Mấy hôm nay bận bịu quá nên chưa có thời giờ hầu chuyện các cụ, em xin tiếp tục về thắng cảnh thứ 2 của Hà Tiên đang kể dang dở, đó là Bình San.
Khu vực núi Bình San thực sự là một địa điểm tâm linh, ngoài Lăng họ Macj và phần mộ của cụ Mạc Cửu cùng con cháu họ Mạc trên núi, dưới chân xung quanh núi còn rất nhiều chùa chiền, tịnh xá, sau đây em xin giới thiệu với các cụ một số chùa chiền tiêu biểu:
Phù Dung Cổ Tự:
Sở dĩ có tên gọi là Phù Dung do người
Xiêm gọi núi là "Pù"; người Xiêm,
Khmer,
Chăm,
Lào đều gọi người Việt là "Youn". Như vậy,
Pù Youn, mà sau này đọc trại thành Phù Dung, có nghĩa là "vùng núi của người Việt". Ở bán đảo Hà Tiên, có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ, mang tên chung là
Phù Dung Vạn Sơn, mãi đến thời Đô đốc
Mạc Thiên Tích, các ngọn núi mới có tên riêng bằng từ Hán - Việt, như:
Bình San, Tô Châu, Thạch Động...
Chùa Phù Dung hiện nay là chùa Phù Dung mới, chùa Phù Dung cổ hiện nay chỉ còn một nền chùa và một ngôi tháp cổ của Hòa thượng Ấn Đàm, đời thứ 36 dòng
Lâm Tế nằm trên núi Phù Dung, ngày nay có tên là núi Bát Giác Sơn hay Đề Liêm bên phải núi Bình San.
Năm 1846, sau khi khi đánh đuổi quân Xiêm, Tổng đốc An Hà là
Doãn Uẩn cho cất lại ngôi chùa khác ở đầu bắc núi Bình San, trên nền nhà xưa kia có Tao đàn Chiêu Anh Các, và ông đã đặt tên ngôi chùa mới là Phù Anh (ghép từ hai chữ Phù Dung và Chiêu Anh Các), tuy nhiên nhân dân vẫn quen gọi là Phù Dung.
Lư hương của Phù Dung Cổ Tự dưới chân núi Bình San:
Tịnh xá Ngọc Hồ:
Năm 1957, sau khi chủ trì xây dựng xong tịnh xá Ngọc Hải tại thị xã Rạch Giá, Ni trưởng Huỳnh Liên dẫn đoàn Ni giới đến hành đạo tại vùng Hà Tiên. Được cấp một khu đất gần lăng Mạc Cửu trước đó 100 năm là vùng quan miếu, Ni sư Huỳnh Liên và chư ni khai phá rừng đồi và dựng tạm một ngôi tịnh xá đơn sơ bằng cây lá, đặt tên hiệu là tịnh xá Ngọc Hồ do vị trí tịnh xá nằm giữa ba ao sen do Mạc Cửu thiết kế để chứa nước sinh hoạt cho dân Hà Tiên.
Từ đó đến nay, tịnh xá Ngọc Hồ đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn và nhỏ trong đó có một lần di dời vào năm 1989 từ vị trí ban đầu đến vị trí hiện nay (miếu bà Thiên Hậu cũ). Tịnh xá Ngọc Hồ từ khi được thành lập đến năm 1989 đã trải qua nhiều đời trụ trì
Chùa Phật Đà (còn gọi là chùa Lò Gạch):
Chùa nằm dưới chân núi Bình San ngay cạnh lăng Mạc Cửu. Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước vân du hành đạo miệt Hà Tiên, Hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại chỗ này và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.
Kiến trúc quả có dáng dấp như cái Lò Gạch thật các cụ ợ
Đây nữa:
Tượng Phật Bà dưới cây Bồ đề cổ thụ với bộ rễ tuyệt đẹp, ở Hà Tiên có lẽ đạo Phật rất phát triển nên trong nội thị xã có rất nhiều cây Bồ Đề cổ thụ hàng
mấy trăm năm, hầu như chùa nào cũng có các cây bồ đề cổ thụ.
Chùa tiếp tục đang được trùng tu lại khang trang hơn với đầy đủ các phòng nhà cần thiết cho sự sinh hoạt của một Tòng lâm. Mặc dù cơ sở không qui mô nhưng với lối kiến trúc hài hòa, chùa Phật Đà đã góp vào cụm thắng tích “Bình San Điệp Thúy” một danh lam Phật tự thật trang nghiêm, thanh nhã.
Mộ Cô Năm:
Trong số hơn 40 thành viên dòng họ Mạc ở Hà Tiên, tiểu thư Mạc Mi Cô, con gái duy nhất trong số 7 người con của cụ Mạc Thiên Tứ, tức cháu nội của cụ Mạc Cửu, là người đời sau nhắc nhiều nhất. Bởi khi vừa sinh ra, cô đã có những biểu hiện khác thường. Có rất nhiều câu chuyện chuyện ly kỳ, đậm nét tâm linh huyền bí quanh cuộc đời cô gái yểu mệnh này. Sinh ra đã biết nói cười? Dân Hà Tiên truyền rằng, mộ Cô Năm (tên thân mật người dân thường gọi Mạc Mi Cô) linh lắm, nên ai có khúc mắc, buồn phiền, lo lắng gì cũng đến cầu cô cả.
Mặc dù có nhiều truyền thuyết nói về lý do cô Năm mất sớm (khi mới 13 tuổi) nhưng tài liệu chỉ ghi và truyền miệng rằng Cô Năm sinh năm 1750 và mất năm 1763. Còn nguyên nhân vì sao cô mất thì tuyệt nhiên không có.