- Biển số
- OF-352034
- Ngày cấp bằng
- 23/1/15
- Số km
- 1
- Động cơ
- 265,910 Mã lực
Các trang tin quan su Ba Lan đã đưa tin về việc hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồm.
Vừa qua, tin tuc trên các phương tiện truyền thông Ba Lan như Nhật báo Baltic (Dziennik Bałtycki), Cổng thông tin hàng hải (Portal morski)… đều đăng một tin vui về việc huấn luyện đào tạo Hải quân Việt Nam:
Ngày 02 /07/2014 tại Xưởng đóng tàu mang tên Conrad thuộc MarPro (Marine Projects) ở Gdansk đã làm lễ đặt ky đóng chiếc tàu buồm huấn luyện cho Hải quân Việt Nam với đơn vị thiết kế là Công ty Choren Design & Consulting, một công ty thiết kế thành lập năm 1989 với người sáng lập là kỹ sư Zygmunt Choren, người được coi là "Cha đẻ Tàu buồm" của Ba Lan. Chúng ta thử tìm hiểu về sự kiện này như thế nào ?
Tại sao lại phải dùng tàu buồm để huấn luyện?
Là một dân tộc gắn liền với biển cả, dân ta được lịch sử hàng hải thế giới cho là một trong những dân tộc đã phát minh ra những cánh buồm. Trên biển cả, chúng ta đã góp phần với nhân loại nhiều kiểu dáng buồm: buồm cánh dơi, cánh kèo trên các con thuyền ngoài Bắc, các loại buồm chữ nhật, buồm tam giác trên những chiếc nốc Huế, ghe bầu, ghe nang… cho tới những thuyền buồm Hà Tiên vùng vịnh Thái Lan.
Cuộc cách mạng cơ giới đã đẩy lùi những cánh buồm ra khỏi cuộc chơi hàng hải nhưng buồm đã kết thúc bằng một sự kiện khá thú vị đó là "Kỷ nguyên vàng của buồm" vào những năm giữa thế kỷ 19 với các cuộc đua của những thuyền buồm chở chè loại clipper trên tuyến đường Phúc Kiến Trung quốc về London Anh Quốc.
Hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồmMô hình thuyền buồm cánh dơi của Việt Nam
Xác một trong những chiếc tàu buồm nổi tiếng đó, chiếc Taiping hiện còn nằm lại trong quần đảo Trường Sa của chúng ta. Bắt đầu là máy hơi nước, rồi động cơ diesel, tua bin, động cơ hạt nhân dần dần chiếm chỗ những cánh buồm trắng phau trên các con tàu.
"Thất nghiệp", buồm ngày nay trở thành "thầy dạy" huấn luyện kỹ năng cho người đi biển và xuất hiện trên những du thuyền mong truyền cảm hứng đại dương cho con người cũng như trên các mega yacht cực kỳ đắt tiền trong các hội chợ tại vương quốc xa xỉ Monaco.
Trên các con tàu viễn dương hiện đại, người đi biển được bao bọc trong căn phòng chỉ huy cao hơn nước biển có khi tới 10 mét, được điều hòa mát rượi, và yên tĩnh vô cùng. Biển cả với anh chỉ còn là những nhấp nháy xanh sáng trên màn hình các loại máy tính và những tiếng rì rào của hàng loạt thiết bị điện tử hàng hải.
Nhưng đi biển không phải là một cuộc du ngoạn nhẹ nhàng mà thực chất mỗi chuyến đi là một "phiêu trình hàng hải" đầy cam go, cạm bẫy. Biển cả trông hiền hòa là vậy nhưng đầy sức mạnh phá phách khi nó nổi giận trong các trận bão tố, sóng thần, khi ta không trông thấy kẻ thù dấu mặt đang ẩn nấp với đủ loại thủy lôi, UAV, tàu ngầm hòng tiêu diệt ta để bành trướng chủ quyền trên biển!
Bởi vậy, tại tất cả các trường huấn luyện đào tạo nghề biển, các học viện hải quân đều huấn luyện kỹ năng tồn tại trong trạng thái nguy cấp nhất, khi con tàu đã mất hết sức sống, điện tắt, khoang tàu ngập lụt, máy liên lạc sự cố… Lúc này, con người phải vận dụng mọi kỹ năng chiến đấu, bảo vệ sinh mạng bản thân và đồng đội.
Hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồmTàu buồm Iskra căng hết các cánh buồm trong cuộc thi Cutty Sark Tall Ship Race
Và phương tiện huấn luyện không gì hay hơn là những cánh buồm. Trên thuyền buồm, bất kỳ lúc nào ta cũng tiếp cận với thiên nhiên, ta thành thạo với tất cả những yêu cầu của môn thủy nghiệp căn bản đó là: nút dây, bơi lội, cứu sinh, cấp cứu, chèo thuyền… Chính vì thế, một đội ngũ thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện trên một chiếc tàu buồm, đó là chiếc Iskra.
Trước khi tìm hiểu về việc huẩn luyện trên chiếc Iskra của hải quân Việt Nam thế nào, và con tàu buồm mà Việt Nam sắp sở hữu ra sao, và vì sao Việt Nam lựa chọn Ba Lan là nơi học tập, chúng ta hãy tìm hiểu về cách mà thế giới đã dùng tàu buồm để huấn luyện thủy thủ cũng như hải quân của họ, và cuộc đua lý thú của loại tàu này.
Cuộc đua tàu buồm huấn luyện trên toàn cầu
Cuộc đua toàn cầu các tàu buồm có tên là "Tall Ships Race" được tổ chức từ năm 1997 tới 2003 do Cutty Sark Whisky tài trợ , từ năm 2004 tới 2010 do Antwerp Hà Lan và 2010- 2014 do thành phố Szczecin Ba Lan tài trợ. Những cuộc đua đó khích lệ các con tàu thuộc tổ chức Sail Training International, tập hợp được tất cả các loại tàu buồm to nhỏ mà tên gọi lóng là "anh chàng cao kều tall ship" cùng tham gia.
Nước Anh với truyền thống hàng hải lâu đời, đã có nhiều công ty chuyên thiết kế yacht, tàu buồm, trình diễn tại nhiều hội chợ quốc tế, trong đó có hội chợ Monaco. Nổi bật lên là nhà thiết kế Colin Mudie với một loạt tàu thuyền buồm cổ xưa của người La Mã, Anh... trong đó có cả chiếc mảng Sầm Sơn mà Tim Severin và Lương Viết Lợi đã thực hiện chuyến viễn du 5500 dặm trên Thái Bình Dương.
Ông cũng là người thiết kế chiếc tàu buồm huấn luyện của Hải quân Ấn độ mang tên "Sudarshini" có nghĩa là "Nữ thần Sudari xinh đẹp". (LBT= 54 x 8,30 x 4,5 mét; cột buồm 33,5 mét). Tàu đã viếng thăm Đà Nẵng vào Tết Dương lịch 2013 với con tàu vừa "ra lò" vài tháng!
Giới hàng hải Ba Lan biết tới Zygmunt Choreń (sinh năm 1941) như "Cha đẻ của tàu buồm" của nước này. Tốt nghiệp trường Bách Khoa Gdansk, sau đó học tiếp Trường Đóng Tàu Leningrad LKI và nhận bằng kỹ sư vào năm 1965. Bằng thuyền trưởng tàu buồm, là thành viên tham gia cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Whitbread lần thứ nhất (1973-1974), giảng dậy tại Bách khoa Gdansk (1965-1968) sau đó chuyển sang làm việc tại Phòng thiết kế của Xưởng Gdansk.
Hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồmTàu buồm huấn luyện Sudarshini vào cảng Đà Nẵng
Từ năm 1978 là kỹ sư trưởng thiết kế tàu buồm của Xưởng Gdansk. Ông đã thiết kế những tàu buồm nổi tiếng thế giới như chiếc Royal Clipper, Frederic Chopin và đặc biệt là con tàu fregate "Dar Młodzieży" – "Quà tặng cho Tuổi trẻ" và năm chiếc tàu buồm tương tự như thế cho Liên Xô (các chiếc Druzhba, Khersones, Mir, Pallada, Nadezhda).
Công ty thiết kế Choreń Design and Consulting do ông sáng lập vào năm 1992, vào lúc chuyển Ba Lan đổi thể chế cùng với sự tan rã của Xưởng Lê Nin Gdansk, đã tiếp tục phát huy tài năng của một kỹ sư đã sở hữu những bản thiết kế tạo ra trên 17 con tàu buồm đang chạy xuôi ngược trên đại dương dưới ngọn cờ các nước Ba Lan, Bulgaria, Nga, Ukraine, Đức, Phần Lan, Nhật Bản và Panama.
Hiện nay Công ty Choren có 10 kỹ sư cơ hữu tài năng, tất cả trước đây đều làm trong Xưởng Lê Nin Gdansk, ngoài ra còn có một số kỹ sư cộng tác khi cần thiết
Kỳ tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng về cách mà các thủy thủ Việt Nam được huẩn luyện và con tàu buồm mà chúng ta sắp sở hữu.
Đỗ Thái Bình / Baodatviet.vn
Vừa qua, tin tuc trên các phương tiện truyền thông Ba Lan như Nhật báo Baltic (Dziennik Bałtycki), Cổng thông tin hàng hải (Portal morski)… đều đăng một tin vui về việc huấn luyện đào tạo Hải quân Việt Nam:
Ngày 02 /07/2014 tại Xưởng đóng tàu mang tên Conrad thuộc MarPro (Marine Projects) ở Gdansk đã làm lễ đặt ky đóng chiếc tàu buồm huấn luyện cho Hải quân Việt Nam với đơn vị thiết kế là Công ty Choren Design & Consulting, một công ty thiết kế thành lập năm 1989 với người sáng lập là kỹ sư Zygmunt Choren, người được coi là "Cha đẻ Tàu buồm" của Ba Lan. Chúng ta thử tìm hiểu về sự kiện này như thế nào ?
Tại sao lại phải dùng tàu buồm để huấn luyện?
Là một dân tộc gắn liền với biển cả, dân ta được lịch sử hàng hải thế giới cho là một trong những dân tộc đã phát minh ra những cánh buồm. Trên biển cả, chúng ta đã góp phần với nhân loại nhiều kiểu dáng buồm: buồm cánh dơi, cánh kèo trên các con thuyền ngoài Bắc, các loại buồm chữ nhật, buồm tam giác trên những chiếc nốc Huế, ghe bầu, ghe nang… cho tới những thuyền buồm Hà Tiên vùng vịnh Thái Lan.
Cuộc cách mạng cơ giới đã đẩy lùi những cánh buồm ra khỏi cuộc chơi hàng hải nhưng buồm đã kết thúc bằng một sự kiện khá thú vị đó là "Kỷ nguyên vàng của buồm" vào những năm giữa thế kỷ 19 với các cuộc đua của những thuyền buồm chở chè loại clipper trên tuyến đường Phúc Kiến Trung quốc về London Anh Quốc.
Hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồmMô hình thuyền buồm cánh dơi của Việt Nam
Xác một trong những chiếc tàu buồm nổi tiếng đó, chiếc Taiping hiện còn nằm lại trong quần đảo Trường Sa của chúng ta. Bắt đầu là máy hơi nước, rồi động cơ diesel, tua bin, động cơ hạt nhân dần dần chiếm chỗ những cánh buồm trắng phau trên các con tàu.
"Thất nghiệp", buồm ngày nay trở thành "thầy dạy" huấn luyện kỹ năng cho người đi biển và xuất hiện trên những du thuyền mong truyền cảm hứng đại dương cho con người cũng như trên các mega yacht cực kỳ đắt tiền trong các hội chợ tại vương quốc xa xỉ Monaco.
Trên các con tàu viễn dương hiện đại, người đi biển được bao bọc trong căn phòng chỉ huy cao hơn nước biển có khi tới 10 mét, được điều hòa mát rượi, và yên tĩnh vô cùng. Biển cả với anh chỉ còn là những nhấp nháy xanh sáng trên màn hình các loại máy tính và những tiếng rì rào của hàng loạt thiết bị điện tử hàng hải.
Nhưng đi biển không phải là một cuộc du ngoạn nhẹ nhàng mà thực chất mỗi chuyến đi là một "phiêu trình hàng hải" đầy cam go, cạm bẫy. Biển cả trông hiền hòa là vậy nhưng đầy sức mạnh phá phách khi nó nổi giận trong các trận bão tố, sóng thần, khi ta không trông thấy kẻ thù dấu mặt đang ẩn nấp với đủ loại thủy lôi, UAV, tàu ngầm hòng tiêu diệt ta để bành trướng chủ quyền trên biển!
Bởi vậy, tại tất cả các trường huấn luyện đào tạo nghề biển, các học viện hải quân đều huấn luyện kỹ năng tồn tại trong trạng thái nguy cấp nhất, khi con tàu đã mất hết sức sống, điện tắt, khoang tàu ngập lụt, máy liên lạc sự cố… Lúc này, con người phải vận dụng mọi kỹ năng chiến đấu, bảo vệ sinh mạng bản thân và đồng đội.
Hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồmTàu buồm Iskra căng hết các cánh buồm trong cuộc thi Cutty Sark Tall Ship Race
Và phương tiện huấn luyện không gì hay hơn là những cánh buồm. Trên thuyền buồm, bất kỳ lúc nào ta cũng tiếp cận với thiên nhiên, ta thành thạo với tất cả những yêu cầu của môn thủy nghiệp căn bản đó là: nút dây, bơi lội, cứu sinh, cấp cứu, chèo thuyền… Chính vì thế, một đội ngũ thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện trên một chiếc tàu buồm, đó là chiếc Iskra.
Trước khi tìm hiểu về việc huẩn luyện trên chiếc Iskra của hải quân Việt Nam thế nào, và con tàu buồm mà Việt Nam sắp sở hữu ra sao, và vì sao Việt Nam lựa chọn Ba Lan là nơi học tập, chúng ta hãy tìm hiểu về cách mà thế giới đã dùng tàu buồm để huấn luyện thủy thủ cũng như hải quân của họ, và cuộc đua lý thú của loại tàu này.
Cuộc đua tàu buồm huấn luyện trên toàn cầu
Cuộc đua toàn cầu các tàu buồm có tên là "Tall Ships Race" được tổ chức từ năm 1997 tới 2003 do Cutty Sark Whisky tài trợ , từ năm 2004 tới 2010 do Antwerp Hà Lan và 2010- 2014 do thành phố Szczecin Ba Lan tài trợ. Những cuộc đua đó khích lệ các con tàu thuộc tổ chức Sail Training International, tập hợp được tất cả các loại tàu buồm to nhỏ mà tên gọi lóng là "anh chàng cao kều tall ship" cùng tham gia.
Nước Anh với truyền thống hàng hải lâu đời, đã có nhiều công ty chuyên thiết kế yacht, tàu buồm, trình diễn tại nhiều hội chợ quốc tế, trong đó có hội chợ Monaco. Nổi bật lên là nhà thiết kế Colin Mudie với một loạt tàu thuyền buồm cổ xưa của người La Mã, Anh... trong đó có cả chiếc mảng Sầm Sơn mà Tim Severin và Lương Viết Lợi đã thực hiện chuyến viễn du 5500 dặm trên Thái Bình Dương.
Ông cũng là người thiết kế chiếc tàu buồm huấn luyện của Hải quân Ấn độ mang tên "Sudarshini" có nghĩa là "Nữ thần Sudari xinh đẹp". (LBT= 54 x 8,30 x 4,5 mét; cột buồm 33,5 mét). Tàu đã viếng thăm Đà Nẵng vào Tết Dương lịch 2013 với con tàu vừa "ra lò" vài tháng!
Giới hàng hải Ba Lan biết tới Zygmunt Choreń (sinh năm 1941) như "Cha đẻ của tàu buồm" của nước này. Tốt nghiệp trường Bách Khoa Gdansk, sau đó học tiếp Trường Đóng Tàu Leningrad LKI và nhận bằng kỹ sư vào năm 1965. Bằng thuyền trưởng tàu buồm, là thành viên tham gia cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Whitbread lần thứ nhất (1973-1974), giảng dậy tại Bách khoa Gdansk (1965-1968) sau đó chuyển sang làm việc tại Phòng thiết kế của Xưởng Gdansk.
Hải quân Việt Nam đang được huấn luyện bằng tàu buồmTàu buồm huấn luyện Sudarshini vào cảng Đà Nẵng
Từ năm 1978 là kỹ sư trưởng thiết kế tàu buồm của Xưởng Gdansk. Ông đã thiết kế những tàu buồm nổi tiếng thế giới như chiếc Royal Clipper, Frederic Chopin và đặc biệt là con tàu fregate "Dar Młodzieży" – "Quà tặng cho Tuổi trẻ" và năm chiếc tàu buồm tương tự như thế cho Liên Xô (các chiếc Druzhba, Khersones, Mir, Pallada, Nadezhda).
Công ty thiết kế Choreń Design and Consulting do ông sáng lập vào năm 1992, vào lúc chuyển Ba Lan đổi thể chế cùng với sự tan rã của Xưởng Lê Nin Gdansk, đã tiếp tục phát huy tài năng của một kỹ sư đã sở hữu những bản thiết kế tạo ra trên 17 con tàu buồm đang chạy xuôi ngược trên đại dương dưới ngọn cờ các nước Ba Lan, Bulgaria, Nga, Ukraine, Đức, Phần Lan, Nhật Bản và Panama.
Hiện nay Công ty Choren có 10 kỹ sư cơ hữu tài năng, tất cả trước đây đều làm trong Xưởng Lê Nin Gdansk, ngoài ra còn có một số kỹ sư cộng tác khi cần thiết
Kỳ tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng về cách mà các thủy thủ Việt Nam được huẩn luyện và con tàu buồm mà chúng ta sắp sở hữu.
Đỗ Thái Bình / Baodatviet.vn