có phải vì mười lăm năm yêu anh/ Trái tim em đã mệt?
Mười lăm năm ấy, Quỳnh đã bao lần tha thiết “hát ru chồng những đêm khó ngủ”: Ngủ đi, người của em yêu/ Này, con tàu lạ vừa neo bến chờ/ Trời đêm nghiêng xuống mái nhà/ Biển xanh kia cũng đã mơ đất liền/ Anh mơ anh có thấy em/ Thấy bông cúc nhỏ nơi triền đất quê... Mười lăm năm ấy, Quỳnh đã bao lần đi công tác, xa tổ ấm: “Sân ga chiều em đi/ Bàn tay da diết nắm/ Vừa thoáng tiếng còi tàu/ Lòng đã Nam đã Bắc… Cũng là bấy nhiêu lần “nỗi nhớ cứ quay về”. Nhớ xao xuyến cả lòng dạ, Nhớ về nơi ta ở/ Mùa thu vàng đường phố/ Lá bay đầy lối qua/ Ngọn đèn và trang thơ/ Tiếng thở đều con nhỏ/ Màu hoa trên cửa sổ/ Quán nước chè mùa đông/ Con tàu với dòng sông/ Ra đi và trở lại/ Hà Nội ơi Hà Nội/ Sân ga chiều em đi…
Đôi khi, thơ tình không chuyên chở hết tình yêu sâu nặng của Quỳnh dành cho người chồng thi sĩ. Trong lá thư tình (di cảo, in trong sách Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm, NXB Phụ Nữ, 2003) ngày 14.4.1987, Quỳnh âu yếm viết:
“Anh nhớ thương của em.
Anh đi đã hai ngày, hôm nay là 14.4. Sau ngày anh đi trời lại trở rét. Em đã giặt năm cái chiếu và thảm, cả quần áo rét nữa. Thế là lại phải bỏ ra mặc. Trời rét như giữa mùa đông ấy. Vắng anh càng buồn. Nhà vắng vẻ, em đi về làm mọi việc như cái máy. Thỉnh thoảng quên mất lại cứ chợt nghĩ như lát nữa anh về ăn cơm. Lấy nhau gần mười bốn năm rồi mà xa nhau em vẫn nhớ thương anh như thế. Có thể là không phấp phỏng vì tin cậy anh hơn, nhưng lại thương anh nhiều hơn. Chắc là anh bận nhiều công việc và nhiều bạn bè, chả có thì giờ nghĩ đến em và con.
Vợ chồng Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) và Xuân Quỳnh (1942-1988). Ảnh: TLGĐ
Ba ngày nữa là sinh nhật anh. Có lẽ từ ngày lấy em, lần đầu tiên anh xa nhà trong ngày sinh nhật. Mấy bông hoa loa kèn em mua hôm anh đi đã nở hết. Mọi việc ở nhà vẫn như thế, bình thường, chỉ có nỗi nhớ anh là chả bình thường mà thôi. Càng nghĩ càng nhớ thương anh. Hiểu tính tình công việc của anh, lắm lúc thương anh xót cả ruột. Lắm khi em cứ nghĩ em sẵn sàng sống cuộc sống đạm bạc để anh đỡ phải nhọc nhằn. Đối với em, em chẳng có nhu cầu gì nhiều, chỉ nghĩ lo liệu cho con cái (…). Em đã sửa bài thơ Hoa cúc xanh, em chép lại tặng anh ngày sinh nhật. Anh xem có cần sửa thì sửa cho em…”.
Bài thơ ấy Xuân Quỳnh ấp ủ tứ thơ từ năm 1964, trước lá thư tình này đã mười mấy năm. Hoa cúc đã xanh từ thuở ấy, duyên phận phải chiều giữa hai người thơ có chăng, đã từ thuở ấy, khiến bao năm sau Quỳnh vẫn ngỡ ngàng về bông hoa xanh như mơ ấy, mà hỏi lòng: Hoa cúc xanh có hay là không có/ Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ/ Có hay không thung lũng của ngày xưa/ Anh đã ở và em thường tới đó/ Châu chấu xanh, chuồn chuồn kim thắm đỏ/ Những ngả đường phơ phất gió heo may/ Cả một vùng vương quốc tuổi thơ ngây/ Bao mơ ước mượt mà như lá cỏ/… Anh đã nghĩ chắc là hoa đã có/ Mọc xanh đầy thung lũng của ta xưa.
Thế đấy, chẳng bao giờ Xuân Quỳnh thôi không yêu, chẳng bao giờ Xuân Quỳnh thôi không nhớ nhung khắc khoải người thi sĩ - chồng mình, dù có khi nỗi nhớ ấy chỉ của riêng mình, trong mùa hạ cuối: Chiều tháng năm nắng ngả thân cây/ Em trở lại một mình trên lối nhớ/ Gió trở lại một mình trên mái phố/ Khắp một trời phượng đỏ mênh mông/ Hoa sen hồng mặt nước thì trong/ Cây tường vi mọc gần cây sấu/ Trước cây cỏ vô tư em chẳng giấu/ Nỗi nhớ anh nỗi nhớ khôn cùng...
Hà Nội đầu thu năm nay, dù rất căng thẳng trong dịch Covid-19, vẫn hoa cúc vàng bán đầy góc phố, vẫn khe khẽ những bước chân dịu nhẹ heo may và vang âm mưa cuối mùa thu trên phố cổ Hà Nội.
Mùa thu - mùa tình vẫn còn mãi trong thơ Lưu Quang Vũ
viết cho Quỳnh trên máy bay, khi vội bay từ Sài Gòn về Hà Nội thăm Quỳnh ốm. Từ trên trời cao, Vũ dõi theo Mùa hè náo động dưới kia/ Tiếng ve trong vườn nắng/ Và sau đê sông Hồng nước lớn/ Đỏ phập phồng như một trái tim đau/ Từ nơi xa anh vội về với em/ Chiếc máy bay bay dọc sông Hồng/ Hà Nội sau những đám mây/ Anh dõi tìm: đâu, giữa chấm xanh nào/ Có căn phòng bệnh viện nơi em ở?...
Mùa thu vẫn còn mãi trong “thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em/ Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại/ Kìa bao người yêu mới/ Đi qua cùng heo may...
Đúng là chỉ còn lại giữa đời một cõi tình cháy mãi lửa hoa cúc của hai thi sĩ mãi bên nhau, dù họ đã đi xa lắm ở bên trời… Và hai con phố mạn Cầu Giấy, Hà Nội mang tên cặp vợ chồng này sẽ mãi hiện diện, nhắc nhở tất cả những người Việt hiện đại đi qua phố, ở trong phố, nhớ về tình yêu… Riêng tôi, càng nhớ thương Xuân Quỳnh, khi chưa về một nhà với Lưu Quang Vũ, từng đã cô đơn một mình vô vọng ngóng đợi tình yêu ở một đoạn đời, và đã từng ngập ngừng không biết đi đâu về đâu, trên một con phố cổ Hà Nội: Em từ nhà ra tới ngã tư/ Gặp đèn đỏ trước hàng đinh thứ nhất/ Chờ sang đường đèn xanh vừa bật/ Em lại quay về, thành phố mùa đông…
Nguyễn Thị Minh Thái
Link: https://nguoidothi.net.vn/hai-ten-pho-va-mot-coi-tinh-xuan-quynh-luu-quang-vu-32604.html
Tôi bỗng chốc dạt dào thương nhớ cuộc tình hoa cúc của hai thi sĩ khi được tin Hà Nội đã quyết định đặt tên hai con phố ở mạn Cầu Giấy là phố Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. Thế là sau cái chết, họ vẫn bên nhau, cùng ở lại với hoa cúc mùa thu Hà Nội. Và cuộc tình hoa cúc ấy đã vào tên hai con phố gần kề nhau, cho linh hồn con trai Quỳnh Thơ của họ đi về giữa “phố cha Vũ” và “phố mẹ Quỳnh”… Đấy là cử chỉ văn hóa thật đẹp của Hà Nội, trong tháng 11, khi đặt tên phố mới cho 5 văn nghệ sĩ: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Chế Lan Viên, Tế Hanh và Nguyễn Minh Châu.
Nút giao giữa phố Xuân Quỳnh và phố Lưu Quang Vũ theo dự kiến. Ảnh: Hoàng Chiến
Trong cõi thơ Vũ, biểu tượng hoa cúc vàng đã nhập chung vào biểu tượng những chân dung đầm đìa thương nhớ từ những người tình đã đi qua, đi cùng cuộc đời chàng, chỉ vừa tròn bốn mươi năm ngắn ngủi.
Thì ra, chàng thi sĩ mặt buồn, tài hoa mệnh bạc, đa tình, đào hoa hết mực này, dường như đã biết yêu hoa từ rất sớm. Mười lăm tuổi, những bông cúc của đời chàng đã chớm hiển hiện trong mắt thiếu nữ tuổi chanh cốm. Báo Thanh Niên từ hàng chục năm trước, từng đăng lại nhật ký tuổi mười lăm của Vũ, gọi Vũ là “Người-đàn-ông-mười lăm-tuổi”.
Tuổi mười lăm, tóc xanh ngây thơ đa cảm, Vũ đã biết đọc thương nhớ trong mắt những cô gái nhỏ cùng lớp dễ thương, và đã thổn thức trong nhật ký: “… Mùa hè, mùa của nắng, của quả, của trời biếc. Mùa hè, mùa của thi, của lo âu, của chia ly và của những mối tình đầu thơ ngây, trong trắng và thầm kín. (Mấy bữa nay, trước khi xa trường mình thấy nhiều những đôi mắt ngập ngừng, phân vân nhìn mình làm trái tim trẻ dại đôi lúc phải rung lên (…). Cuộc đời kể cũng lạ, mình đã gặp bao cô gái, thế mà người mình tưởng có thể thương suốt đời thì không bao giờ gặp lại nữa: đó là cô gái mắt huyền của buổi tối năm xưa…”.
Con đường Hà Nội dự kiến đặt tên phố Xuân Quỳnh hiện có tên Trung Yên 11, quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Chiến
Sau này, không ngẫu nhiên, thơ Vũ ngập trong bóng của hoa cúc, nhiều khi đắm đuối trong sóng đen thẳm huyền bí của mắt huyền. Nhưng phải qua nhiều nhỡ nhàng, lầm lạc, Vũ mới cập bến đời mình trong ánh sáng huyền hoặc của mắt huyền thật đen, long lanh ngấn lệ của Xuân Quỳnh. Và sau nhiều từng trải, cuối đời, chàng vỡ ra hình dung lộng lẫy của tình yêu trong hình ảnh mộng mị “hoa cúc xanh trên đầm lầy”, bởi sự đồng điệu cảm hứng thi sĩ với Xuân Quỳnh, người đã thành bạn đời. Chàng thấm thía rằng mọi thứ có thể trôi qua, chỉ tình yêu đắng đót, chói chang cuối cùng của Xuân Quỳnh, như “hoa vàng ở lại”, với giấc mơ rợn ngợp ban ngày:
Mưa thu ướt đẫm cánh hoa vàng/ Gió lục địa tràn về như
bão/ Gió phiêu bạt phập phồng nếp áo/ Mây đầy trời, đất lạnh sáng mênh mông/ Những cánh đồng hoa cúc mọc rưng rưng/ Chùm nắng lạ tươi vàng trên cỏ dại/ Trăng ngả xuống cho hoa mềm thức dậy/ Những bức tường lẩy bẩy bóng hoa lên/ Em trở về, đêm lạnh, áo em đen/ Gian phòng nhỏ một bình hoa ướt sũng/ Em đã ngủ, anh ngồi im lặng/ Cái màu hoa ám ảnh suốt đêm dài/ Ở ngoài kia thành phố mưa bay/ Bùn lầy lội những ngả đường khuya khoắt/ Mưa và gió ầm ào trên mặt đất/ Hai chúng mình bên cạnh một loài hoa…
Hoa đó là hoa cúc, bung nở sắc hoàng hoa mùa thu, cái mùa ngắn như thoáng chốc, như mây bay gió thoảng… Bài thơ hiếm hoi này tạo lập tứ thơ từ hình ảnh ngồi lặng yên suy tưởng của chủ thể trữ tình Lưu Quang Vũ, mang tên “Hoa vàng ở lại”. Dường như chính chủ thể thơ đã linh cảm về sự lặng im bất thường của cõi hoàng hoa, đã có thể rất gần… cõi khác. Thi sĩ ngồi một mình trong đêm, không dứt ngẫm ngợi về hoa-cúc-của-đời-mình:
Em của năm nào, em của hôm nay/ Em đang thở hay hoa vàng đang thở/ Gương mặt của tình yêu và nỗi khổ/ Phương xa nào đến ở cùng tôi?/ Cái người trai đêm vắng lặng im ngồi/ Cốc rượu đắng cùng hoa chuốc lửa/ Tưới rượu xuống hoa vàng lả tả/ Thấy chập chờn sao mọc, nắng dâng lên…
Đời sống đã như dòng sông, chảy bất tận, bất thường. Khi nhập lại thành một cõi, không phải cuộc tình của họ trong quan hệ vợ chồng cũng thuận thảo xuôi chèo mát mái. Hạnh phúc đời thường của họ có lúc chênh vênh, có khi chập chờn, “trục trặc kỹ thuật” như tất cả các cặp vợ chồng khác. Vả lại, “nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt/ cơm áo không đùa với khách thơ”. Nhưng, lõi cốt căn bản trong cuộc sống chung giữa họ, vẫn là tình yêu của hai thi sĩ, đã trải nhiều ghềnh thác, sóng gió, trước khi đến được với nhau, và từ đó, chung tay vun trồng, cùng giữ gìn ngọn lửa nhỏ tình yêu sáng bền trong tổ ấm.
Con đường Hà Nội dự kiến đặt tên phố Lưu Quang Vũ hiện có tên Trung Yên 3, quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Chiến
Có lẽ không tình cờ, khi Xuân Quỳnh trở bệnh đau tim nặng, tưởng cận kề cõi chết, Quỳnh thảng thốt viết bài thơ “Thời gian trắng” tháng 6.1988 (Quỳnh mất 2 tháng sau đó). Khi ấy, Quỳnh chỉ thấy thời gian rặt màu trắng chia lìa, đông cứng trong bệnh viện: …không sớm không chiều/ Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng/… Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia/ Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện/ Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết/ Ngày với đêm có phân biệt gì đâu/… Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu/ Dường trong suốt một màu vô tận trắng… Màu trắng vốn là màu của hành Kim trong triết lý ngũ hành, biểu tượng tang tóc, giá lạnh, đã khiến Quỳnh phải bật thốt: Thời gian ơi sao không đổi sắc màu?
Sau mười lăm năm chung sống, thơ tình của họ mới thật lắng dịu bình yên, nâng niu, nhớ tiếc, và hân hoan hạnh phúc đến nhói lòng, khi cả hai cùng hoài nhớ về đầu nguồn cuộc sống chung. Với Vũ, là “Anh yêu em và anh tồn tại”, “mười lăm mùa hè chói lọi, mười lăm mùa đông dài”. Vũ trăn trở khi Quỳnh lâm bệnh: Có phải vì mười lăm năm yêu anh/ Trái tim em đã mệt?
Mười lăm năm ấy, Quỳnh đã bao lần tha thiết “hát ru chồng những đêm khó ngủ”: Ngủ đi, người của em yêu/ Này, con tàu lạ vừa neo bến chờ/ Trời đêm nghiêng xuống mái nhà/ Biển xanh kia cũng đã mơ đất liền/ Anh mơ anh có thấy em/ Thấy bông cúc nhỏ nơi triền đất quê... Mười lăm năm ấy, Quỳnh đã bao lần đi công tác, xa tổ ấm: “Sân ga chiều em đi/ Bàn tay da diết nắm/ Vừa thoáng tiếng còi tàu/ Lòng đã Nam đã Bắc… Cũng là bấy nhiêu lần “nỗi nhớ cứ quay về”. Nhớ xao xuyến cả lòng dạ, Nhớ về nơi ta ở/ Mùa thu vàng đường phố/ Lá bay đầy lối qua/ Ngọn đèn và trang thơ/ Tiếng thở đều con nhỏ/ Màu hoa trên cửa sổ/ Quán nước chè mùa đông/ Con tàu với dòng sông/ Ra đi và trở lại/ Hà Nội ơi Hà Nội/ Sân ga chiều em đi…
Đôi khi, thơ tình không chuyên chở hết tình yêu sâu nặng của Quỳnh dành cho người chồng thi sĩ. Trong lá thư tình (di cảo, in trong sách Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm, NXB Phụ Nữ, 2003) ngày 14.4.1987, Quỳnh âu yếm viết:
“Anh nhớ thương của em.
Anh đi đã hai ngày, hôm nay là 14.4. Sau ngày anh đi trời lại trở rét. Em đã giặt năm cái chiếu và thảm, cả quần áo rét nữa. Thế là lại phải bỏ ra mặc. Trời rét như giữa mùa đông ấy. Vắng anh càng buồn. Nhà vắng vẻ, em đi về làm mọi việc như cái máy. Thỉnh thoảng quên mất lại cứ chợt nghĩ như lát nữa anh về ăn cơm. Lấy nhau gần mười bốn năm rồi mà xa nhau em vẫn nhớ thương anh như thế. Có thể là không phấp phỏng vì tin cậy anh hơn, nhưng lại thương anh nhiều hơn. Chắc là anh bận nhiều công việc và nhiều bạn bè, chả có thì giờ nghĩ đến em và con.
Vợ chồng Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) và Xuân Quỳnh (1942-1988). Ảnh: TLGĐ
Ba ngày nữa là sinh nhật anh. Có lẽ từ ngày lấy em, lần đầu tiên anh xa nhà trong ngày sinh nhật. Mấy bông hoa loa kèn em mua hôm anh đi đã nở hết. Mọi việc ở nhà vẫn như thế, bình thường, chỉ có nỗi nhớ anh là chả bình thường mà thôi. Càng nghĩ càng nhớ thương anh. Hiểu tính tình công việc của anh, lắm lúc thương anh xót cả ruột. Lắm khi em cứ nghĩ em sẵn sàng sống cuộc sống đạm bạc để anh đỡ phải nhọc nhằn. Đối với em, em chẳng có nhu cầu gì nhiều, chỉ nghĩ lo liệu cho con cái (…). Em đã sửa bài thơ Hoa cúc xanh, em chép lại tặng anh ngày sinh nhật. Anh xem có cần sửa thì sửa cho em…”.
Bài thơ ấy Xuân Quỳnh ấp ủ tứ thơ từ năm 1964, trước lá thư tình này đã mười mấy năm. Hoa cúc đã xanh từ thuở ấy, duyên phận phải chiều giữa hai người thơ có chăng, đã từ thuở ấy, khiến bao năm sau Quỳnh vẫn ngỡ ngàng về bông hoa xanh như mơ ấy, mà hỏi lòng: Hoa cúc xanh có hay là không có/ Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ/ Có hay không thung lũng của ngày xưa/ Anh đã ở và em thường tới đó/ Châu chấu xanh, chuồn chuồn kim thắm đỏ/ Những ngả đường phơ phất gió heo may/ Cả một vùng vương quốc tuổi thơ ngây/ Bao mơ ước mượt mà như lá cỏ/… Anh đã nghĩ chắc là hoa đã có/ Mọc xanh đầy thung lũng của ta xưa.
Thế đấy, chẳng bao giờ Xuân Quỳnh thôi không yêu, chẳng bao giờ Xuân Quỳnh thôi không nhớ nhung khắc khoải người thi sĩ - chồng mình, dù có khi nỗi nhớ ấy chỉ của riêng mình, trong mùa hạ cuối: Chiều tháng năm nắng ngả thân cây/ Em trở lại một mình trên lối nhớ/ Gió trở lại một mình trên mái phố/ Khắp một trời phượng đỏ mênh mông/ Hoa sen hồng mặt nước thì trong/ Cây tường vi mọc gần cây sấu/ Trước cây cỏ vô tư em chẳng giấu/ Nỗi nhớ anh nỗi nhớ khôn cùng...
Hà Nội đầu thu năm nay, dù rất căng thẳng trong dịch Covid-19, vẫn hoa cúc vàng bán đầy góc phố, vẫn khe khẽ những bước chân dịu nhẹ heo may và vang âm mưa cuối mùa thu trên phố cổ Hà Nội.
Mùa thu - mùa tình vẫn còn mãi trong thơ Lưu Quang Vũ
viết cho Quỳnh trên máy bay, khi vội bay từ Sài Gòn về Hà Nội thăm Quỳnh ốm. Từ trên trời cao, Vũ dõi theo Mùa hè náo động dưới kia/ Tiếng ve trong vườn nắng/ Và sau đê sông Hồng nước lớn/ Đỏ phập phồng như một trái tim đau/ Từ nơi xa anh vội về với em/ Chiếc máy bay bay dọc sông Hồng/ Hà Nội sau những đám mây/ Anh dõi tìm: đâu, giữa chấm xanh nào/ Có căn phòng bệnh viện nơi em ở?...
Mùa thu vẫn còn mãi trong “thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em/ Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại/ Kìa bao người yêu mới/ Đi qua cùng heo may...
Đúng là chỉ còn lại giữa đời một cõi tình cháy mãi lửa hoa cúc của hai thi sĩ mãi bên nhau, dù họ đã đi xa lắm ở bên trời… Và hai con phố mạn Cầu Giấy, Hà Nội mang tên cặp vợ chồng này sẽ mãi hiện diện, nhắc nhở tất cả những người Việt hiện đại đi qua phố, ở trong phố, nhớ về tình yêu… Riêng tôi, càng nhớ thương Xuân Quỳnh, khi chưa về một nhà với Lưu Quang Vũ, từng đã cô đơn một mình vô vọng ngóng đợi tình yêu ở một đoạn đời, và đã từng ngập ngừng không biết đi đâu về đâu, trên một con phố cổ Hà Nội: Em từ nhà ra tới ngã tư/ Gặp đèn đỏ trước hàng đinh thứ nhất/ Chờ sang đường đèn xanh vừa bật/ Em lại quay về, thành phố mùa đông…
Nguyễn Thị Minh Thái
Link: https://nguoidothi.net.vn/hai-ten-pho-va-mot-coi-tinh-xuan-quynh-luu-quang-vu-32604.html
Chỉnh sửa cuối: