[Funland] Hà Nội xưa 1967-1970

LiHuLiHu

Xe máy
Biển số
OF-435399
Ngày cấp bằng
7/7/16
Số km
98
Động cơ
213,629 Mã lực
Tuổi
35
Thiếu nữ HN xưa thật đẹp.
 

Stormyman

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-1999
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,626
Động cơ
1,709,749 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
http://tieuphongtlbb.blogspot.com/2015/06/ha-noi-xua-cu.html

Hà Nội xưa cũ.



Hà Nội mấy hôm nay nóng. Nóng từ sáng sớm khi những tia nắng đầu hắt xuống đã mang những hơi oi nồng, với một bầu trời xanh ngắt, thăm thẳm vời vợi và không một cụm mây.

Tôi ngồi bên chén trà và nhớ về một thuở xa xưa, cũ kỹ còn lưu giữ trong tâm óc. Tôi không còn nhớ cái nắng ngày xưa có như bây giờ không, nhưng tôi nhớ những không gian của đường phố ngày đó. Tôi nhớ những con phố với những kiến trúc đều đặn, nhớ cả những cái nghèo lầm bụi của đoạn phố Cát Linh kéo đến tận nhà máy gạch Đại La (bây giờ là khách sạn Pullman).
Tôi nhớ những tiếng còi tan tầm. Khắp các cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy hồi đó, hay có những tiếng còi như thế. Tiếng còi vang khắp thành phố. Tôi chả còn nhớ nghe nó vào lúc nào hay thời điểm nào nữa. Chỉ nhớ nó bay khắp không gian cùng những tiếng leng keng của tàu điện nghiến trên ray sắt. Phố Hàng Bột khi tôi còn bé ở đó, tàu điện chạy qua nhà thường xuyên, có lẽ tiếng còi tan tầm tôi nghe và nhớ, cũng bắt đầu từ quãng năm đó, khi tôi sáu tuổi. Năm 1978.
Tôi cũng tự hỏi mình, tôi có lẫn tiếng còi tan tầm với tiếng còi báo động không, nhưng hình như là không. Khi học mẫu giáo mầm non A ở phố Chu Văn An, tôi vẫn nhớ những lời dặn cô giáo khi nghe kẻng thì chạy ra hầm như thế nào. Bom Mỹ thì chả còn đánh vào Hà Nội sau 12/1972 nữa, nhưng tâm thế đối phó thì luôn phải sẵn sàng, kể cả trẻ con. Sau thống nhất, phố tôi vẫn còn đầy những hầm tăng-xê trên hè.
Tiếng còi tan tầm là thứ tôi điểm danh đầu tiên của ký ức, mất đi cùng sự cũ kỹ của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Ở đó bây giờ, là Vincom Tower lộng lẫy tháp đôi.

Đưa chén trà lên trong một vỉa hè khu phố mới ở một khu đô thị chỉ hơn mười năm trước còn là những cánh đồng lúa, nối tiếp nhau và trải dài tưởng như bất tận, dưới bóng một cây lộc vừng trưởng giả trồng trước hè nhà, nghĩ về nghề nghiệp với những sự mong manh, thảng hoặc và chắp vá, tôi nhớ về những cái đã mất đi thứ hai. Nghề bơm mực bút bi.

Nhiều thứ nghề đã không còn nữa, nhưng tôi nhớ nhất cái nghề này. Bởi nó đơn giản để kiếm sống chỉ sau nghề bơm xe đạp. Có lẽ bất kỳ con phố hay khu tập thể nào cũng hiện diện ít nhất dăm ba ông gày gò hay bà tầm tầm ngồi bên một cái bàn nhỏ xiu xíu cùng thứ đồ nghề này. Bút bi hết mực mang ra bơm lại. Mực có khi ứ ra đầu bi đến nhoe nhoét và không đều, nhưng còn rẻ chán nếu đi mua một cái bút khác. Bút bi ngoại, Bic chẳng hạn, thân vàng óng nắp xanh là thứ xa xỉ chỉ có cán bộ ăn cơm giò chả mới dám dùng.
Hà Nội của những chơi bi đánh đáo, chơi khăng hay đổ dế, hay của những trưa hè vắng lặng rủ nhau đi trèo me trèo sấu, hay đi bơi mạn Quảng Bá với một rặng ổi thích thú, rẽ ngoặt qua Nghi Tàm vào những nhà bán cá chọi với những cái bể san sát, chả còn nữa. Những tiếng ve đu cành sấu, tiếng ve náu cành me trên những râm ran một trưa nắng nào đó hình như bây giờ cũng chả còn nhiều nữa.

Hà Nội, những xưa cũ chỉ còn rơi rớt với lịch sử tại một đôi nơi. Tôi chỉ cho con tôi vết đạn đại bác ở Bắc Môn, cánh cổng thành bằng gỗ nặng trịch chạy trên những bánh xe đồng có sức tải 80kg được phục chế. Nóc Bắc Môn là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, cũng chính là nơi Hoàng Diệu treo cổ tuẫn tiết. Cố để cho các con tôi có một hình dung nào đó về một Hà Nội mà tôi đã đi qua. Cũng như tôi có thể chỉ cho chúng những công trình mà tôi đã thiết kế, để dành phần phán xét cho chúng sau này. Những hình ảnh, dù sao cũng còn có thể in vào tâm thức, nhưng tôi có thể không, chỉ cho chúng một Hà Nội với sự không vội vã, một Hà Nội với vẻ yên bình kể cả trong một cái nắng gay gắt như hôm nay???
Làm sao tôi có thể mang được cái không gian xưa, cái nghèo nàn xưa nhưng yên ả hơn về cho con tôi? Làm sao tôi có thể mang cho chúng cái cảm giác thèm muốn bát phở bò đang bốc hương ngào ngạt ở hàng phở Sinh trong những đêm đông đi học về muộn, chỉ cần đi bên này đường, nhìn sang ánh đèn măng-sông sáng xanh là đã thấy nước bọt dâng lên nghẹn họng?
Hà Nội vẫn còn những hàng quà, những thức quà xưa, vẫn còn những giá trị cũ lưu giữ. Nhưng không còn những cảm giác êm đềm xưa cũ nữa. Bây giờ, người ta cũng thỉnh thoảng cố làm lại những thứ cũ kỹ với một hàng bia giả mậu dịch bao cấp, nỗ lực đến tuyệt vọng để khôi phục lại phần nào cái tàn tích cũ, nhưng người ta chẳng thể mang lại được một phong vị cũ. Bây giờ, có ai bán hoa cúng gói trong một vuông lá chuối hay một mảnh lá dong nữa không???
Hà Nội đã mất đi nhiều thứ và cũng đồng thời nghèo đi nhiều thứ trong cái loang loáng của cao ốc rạng ngời, trong hoành tráng của khách sạn năm sao và hiện đại của những khu đô thị mới. Có bao nhiêu người sống ở Hà Nội bây giờ với những cảm nhận, những ngẫm ngợi ngấm sâu và đang cảm thấy bị tước mất đi hàng ngày những giá trị vốn có, đã từng tồn tại ở nơi đây?
* Chuồng cọp: Cái lồng sắt nhô ra từ các căn hộ tập thể. Không phải để bảo vệ, mà công năng chính là để tăng diện tích ở.
 

mix_con

Xe hơi
Biển số
OF-415712
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
113
Động cơ
222,450 Mã lực
Tuổi
33
nhìn hay quá , nhíp ảnh ngày xưa nghệ thuật phết nhờ hii
 

Stormyman

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-1999
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,626
Động cơ
1,709,749 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
xxx ngày xưa đã giàu thế này rồi các cụ ah.. Xe máy DD ngày đó là cả một gia tài mà không nhiều người dám mơ ước.. Xe DD bắt đầu xuất hiện nhiều ở HN những năm 89-90 khi mà những người đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức buộc phải về nước sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Mỗi người được tiêu chuẩn đóng thùng 2 cái, khi về VN nó có giá khoảng 5 cây vàng, tương đương khoảng hơn 10 triệu VNĐ. Khi đó lương công nhân nhà nước khoảng hơn 100 ngàn/tháng

 

Oanhdk

Xe tải
Biển số
OF-419639
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
267
Động cơ
221,440 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hưng Yên
Dấu xưa ,xe ngựa ,hồn thu thảo
Nền cũ ,lâu đài ,bóng tịch dương
Nhìn yên bình mà không yên bình chút nào các cụ nhỉ ?
Tiếp lời bác này ,
...Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!

" Thăng Long Thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan ".
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam
xxx ngày xưa đã giàu thế này rồi các cụ ah.. Xe máy DD ngày đó là cả một gia tài mà không nhiều người dám mơ ước.. Xe DD bắt đầu xuất hiện nhiều ở HN những năm 89-90 khi mà những người đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức buộc phải về nước sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Mỗi người được tiêu chuẩn đóng thùng 2 cái, khi về VN nó có giá khoảng 5 cây vàng, tương đương khoảng hơn 10 triệu VNĐ. Khi đó lương công nhân nhà nước khoảng hơn 100 ngàn/tháng

Giản dị lắm thay
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam


Dân mình đã "hóng" từ xưa rồi các cụ mợ ợ
 

Oanhdk

Xe tải
Biển số
OF-419639
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
267
Động cơ
221,440 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hưng Yên







Đường lên cầu Long Biên








Bảng thông tin khoảng cách đường bộ đến các thành phố tại đầu cầu Long Biên.

Bót Hàng Trống cạnh Hồ Gươm, góc phố Tràng Thi - Lê Thái Tổ -Nay là trụ sở Công An Quận Hoàn Kiếm


[/QUOTE]
Cảm ơn về những hình ảnh trân quý và rất xúc động về HN thân yêu
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam
Sữa CON CHIM thì ngon rồi


Các mợ cho cháu ý kiến với ợ
 

o0senri0o

Xe buýt
Biển số
OF-382516
Ngày cấp bằng
13/9/15
Số km
960
Động cơ
248,733 Mã lực
Tuổi
37
http://tieuphongtlbb.blogspot.com/2015/06/ha-noi-xua-cu.html

Hà Nội xưa cũ.



Hà Nội mấy hôm nay nóng. Nóng từ sáng sớm khi những tia nắng đầu hắt xuống đã mang những hơi oi nồng, với một bầu trời xanh ngắt, thăm thẳm vời vợi và không một cụm mây.

Tôi ngồi bên chén trà và nhớ về một thuở xa xưa, cũ kỹ còn lưu giữ trong tâm óc. Tôi không còn nhớ cái nắng ngày xưa có như bây giờ không, nhưng tôi nhớ những không gian của đường phố ngày đó. Tôi nhớ những con phố với những kiến trúc đều đặn, nhớ cả những cái nghèo lầm bụi của đoạn phố Cát Linh kéo đến tận nhà máy gạch Đại La (bây giờ là khách sạn Pullman).
Tôi nhớ những tiếng còi tan tầm. Khắp các cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy hồi đó, hay có những tiếng còi như thế. Tiếng còi vang khắp thành phố. Tôi chả còn nhớ nghe nó vào lúc nào hay thời điểm nào nữa. Chỉ nhớ nó bay khắp không gian cùng những tiếng leng keng của tàu điện nghiến trên ray sắt. Phố Hàng Bột khi tôi còn bé ở đó, tàu điện chạy qua nhà thường xuyên, có lẽ tiếng còi tan tầm tôi nghe và nhớ, cũng bắt đầu từ quãng năm đó, khi tôi sáu tuổi. Năm 1978.
Tôi cũng tự hỏi mình, tôi có lẫn tiếng còi tan tầm với tiếng còi báo động không, nhưng hình như là không. Khi học mẫu giáo mầm non A ở phố Chu Văn An, tôi vẫn nhớ những lời dặn cô giáo khi nghe kẻng thì chạy ra hầm như thế nào. Bom Mỹ thì chả còn đánh vào Hà Nội sau 12/1972 nữa, nhưng tâm thế đối phó thì luôn phải sẵn sàng, kể cả trẻ con. Sau thống nhất, phố tôi vẫn còn đầy những hầm tăng-xê trên hè.
Tiếng còi tan tầm là thứ tôi điểm danh đầu tiên của ký ức, mất đi cùng sự cũ kỹ của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Ở đó bây giờ, là Vincom Tower lộng lẫy tháp đôi.

Đưa chén trà lên trong một vỉa hè khu phố mới ở một khu đô thị chỉ hơn mười năm trước còn là những cánh đồng lúa, nối tiếp nhau và trải dài tưởng như bất tận, dưới bóng một cây lộc vừng trưởng giả trồng trước hè nhà, nghĩ về nghề nghiệp với những sự mong manh, thảng hoặc và chắp vá, tôi nhớ về những cái đã mất đi thứ hai. Nghề bơm mực bút bi.

Nhiều thứ nghề đã không còn nữa, nhưng tôi nhớ nhất cái nghề này. Bởi nó đơn giản để kiếm sống chỉ sau nghề bơm xe đạp. Có lẽ bất kỳ con phố hay khu tập thể nào cũng hiện diện ít nhất dăm ba ông gày gò hay bà tầm tầm ngồi bên một cái bàn nhỏ xiu xíu cùng thứ đồ nghề này. Bút bi hết mực mang ra bơm lại. Mực có khi ứ ra đầu bi đến nhoe nhoét và không đều, nhưng còn rẻ chán nếu đi mua một cái bút khác. Bút bi ngoại, Bic chẳng hạn, thân vàng óng nắp xanh là thứ xa xỉ chỉ có cán bộ ăn cơm giò chả mới dám dùng.
Hà Nội của những chơi bi đánh đáo, chơi khăng hay đổ dế, hay của những trưa hè vắng lặng rủ nhau đi trèo me trèo sấu, hay đi bơi mạn Quảng Bá với một rặng ổi thích thú, rẽ ngoặt qua Nghi Tàm vào những nhà bán cá chọi với những cái bể san sát, chả còn nữa. Những tiếng ve đu cành sấu, tiếng ve náu cành me trên những râm ran một trưa nắng nào đó hình như bây giờ cũng chả còn nhiều nữa.

Hà Nội, những xưa cũ chỉ còn rơi rớt với lịch sử tại một đôi nơi. Tôi chỉ cho con tôi vết đạn đại bác ở Bắc Môn, cánh cổng thành bằng gỗ nặng trịch chạy trên những bánh xe đồng có sức tải 80kg được phục chế. Nóc Bắc Môn là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, cũng chính là nơi Hoàng Diệu treo cổ tuẫn tiết. Cố để cho các con tôi có một hình dung nào đó về một Hà Nội mà tôi đã đi qua. Cũng như tôi có thể chỉ cho chúng những công trình mà tôi đã thiết kế, để dành phần phán xét cho chúng sau này. Những hình ảnh, dù sao cũng còn có thể in vào tâm thức, nhưng tôi có thể không, chỉ cho chúng một Hà Nội với sự không vội vã, một Hà Nội với vẻ yên bình kể cả trong một cái nắng gay gắt như hôm nay???
Làm sao tôi có thể mang được cái không gian xưa, cái nghèo nàn xưa nhưng yên ả hơn về cho con tôi? Làm sao tôi có thể mang cho chúng cái cảm giác thèm muốn bát phở bò đang bốc hương ngào ngạt ở hàng phở Sinh trong những đêm đông đi học về muộn, chỉ cần đi bên này đường, nhìn sang ánh đèn măng-sông sáng xanh là đã thấy nước bọt dâng lên nghẹn họng?
Hà Nội vẫn còn những hàng quà, những thức quà xưa, vẫn còn những giá trị cũ lưu giữ. Nhưng không còn những cảm giác êm đềm xưa cũ nữa. Bây giờ, người ta cũng thỉnh thoảng cố làm lại những thứ cũ kỹ với một hàng bia giả mậu dịch bao cấp, nỗ lực đến tuyệt vọng để khôi phục lại phần nào cái tàn tích cũ, nhưng người ta chẳng thể mang lại được một phong vị cũ. Bây giờ, có ai bán hoa cúng gói trong một vuông lá chuối hay một mảnh lá dong nữa không???
Hà Nội đã mất đi nhiều thứ và cũng đồng thời nghèo đi nhiều thứ trong cái loang loáng của cao ốc rạng ngời, trong hoành tráng của khách sạn năm sao và hiện đại của những khu đô thị mới. Có bao nhiêu người sống ở Hà Nội bây giờ với những cảm nhận, những ngẫm ngợi ngấm sâu và đang cảm thấy bị tước mất đi hàng ngày những giá trị vốn có, đã từng tồn tại ở nơi đây?
* Chuồng cọp: Cái lồng sắt nhô ra từ các căn hộ tập thể. Không phải để bảo vệ, mà công năng chính là để tăng diện tích ở.
Bài này hay cụ ạ. HN giờ đc nhiều thứ nhưng cũng mất đi nhiều thứ. Cái mất đi là văn hoá, phong vị và sự êm đềm. Đọc bài báo này e có một sự đồng cảm nhất định dù rằng e là thế hệ sau bao cấp và chỉ trải nghiệm một phần những gì bài báo viết.
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam



Cầu Long Biên nguyên bản nhìn sướng con mắt cụ nhỉ?
 

LinhNguyễn

Xe tăng
Biển số
OF-296761
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
1,261
Động cơ
325,813 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
xxx ngày xưa đã giàu thế này rồi các cụ ah.. Xe máy DD ngày đó là cả một gia tài mà không nhiều người dám mơ ước.. Xe DD bắt đầu xuất hiện nhiều ở HN những năm 89-90 khi mà những người đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức buộc phải về nước sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Mỗi người được tiêu chuẩn đóng thùng 2 cái, khi về VN nó có giá khoảng 5 cây vàng, tương đương khoảng hơn 10 triệu VNĐ. Khi đó lương công nhân nhà nước khoảng hơn 100 ngàn/tháng

Dưng trông vẫn gày gò phong độ, không phệ như bây giờ.
 

Mật Ong 1

Xe tăng
Biển số
OF-381533
Ngày cấp bằng
7/9/15
Số km
1,036
Động cơ
251,410 Mã lực
Gửi đến các cụ hình ảnh Hà Nội xưa,các cụ có hình ảnh về Hà Nội xưa cũng đăng cùng em cho vui :D
Bờ Hồ

Phố Hàng Bông, cạnh vườn hoa Cửa Nam



Phái đoàn Cuba rời Hà Nội vào miền Nam bằng những chiếc xe con được ngụy trang, cách thức di chuyển đúng tiêu chuẩn khi đi ra ngoài vùng quê ( toàn xe đẹp :D )






Còn khá nhiều ảnh, em sẽ up từ từ vậy, sợ nhiều quá các cụ chả thích xem. :D
Nguồn: manhhai
Ảnh đẹp quá
 

LinhNguyễn

Xe tăng
Biển số
OF-296761
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
1,261
Động cơ
325,813 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
HN ngày mưa :D




 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top