Vụ ông Phong ở Bình Thuận bị công an Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) vào tận nơi bắt cóc (tôi cứ nói thẳng ra là bắt cóc mặc dù công an chối đây đẩy, bảo chỉ là mời đi làm việc) nói lên điều gì?
-Công an có thể làm tất cả mọi điều trái với Hiến pháp và pháp luật, trong khi chính họ lúc nào cũng xưng xưng tự nhận là lực lượng bảo vệ và thực thi pháp luật.
-Chỉ là công an cấp quận nhưng quyền tự tung tự tác không khác gì ông trời.
-Làm sai làm ẩu nhưng rất giỏi cãi, nói lấy được, không coi ai ra gì. Họ cãi rằng trước khi hành sự đã làm việc với chính quyền và công an địa phương, nhưng chính công an Bình Thuận lại tuyên bố chả biết gì, thậm chí tốn rất nhiều công để truy đuổi "bọn bắt cóc".
-Người ta đưa con tới trường, tự dưng xông ra túm lấy đẩy lên xe, không thèm thông báo lý do, không cho phép báo cho thân nhân hoặc chính quyền địa phương, mời kiểu gì lạ vậy. Còn bảo mời để làm việc, sao không làm việc ngay tại địa phương mà chở tuốt đi Sài Gòn, rồi nhỡ xảy ra chuyện gì, kể cả người ta bị chết, rồi lại chối, đổ này đổ nọ.
-Vụ này khiến tôi nhớ đến vụ mấy cô gái bị mất tích ở Sài Gòn, cuối cùng cũng do công an bắt, với lý do để điều tra đường dây mại dâm.
-Với công an, những người dân bị họ bắt tùy tiện ai cũng có vẻ nguy hiểm như tội phạm an ninh quốc gia, họ nhìn ai cũng như kẻ thù.
-Dưới mắt người dân, một bộ phận không nhỏ công an chả khác gì quái vật.
-Khá nhiều thanh niên, kể cả đàn bà con gái, đang tìm mọi cách, năn nỉ, xin xỏ để được vào học ở trường công an. Khốn nạn.
Ps: nguần f: Nguyễn thông , em thay chữ buồn bằng chữ khốn nạn so với nguyên tác