Quy hoạch thế chuẩn rồi cc còn đòi hỏi gì nữa.
Cụ đừng chém gió ạ, tất cả các bác sĩ, y tá đều phải làm việc luân phiên giữa 2 cơ sở.Vẽ ra giải ngân thôi, bác sĩ giỏi có đủ người đâu mà về, bác sĩ vừa vừa thì bn họ khám luôn bv tỉnh, ra đấy làm gì
Cụ đừng chém gió ạ, tất cả các bác sĩ, y tá đều phải làm việc luân phiên giữa 2 cơ sở.
Ngoài ra bệnh viện chủ động điều chuyển bệnh nhân điều trị nội trú. Vào các bệnh viện lớn mà xem, 3 người/giường là bình thường, Việt Đức còn nằm đầy hành lang.
Các bác sĩ di chuyển giữa 2 cơ sở tầm 1 tiếng đồng hồ chứ mấy?
Không ai muốn về đấy, không bắt được bác ạ. Đợt đầu tiên, khi sắp có bvien này, giám đốc bvien Việt Đức cũ đã từng có chỉ thị. Bsy ntru ngoại mới ra trường sẽ phải về đó làm 5 năm rồi mới được nhận ở Việt Đức, mà không ai nghe. Họ sẵn sàng sang viện khác làm ngay. Chính sách thì hay, mà thu nhập không đủ thu hút, thì không có đội ngũ bác sỹ chất lượng cao về đâu ạ. Dựa vào nhân lực tuyến dưới thì khác gì bvien tỉnh thu nhỏ.
Mấy y bs ở tuyến xã và huyện chạy để vào thì đúng rồi, y bs ở TW còn đang phải chạy để đỡ phải đi xứ đấy.Y BS thì thiếu gì. Thậm chí còn chạy để đc vào ấy chứ.
Buôn có bạn, bán có phường, là ngành dịch vụ Ở cạnh nhau thì cũng thuận lợi cho bệnh nhân và bệnh viện chứ cụKo biết có quy hoạch gì không, nhưng thấy ở Phủ lý, lại xây 2 bệnh viện lớn cạnh nhau là Bạch Mai và Việt Đức. Hay người ta cố tình xây vậy để các viện cạnh tranh nhau.
Xây trước chỗ Thanh Bình ở Cầu Họ rồi cụ nhá , cách 2 bv có chục kmThế mà không thèng nào nghĩ da
Quá chuẩn cụ ạ. Nếu không có bác sỹ giỏi thì chả có gì để nói nữa. Nhưng em nghĩ cơ chế thị trường, có nhiều bệnh nhân sẽ có bác sỹ giỏi đến thôi. Tất nhiên nếu toàn bệnh nhân bảo hiểm thì cũng khó đólại 1 cụ đòi sửa quy hoạch cụ nhìn các đường có đường nào đông như Pháp Vân k? chứng tỏ dân mạn nam đổ về HN quá đông chứ k phải đông;
đặt đó là quá chuẩn rồi, vđ chỉ là có đủ y bác sĩ và trang thiết bị vận hành như HN hay k mà thôi
TRẦN HOÀNGCuối tháng đưa 2 phòng khám vào hoạt động?
Chiều 14/12, trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Dự kiến, cuối tháng 12 này, hai phòng khám đa khoa thuộc cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai sẽ đi vào hoạt động, chậm nhất là tháng 1/2021. Hiện có hơn 40 trang thiết bị chuẩn bị sẵn sàng để lắp đặt, bàn giao ngay sau khi khu khám bệnh cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai hoạt động trở lại. Còn Bệnh viện Việt Đức sẽ cố gắng đấu thầu sớm, nhưng nếu chưa xong, chúng tôi sẽ yêu cầu chuyển thiết bị xuống để lắp đặt phục vụ người bệnh”.
Hai phòng khám sẽ được lắp đặt đầy đủ thiết bị hoàn chỉnh, bao gồm các máy xét nghiệm, máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ siêu âm... Khó khăn, vướng mắc nhất hiện nay dẫn đến việc hai dự án này chậm tiến độ là việc thanh toán cho nhà thầu vẫn còn rất chậm, ông Sơn nói. Nếu thanh toán xong kinh phí thì thời gian hoàn thiện công trình theo các nhà thầu đưa ra là 3-6 tháng. Do đó, trước thời gian này, cả hai bệnh viện cơ sở 2 đều chưa thể hoạt động tất cả các khoa phòng.
Thái Hà
bác sĩ chả về mà toàn y tá với điều dưỡng cao đẳng thì chả ai muốn vào!Hai dự án bệnh viện nghìn tỷ: 'Ngủ đông' đến khi nào?
TP - Dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng khởi công xây dựng cuối năm 2014, được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017. Tuy nhiên, cả 2 dự án này đã chậm tiến độ 3 năm.
Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam
Đề nghị dừng khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2
Dân đỏ mắt mong chờ
Theo ghi nhận thực tế của PV Tiền Phong những ngày đầu tháng 12, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở tỉnh Hà Nam vẫn trong trạng thái “ngủ say”. Xung quanh Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 là khu nhà ở liền kề đang tấp nập xây dựng, hoàn thiện. Các khu đô thị Nam Châu Giang, River Silk City, các lô đất trên đường Lê Đức Thọ, đường Lê Duẩn… đều có nhà đang được xây dựng. “Nhiều khách sạn cũng vừa hoàn thiện để đón bệnh nhân từ bệnh viện, nhưng cả năm vẫn chưa thấy bệnh viện đi vào hoạt động”, nhân viên một khách sạn cạnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 nói.
Theo phản ánh của người dân, gần đây, hầu như không có hoạt động xây dựng ở cả 2 dự án bệnh viện. “Cứ bảo vài tháng khai trương, mà mấy năm rồi không thấy hoạt động”, một người dân ở gần khu vực xây dựng bệnh viện nói.
Theo quan sát của PV, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã cơ bản hoàn thành, còn hạng mục nhà chính vẫn đang thi công, có cẩu tháp, nhưng hầu như không có công nhân. Bên ngoài có 1 bảo vệ túc trực. Cách đó vài trăm mét là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (xã Liêm Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam), trước cổng bệnh viện là bảng thông báo khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tạm thời ngừng hoạt động từ ngày 30/3/2020. Nhân viên bảo vệ ở đây cho biết, giờ muốn khám chỉ có thể lên cơ sở 1 tại Hà Nội, sau đợt dịch, khoa Khám bệnh nghỉ tạm thời, chưa có thông báo bao giờ hoạt động lại. “Ở đây chỉ có 5 bảo vệ thay ca nhau trông”, nhân viên bảo vệ nói.
Bà Đỗ Thị Nhung (50 tuổi, ở Vụ Bản, Nam Định) kể rằng, cuối năm 2018, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tổ chức khám từ thiện cho hơn 500 bệnh nhân. Thời điểm đó, ai cũng phấn khởi vì bệnh viện lớn đi vào hoạt động, giúp gia đình chăm sóc người nhà thuận lợi hơn, từ đây bắt xe về Nam Định cũng rất tiện. Tuy nhiên, sau lần khám đó, bệnh viện dừng tới tận cuối tháng 3/2019 mới hoạt động lại, gặp dịch COVID-19 lại tiếp tục dừng.
Nguyên nhân chậm tiến độ
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói rằng, Ban quản lý dự án y tế trọng điểm (Bộ Y tế) vẫn chưa bàn giao cơ sở 2 cho bệnh viện, do đó chưa có thông tin gì để phản ánh với báo chí. Khi được bàn giao, bệnh viện sẽ có phương án cụ thể về nhân lực đảm bảo khám chữa bệnh tại cơ sở 2.
Trước đó, tại Kết luận kiểm tra, Bộ KH&ĐT chỉ ra nguyên nhân khiến 2 dự án bệnh viện lớn có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng chậm tiến độ 3 năm so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các dự án được quản lý không theo loại hợp đồng đã được quy định (không theo hình thức tổng thầu EPC và cũng không theo mô hình truyền thống), gây nên nhiều khó khăn cho việc tổ chức quản lý, điều hành dự án. Các gói thầu được ký hợp đồng là dạng hợp đồng khung, nội dung chi tiết được triển khai theo các phụ lục và giá chi tiết hợp đồng được xác định sau khi có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về công tác đấu thầu của 2 dự án, Bộ KH&ĐT cho biết, từ năm 2014 - 2016 đã hoàn thành đấu thầu toàn bộ hạng mục xây dựng và lắp đặt thiết bị xây dựng công trình của 2 dự án theo hình thức gói thầu hỗn hợp. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức đấu thầu gói thầu hỗn hợp thiết kế và thi công, căn cứ mời thầu là tổng mức đầu tư nên nhiều nội dung còn sơ lược, chưa chi tiết, nhất là khối lượng xây dựng, điều kiện hợp đồng, mẫu hợp đồng dẫn đến khó khăn khi mời thầu, ký kết hợp đồng cũng như thực hiện hợp đồng.
TRẦN HOÀNG
Hai dự án bệnh viện nghìn tỷ: 'Ngủ đông' đến khi nào? | Xã hội | Báo điện tử Tiền Phong (tienphong.vn)
nếu cái này làm được thì việc chuyển các trường đại học ra ngoài cũng sẽ được! để xem lí thuyết và thực tế có khác nhau không? cả ngàn tỉ mà chậm đưa vào hoạt động 1 ngày đã thiệt hại bao nhiêu của cải xã hội rồi! e thấy bạch mai 2 hoang vắng hơi bị lâu!Cụ đừng chém gió ạ, tất cả các bác sĩ, y tá đều phải làm việc luân phiên giữa 2 cơ sở.
Ngoài ra bệnh viện chủ động điều chuyển bệnh nhân điều trị nội trú. Vào các bệnh viện lớn mà xem, 3 người/giường là bình thường, Việt Đức còn nằm đầy hành lang.
Các bác sĩ di chuyển giữa 2 cơ sở tầm 1 tiếng đồng hồ chứ mấy?
Hoang vắng cũng đúng thôi cụ ạ, thiết bị y tế đã mua về được đâu.nếu cái này làm được thì việc chuyển các trường đại học ra ngoài cũng sẽ được! để xem lí thuyết và thực tế có khác nhau không? cả ngàn tỉ mà chậm đưa vào hoạt động 1 ngày đã thiệt hại bao nhiêu của cải xã hội rồi! e thấy bạch mai 2 hoang vắng hơi bị lâu!