[Funland] Hà Thành đầu độc. Các cụ có nhớ!

taddiatone

Xe buýt
Biển số
OF-343247
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
664
Động cơ
276,440 Mã lực
Đoạn bôi đậm cụ làm ơn cho dẫn chứng nếu không cụ không bằng con chóa nhà em Em thiệt
Cụ bình tĩnh, lịch sử có thể qua khẩu truyền, ghi chép, ... có đúng có sai. Vì chúng ta không ở trong bối cảnh đó, không tận mắt chứng kiến, nên việc nghi ngờ tính xác thực là hoàn toàn bình thường.

Về câu chuyện cụ Đề Thám xử người, e cũng có đọc, cũng có thấy ghi chép. Cơ bản cá nhân e không đặt nặng việc nghi ngờ diễn biến đó có thật hay không. Quan trọng nhất, cụ Đề trong lịch sử hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tin rằng cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám không như sử sách đã chép 100 năm trước là cụ bị giặc giết hại vào sáng mùng 5 Tết năm 1913 (tức ngày 10.2.1913) tại Hố Lẩy, Tân Hiệp, Yên Thế, Bắc Giang, mà đó là một vị sư có khuôn mặt giống với cụ Đề Thám đã đứng ra thế mạng để bảo vệ cụ khỏi bàn tay những kẻ phản bội và giặc Pháp, nên sau này, hậu duệ của cụ đã tiến hành cuộc truy tìm phần mộ với mong muốn giải đáp những thắc mắc và mang cụ về để thờ phụng xứng đáng với tầm vóc của một vị danh nhân.

Cuộc truy tìm mộ cụ Đề Thám được hai người cháu nội tên là Hoàng Thị Hải (SN 1930) và Hoàng Thị Điệp (1932) - con gái ông Hoàng Hoa Phồn. Ông Hoàng Hoa Phồn là con trai út duy nhất của cụ Đề Thám với bà ba Đặng Thị Nho.

Trong những ngày nguy cấp của cuộc khởi nghĩa, cụ Đề Thám đã đem ông Phồn gửi một người nghĩa quân nuôi giấu, nhờ đó mà đã thoát chết. Bà Hoàng Thị Điệp kể lại với con cháu rằng, cụ Đề Thám chết vì bệnh tật chứ không phải chết vì bị giặc giết hại.

Những lời kể này được con cháu ghi lại làm tài liệu và hiện vẫn còn lưu giữ. Cụ Điệp nhớ lại trước kia đã được mẹ nói lý do chết của cụ Hoàng Hoa Thám là: “Mẹ tôi kể lại rằng, cụ không phải bị quân Pháp chặt đầu mà chết vì bệnh kiết lị. Cụ vốn đã kiệt sức và ốm nặng trong quá trình kháng chiến nên sức khoẻ rất yếu và mắc bệnh mà chết. Sau này, tôi có hỏi lại nhiều lần và đều được mẹ tôi trả lời như vậy”.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hai bà cùng con cháu đã đi hết các nơi nghi là phần mộ của cụ để tìm kiếm. Và nhờ các cơ quan chức năng như Viện Sử học, Sở Văn hóa -Thông tin tỉnh Bắc Giang… và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người vào cuộc để tìm. Gia đình đã tiến hành nhiều cuộc tìm kiếm ở các nơi nghi vấn như Yên Thế, Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) và thung lũng Đồng Sinh của tỉnh Lạng Sơn. Cuộc tìm kiếm diễn ra mười mấy năm trời, bắt đầu từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Năm 2005, cụ Hoàng Thị Hải mất, cụ Hoàng Thị Điệp lại tiếp tục hành trình cùng các con,

Vì công việc tìm kiếm mộ rất khó khăn nên gia đình hậu duệ cụ Đề Thám đã nhờ các cơ quan chức năng, có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, giúp đỡ. Một trong những nơi đoàn tìm kiếm đầu tiên là thung lũng Đồng Sinh, Đông Ma thuộc Tân Lập, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Có nhiều lý do để tin rằng, cụ Hoàng Hoa Thám đã an nghỉ tại đây vì nơi này từng là chốn lui về của nghĩa quân Yên Thế. Hai thung lũng này được bao bọc bởi dãy núi Cai Kinh. Đây là nơi hiểm yếu, để vào được chỉ có một con đường duy nhất là băng qua Hang Tối - một hang đá rộng thông từ bên này qua bên kia của dãy núi Cai Kinh.

Theo đoàn khảo sát, nơi này có nhiều nghi vấn hợp lý hơn cả vì đây chính là đại bản doanh của Cai Kinh, người đầu tiên gây dựng phong trào khởi nghĩa Yên Thế và cũng là chỉ huy, người thầy của cụ Hoàng Hoa Thám. Sau này, tên của Cai Kinh được đặt cho dãy núi.

Vì vậy, sau giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, rất có thể cụ Đề Thám đã rút quân về đây ẩn náu, tránh sự truy sát của thực dân Pháp. Lý do chọn nơi đây để ẩn náu bởi đó là chỗ duy nhất thực dân Pháp không dám đánh tới vì toàn bộ xung quanh là rừng núi, nếu có bị tấn công cũng dễ bề phòng thủ hoặc lui sang mạn Võ Nhai, Thái Nguyên, hoặc quay về Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Sau 8 tháng khảo sát, cuối tháng 12.2009, đoàn bắt đầu tìm kiếm ở đây. Dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, các cuộc khai quật được tiến hành ở giữa các thung lũng và các gò cao. Thời gian đào bới tìm kiếm là 2 tuần, cùng với máy xúc và sự giúp đỡ của một đơn vị bộ đội công binh gần đó. Cuộc tìm kiếm tập trung nhiều nhất là ở một chiếc gò cao giữa thung lũng, vị trí được các nhà ngoại cảm chỉ dẫn là nơi cụ Hoàng Hoa Thám yên nghỉ.

Sau nhiều ngày tiến hành khai quật, trong các hố khai quật được mở, có tìm được một số dấu tích chứa di cốt người nhưng không có cơ sở để khẳng định đó là hài cốt của cụ Hoàng Hoa Thám.

Theo chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, cụ Hoàng Hoa Thám khi mất được chôn cất bằng gỗ tốt nên không có lý do gì mà không còn lại dấu tích của xương cốt. Vì vậy, cuộc tìm kiếm ở thung lũng Đồng Sinh, Đông Ma, Tân Lập huyện Hữu Lũng đã tạm gác lại....
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhiều tài liệu lịch sử còn ghi lại, Hố Lẩy chính là nơi Đề Thám bị sát hại. Vì vậy, địa điểm tìm kiếm tiếp theo được tiến hành tại Hố Lẩy, Yên Thế. Nơi được cho là có mộ cụ Hoàng Hoa Thám tại địa danh Hố Lẩy nằm cuối vườn vải nhà chị Nguyễn Thị Thủy (thôn Đồng Gia, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế) chỉ là một khu đất bằng phẳng. Theo lời kể của chị Thủy, trước đây, ngôi mộ được đắp cao, phía trước có tấm bia xây bằng gạch. Nhưng mấy chục năm qua, những dấu tích đó đã không còn nữa. Nơi đây cũng từng được Phòng Văn hóa -Thông tin huyện tiến hành khảo sát ngay từ những năm 1990-1991, tuy nhiên kết quả thu được không rõ ràng.

Việc tìm kiếm cũng được tiến hành tại làng Trủng nơi con trai út của cụ Hoàng Hoa Thám là Hoàng Hoa Phồn sống ở đó, vì có thuyết kể rằng, cụ Đề Thám mất và được chôn tại làng Trủng (xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên), cụ đã sống tại gia đình cụ Thống Luận cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Chính Thống Luận đã nuôi Đề Thám khi cụ bị bệnh, đã chôn Đề Thám khi Đề Thám chết. Về sau, Thống Luận còn gả con gái của mình cho con trai út của Đề Thám là Hoàng Hoa Phồn.

Ở làng Trủng cũng có một ngôi đền thờ Hoàng Hoa Thám, ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao, cách đó vài trăm mét có tấm biển ghi “Nơi đây lãnh tụ phong trào khởi nghĩa Yên Thế đã sống thời niên thiếu”. Cũng có thuyết cho rằng, mộ cụ được chôn dưới nền đình làng Trủng, lại cũng có người cho rằng, xưa kia Thống Luận đã chôn cụ ngay dưới gốc cây đa để che mắt kẻ thù.

Tuy nhiên, tất cả những cuộc tìm kiếm đó đều không mang lại kết quả và được ghi chép chi tiết và bảo tồn tại Nhà triển lãm cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế tại thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế. Mãi cho tới thời gian sau này, khi cuộc tìm kiếm phần mộ diễn ra ở Mai Trung, huyện Hiệp Hòa thì mới có những chứng cứ rõ ràng hơn....
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3


Ở xóm Tân Lập, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa có một ngôi mộ vô chủ được người dân nơi đây lập đền thờ ngay cạnh. Theo người dân, bởi họ phát hiện có nhiều chứng cứ trùng hợp, có cơ sở rằng - ngôi mộ này có thể là nơi an nghỉ của cụ Hoàng Hoa Thám nên họ mới lập đền thờ.

Thực ra, ngôi mộ này không phải mới được biết đến, mà nó được phát hiện từ năm 1991. Mộ nằm trên phần đất nhà ông Đàm Văn Đường, xóm Tân Lập. Ngôi mộ này trước kia vốn được người dân biết tới là mộ của một người ăn mày đã tồn tại hàng trăm năm mà không ai biết là có từ bao giờ. Một lần, hai đứa con của ông Đường ra vườn chơi thì thấy hai khúc xương người hở ra ở phần mộ. Những người dân gần đó liền thử bới một phần mộ thì thấy một số di vật, như tiền cổ, quần áo và một cái liễn.

Trong đó có một bài thơ viết trên giấy cổ được đựng trong một chiếc liễn sành úp ngược xuống đất, miệng liễn được ốp chặt đáy bằng một chiếc đĩa, bên trong có hai tờ giấy, một tờ có một bài thơ ký tên Loan. Xung quanh liễn được ốp bằng lá trầu khô và một lớp vôi và cát. Nội dung bài thơ đó viết bằng chữ Hán và tạm dịch là: Cờ nghĩa bao năm nay lỡ vận/ Hậu thế nghìn năm ai biết không?/ Yên Ngựa nghỉ vào đây lòng đất/ Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng? Có ghi ngày tháng và tên tác giả bài thơ đó được dịch là: Một nghìn chín trăm mười ba/ Tháng năm ngày mồng chín/Loan.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Theo những người dân, chính cụ Lý Loan, vốn là bạn thân của cụ Hoàng Hoa Thám ngày trước và cũng là lý trưởng của làng, đã viết lên bài thơ này. Kể về gốc tích của ngôi mộ, cụ Đàm Văn Nghị (85 tuổi, bố của ông Đường) nói: “Ngày trước, lúc tôi bé, đầu còn để chỏm, thì nơi đây chỉ là một đồi thông, trong đó có một cây thông nghiêng như chiếc ghế ngồi.

Ở cạnh cây thông nghiêng đó có một ngôi mộ không cao lắm, chỉ là một mô đất nhỏ nổi lên thôi. Các cụ nói rằng đó là mộ của người ăn mày, cũng chẳng ai quan tâm gì và ngôi mộ cứ thế tồn tại từ đó đến giờ”.

Cụ cũng được kể rằng, đó là một người ăn mày cao lớn, râu dài. Tuy là ăn mày nhưng không đi ăn xin mà chỉ mặc quần áo rách rưới mà thôi. Người ăn mày đó thoắt ẩn thoắt hiện và thường về cây thông nghiêng đó nghỉ ngơi, cho đến một ngày người ta phát hiện ông chết ở đó.

Khi phát hiện ngôi mộ, người cháu 4 đời của cụ Lý Loan tên Nguyễn Văn Sử (SN 1950), nhà gần ngôi mộ, khẳng định, rằng bài thơ trên chính là bút tích của cụ Lý Loan khi chôn cất cụ Hoàng Hoa Thám ở đây. Bí mật này được giấu kín và truyền lại cho con cháu.

Ông Sử cũng cho hay, trước kia cụ Hoàng Hoa Thám bị thất trận thì đã chạy về đây và đóng giả là người ăn mày để ẩn náu trong nhà cụ Lý Loan - là bạn thân và cũng là người ủng hộ cụ trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Sau này, khi cụ Đề Thám chết đã được cụ Lý Loan chôn cất ở đó. Mộ chôn chỉ dám làm thấp vì sợ giặc Pháp biết sẽ đào mộ. Khi chôn cất, vì tiếc cho sự nghiệp còn dang dở, nên cụ Lý Loan đã làm bài thơ trên và chôn cùng cụ Đề Thám.
 

Lavan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448388
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
521
Động cơ
211,490 Mã lực
Tin rằng cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám không như sử sách đã chép 100 năm trước là cụ bị giặc giết hại vào sáng mùng 5 Tết năm 1913 (tức ngày 10.2.1913) tại Hố Lẩy, Tân Hiệp, Yên Thế, Bắc Giang, mà đó là một vị sư có khuôn mặt giống với cụ Đề Thám đã đứng ra thế mạng để bảo vệ cụ khỏi bàn tay những kẻ phản bội và giặc Pháp, nên sau này, hậu duệ của cụ đã tiến hành cuộc truy tìm phần mộ với mong muốn giải đáp những thắc mắc và mang cụ về để thờ phụng xứng đáng với tầm vóc của một vị danh nhân.

Cuộc truy tìm mộ cụ Đề Thám được hai người cháu nội tên là Hoàng Thị Hải (SN 1930) và Hoàng Thị Điệp (1932) - con gái ông Hoàng Hoa Phồn. Ông Hoàng Hoa Phồn là con trai út duy nhất của cụ Đề Thám với bà ba Đặng Thị Nho.

Trong những ngày nguy cấp của cuộc khởi nghĩa, cụ Đề Thám đã đem ông Phồn gửi một người nghĩa quân nuôi giấu, nhờ đó mà đã thoát chết. Bà Hoàng Thị Điệp kể lại với con cháu rằng, cụ Đề Thám chết vì bệnh tật chứ không phải chết vì bị giặc giết hại.

Những lời kể này được con cháu ghi lại làm tài liệu và hiện vẫn còn lưu giữ. Cụ Điệp nhớ lại trước kia đã được mẹ nói lý do chết của cụ Hoàng Hoa Thám là: “Mẹ tôi kể lại rằng, cụ không phải bị quân Pháp chặt đầu mà chết vì bệnh kiết lị. Cụ vốn đã kiệt sức và ốm nặng trong quá trình kháng chiến nên sức khoẻ rất yếu và mắc bệnh mà chết. Sau này, tôi có hỏi lại nhiều lần và đều được mẹ tôi trả lời như vậy”.
Cảm ơn cụ pain đã đưa thông tin. Tuy nhiên để xác định cần có các nhà nghiên cứu lịch sử lên tiếng. Còn đọc bài viết này, theo cảm nhận của em nó mang tính giai thoại nhiều hơn là tính lịch sử.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Theo nhiều người dân, ở nơi này có nhiều dấu tích cùng địa danh liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế được cụ Hoàng Hoa Thám đặt tên như chuôm Yên Thế, hoặc gò Chanh, còn gọi là gò Cai Chanh (một vị thủ lĩnh dưới trướng Hoàng Hoa Thám). Vì thế, người dân tin rằng, cụ Hoàng Hoa Thám đã từng sống ở đây cho đến lúc thác và đặt tên cho những địa danh đó. Đến năm 2004, người dân trong thôn đã gom góp tiền xây dựng một ngôi đền cạnh ngôi mộ.

Tuy nhiên, để đảm bảo đây có đúng là ngôi mộ của cụ Hoàng Hoa Thám hay không thì vẫn chưa có lời khẳng định chính xác. Người dân cũng chỉ mới tin đây là mộ cụ Hoàng Hoa Thám qua lời kể và khẳng định của ông Sử, chứ cũng chưa rõ có đúng hay không. Theo lời của ông Nguyễn Văn Duyệt -Trưởng ban quản lý đền - thì: “Chúng tôi cũng không dám khẳng định đây là mộ cụ Hoàng Hoa Thám. Mà chỉ căn cứ vào những dấu tích còn để lại trong mộ và lập đền thờ”.

Còn theo cụ Nguyễn Văn Nghê (98 tuổi) - một thầy nho ở thôn Cẩm Trung, xã Xuân Cẩm gần đó, người trực tiếp dịch bài thơ và cũng là người nắm giữ nhiều tư liệu về ngôi mộ này - thì: “Hồi nhỏ, tôi thấy ông tôi, cũng là một tuần đinh, có qua lại với cụ Lý Loan, kể về người ăn mày ở rừng thông đó. Ông tôi kể rằng, đó không phải là người tầm thường, tối chỉ về đó trú chân còn ban ngày thường đi đâu đó. Ông tôi cũng nhiều lần mang thức ăn, rượu ra rừng thông đó biếu cho người ăn mày trong những buổi đi tuần”.

Cụ Nghê cũng không khẳng định đó có chắc là mộ cụ Hoàng Hoa Thám hay không, chỉ biết rằng nếu căn cứ theo những gì các cụ truyền lại và bài thơ với những vần thơ đầy phí khách như vậy thì cũng có thể khẳng định đó có thể là cụ Hoàng Hoa Thám.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,687
Động cơ
434,848 Mã lực
Theo Khổng Đức Thiêm-Hoàng Hoa Thám(1836-1913) trang 244 thì có viết đại ý: ngày 9/12/1890 có một cố đạo Tây Ban Nha ở làng Luộc Hạ báo cho Pháp về vị trí quân cụ Đề (tạm gọi quân YT), do vậy quân YT đã đuổi theo và giết nhữngg người hầu cận cố đạo, cố đạo trốn về làng Hấn thì quân YT tiếp tục đuổi theo giết vài chục người và đốt cả làng.
Trong phần về thời điểm hòa hoãn thì cũng nói cụ Đề trị quân rất nghiêm nhưng ở các đồn lẻ không tránh khỏi hiện tượng hà hiếp, cướp bóc dân làng xung quanh nhưng không nêu cụ thể.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
569,692 Mã lực
Các cụ đi từ đường Bưởi trên cao vừa xuống dốc vào đường Võ Chí Công, hướng về cầu Nhật Tân, nếu để ý các cụ sẽ thấy ngay đó, bên phải đường một khu tưởng niệm nhỏ, dành để tưởng niệm các Chí sĩ yêu nước trong vụ Hà Thành đầu độc, mới được xây dựng. Đã đọc nhiều tài liệu lịch sử về vụ này từ lâu, nhưng mỗi khi qua đây vẫn thấy lắng lòng cho một trong những dấu mốc lịch sử bi thương của dân tộc.
Tri ân những nhà Chí sĩ yêu nước!

Một vài tư liệu lịch sử:
http://m.kienthuc.net.vn/phong-thuy/anh-hiem-hanh-quyet-da-man-vu-ha-thanh-dau-doc-1908-221338.html
http://m.kienthuc.net.vn/giai-ma/le-te-song-bi-thuong-vu-ha-thanh-dau-doc-363592.html
"Lắng lòng" cũng khó giải nghĩa như từ "đắng lòng", cụ nghĩ ra từ ghép hại não quá
Vụ Hà Thành đầu độc hình như trong SGK cấp 3 cũng có thì phải, lâu em ko nhớ
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khảo sát cho rằng, đó không phải là mộ của cụ Hoàng Hoa Thám vì nhiều điều còn chưa được khẳng định rõ ràng.

Theo ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang, người đã từng tiếp xúc trực tiếp với văn bản gốc của bài thơ: “Dù chưa có báo cáo chính thức về tính chân giả của bài thơ, nhưng theo tôi, đây không phải văn bản được để lại từ thời cụ Lý Loan, bởi vì nét chữ trong văn bản không phải của người am hiểu và quen dùng chữ Hán Nôm.

Hơn nữa, với cách bảo quản bằng vữa và lá cây, văn bản đó khó có thể tồn tại từ năm 1913 đến nay mà vẫn giữ được những nét chữ rõ ràng như thế.

Vì vậy, tính xác thực của bài thơ cần được làm rõ mới có cơ sở khẳng định đó có phải là bút tích của cụ Lý Loan để lại hay không. Gò mộ kia có phải là gò mộ cụ Đề Thám không thì còn phải xem xét cẩn thận, nghiên cứu kỹ”.

Việc xác định người nằm dưới mộ là ai rất đơn giản, chỉ cần dùng phương pháp xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, đã gần chục năm nay, người dân xóm Tâm Lập đã gửi nhiều đơn đến cơ quan chức năng để yêu cầu tiến hành cuộc nghiên cứu xem người dưới mộ có đúng là cụ Hoàng Hoa Thám hay không, nhưng vẫn chưa có hồi âm gì.

Vì vậy, câu hỏi về phần mộ - nơi yên nghỉ của người anh hùng thủ lĩnh khởi nghĩa Yên Thế, danh nhân Hoàng Hoa Thám - vẫn là một dấu chấm hỏi chưa lời giải đáp.

Nguồn:http://m.laodong.com.vn/xa-hoi/nghi-van-ve-noi-chon-cat-cu-hoang-hoa-tham-272512.bld
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cảm ơn cụ pain đã đưa thông tin. Tuy nhiên để xác định cần có các nhà nghiên cứu lịch sử lên tiếng. Còn đọc bài
viết này, theo cảm nhận của em nó mang tính giai thoại nhiều hơn là tính lịch sử.
Vầng thế nên em mới dùng từ " nghi án" mà :D
 

Lavan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448388
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
521
Động cơ
211,490 Mã lực
"Lắng lòng" cũng khó giải nghĩa như từ "đắng lòng", cụ nghĩ ra từ ghép hại não quá
Vụ Hà Thành đầu độc hình như trong SGK cấp 3 cũng có thì phải, lâu em ko nhớ
Hi hi. Em định dùng từ lặng người hay lặng lòng, nhưng chỗ đó đang xuống dốc mà xui các cụ vậy thì mất ATGT quá cụ ạ!
 

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
4,006
Động cơ
491,840 Mã lực
Nghe cách nói đã hiểu Cụ ấy rồi ạ, chấp Cụ ấy thì mình bằng... à Cụ:D
đấy là kiểu nói ch trẻ trâu. Phản biện phải có chứng cứ lý luận chứ ko fai xửng cồ chửi bậy, ko chấp cụ à. Chuyện của cụ đúng là ko fai ko có. Quân tập hợp đủ tầng lớp sống lại rừng rú thì sao tránh đúng ko.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,687
Động cơ
434,848 Mã lực
Về cái chết cụ Đề, Thực dân Tây Bouchet đã đến tận nơi xem xét, có chụp ảnh cả phần xác và đầu, đầu thì mang về cắm cọc thị uy, Về việc khám nghiệm pháp y thời đó không nói có lấy vân tay không nên chưa rõ Tây sao lại tin chuyện đúng đầu cụ Đề, quyển của ông Khổng Đức Thiêm cũng ghi lại các khảo dị khác nhau từ giả thiết đúng chết ở Hố Lẩy thật đến vẫn khỏe, chết già ở nhà Thống Luận.
Nhưng nếu theo cách lấy bằngứng vật chất làm cơ sở thì khoa học nhận dạng Tây đến năm 1913 cũng khá rồi, các dấu hiệu nhận dạng thì tây đã có hàng chục quân nhân và quan chức đi lại, quan sát, chụp ảnh với cụ Đề. Việc nhận dạng, nhất là đã đến hiện trường, thì khó nhầm lắm. Việc trưng ra mấy cái đầu giả, nhiều khi cũng có thể tây muốn tung hỏa mù để các dư đ.ảng của cụ lộ diện, lại nhẹ bớt tội cho các hung phạm đã ra tay.
Về phía ta thì tất nhiên thâm tâm dân chúng vẫn muốn cụ Đề còn.
Vậy thì cái đầu giả rất hợp ý cả Tây và dân ta lúc đó.
 

khanhnz

Xe buýt
Biển số
OF-343786
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
560
Động cơ
276,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phs.vn
bi tráng quá, em ở gần đó mấy năm mà ko biết, cảm ơn cụ thớt.
 

Lavan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448388
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
521
Động cơ
211,490 Mã lực
C
Về cái chết cụ Đề, Thực dân Tây Bouchet đã đến tận nơi xem xét, có chụp ảnh cả phần xác và đầu, đầu thì mang về cắm cọc thị uy, Về việc khám nghiệm pháp y thời đó không nói có lấy vân tay không nên chưa rõ Tây sao lại tin chuyện đúng đầu cụ Đề, quyển của ông Khổng Đức Thiêm cũng ghi lại các khác nhau từ giả thiết đúng chết ở Hố Lẩy thật đến vẫn khỏe, chết già ở nhà Thống Luận.
Nhưng nếu theo cách lấy bằngứng vật chất làm cơ sở thì khoa học nhận dạng Tây đến năm 1913 cũng khá rồi, các dấu hiệu nhận dạng thì tây đã có hàng chục quân nhân và quan chức đi lại, quan sát, chụp ảnh với cụ Đề. Việc nhận dạng, nhất là đã đến hiện trường, thì khó nhầm lắm. Việc trưng ra mấy cái đầu giả, nhiều khi cũng có thể tây muốn tung hỏa mù để các dư đ.ảng của cụ lộ diện, lại nhẹ bớt tội cho các hung phạm đã ra tay.
Về phía ta thì tất nhiên thâm tâm dân chúng vẫn muốn cụ Đề còn.
Vậy thì cái đầu giả rất hợp ý cả Tây và dân ta lúc đó.
Cũng có thể thân tộc nhà cụ Thám và người dân tôn thờ cụ, ko muốn cái chết của một người anh hùng như cụ lại thảm như vậy nên họ có thể tạo ra 1 giả thiết khác.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
C
Cũng có thể thân tộc nhà cụ Thám và người dân tôn thờ cụ, ko muốn cái chết
của một người anh hùng như cụ lại thảm như vậy nên họ có thể tạo ra 1 giả thiết khác.
Thoạt đầu em cũng cho là vậy nhưng ngẫm kỹ thì không bỗng dưng các con cụ Đề lại đi tìm. Rõ ràng phải có nguyên nhân lý tính.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,687
Động cơ
434,848 Mã lực
Thoạt đầu em cũng cho là vậy nhưng ngẫm kỹ thì không bỗng dưng các con cụ Đề lại đi tìm. Rõ ràng phải có nguyên nhân lý tính.
Chuyện người thân thì tình cảm là trên hết rồi, mà lại đi với mấy nhà ngoại cám thì còn gì là lý tính hả cụ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,534
Động cơ
128,581 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chuyện người thân thì tình cảm là trên hết rồi, mà lại đi với mấy nhà ngoại cám thì còn gì là lý tính hả cụ.
Ngoại cảm là sau này còn việc 2 con gái cụ Đề đi tìm là từ trước lâu rồi cụ ơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top