Theo Sở Giao thông Vận tải, năm 2009 với việc áp dụng nhiều giải pháp như: đóng dải phân cách tại các ngã ba, ngã tư, điểm giao cắt thường xuyên xảy ra xung đột và mở 2 điểm quay đầu mới cách điểm vừa "bịt" khoảng 100-200 mét, kết hợp với việc điều chỉnh pha đèn tín hiệu..., số điểm ùn tắc trên địa bàn đã giảm.
Cụ thể thành phố đã giảm được 70 điểm và 5 tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, đặc biệt trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh, Sở gặp một số khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của các nút giao thông. Các giải pháp chủ yếu mang tính tình thế, không bền vững, trong khi lưu lượng phương tiện ngày càng cao, năng lực thông xe của tuyến và nút giao thông nội thành Hà Nội không đáp ứng nhu cầu.
Vì thế, năm nay Sở tiếp tục tổ chức cải tạo, nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu trên một số tuyến và nút giao thông quan trọng, thường xảy ra ùn tắc. Sở Giao thông đề nghị các cơ quan, ban ngành, nhà khoa học, cá nhân có kinh nghiệm và tâm huyết trong công tác tổ chức giao thông nghiên cứu, đóng góp giải pháp. Mọi góp ý gửi về Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Trước đó từ tháng 4/2009, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phân luồng lại giao thông trên nhiều tuyến phố: dùng dải phân cách cứng bịt ngã ba, ngã tư, sau đó mở ngã rẽ mới, cách nút giao cắt cũ chừng 100-200 mét... Phương án này tỏ ra hiệu quả vào thời gian đầu khi thí điểm vào các tháng học sinh nghỉ hè.
Tuy nhiên, từ tháng 9 khi học sinh nhập trường, hàng loạt điểm ùn tắc mới phát sinh, giao thông hỗn loạn tại các ngã rẽ mới. Tại kỳ họp HĐND Hà Nội vừa qua, nhiều đại biểu đã lên tiếng phản bác đề án này. Mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu liên ngành giao thông và công an sớm có báo cáo về những hạn chế của việc phân làn và đề xuất hướng xử lý.
18 tuyến, nút giao thông dự kiến cải tạo năm 2010
Nút giao hầm Kim Liên, Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến, Cầu Giấy, Phạm Hùng - Mễ Trí, Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết (cổng bến xe Mỹ Đình), Đội Cấn - Liễu Giai, cầu vượt Mai Dịch, nút giao Ba La (quốc lộ 6- quốc lộ 21B), Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông, Nguyễn Thị Định - Lê Văn Lương, Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch, cầu vượt Ngã Tư Sở, Trường Chinh - Tôn Thất Tùng, khu vực vườn hoa Hàng Đậu, đường Quang Trung, Lê Duẩn, Xã Đàn và Âu Cơ-Nghi Tàm - Yên Phụ.
Tin này chả biết buồn hay vui các cụ nhỉ. Theo em thì chỉ tố tắc đường thêm thôi.
Cụ thể thành phố đã giảm được 70 điểm và 5 tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, đặc biệt trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh, Sở gặp một số khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của các nút giao thông. Các giải pháp chủ yếu mang tính tình thế, không bền vững, trong khi lưu lượng phương tiện ngày càng cao, năng lực thông xe của tuyến và nút giao thông nội thành Hà Nội không đáp ứng nhu cầu.
Vì thế, năm nay Sở tiếp tục tổ chức cải tạo, nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu trên một số tuyến và nút giao thông quan trọng, thường xảy ra ùn tắc. Sở Giao thông đề nghị các cơ quan, ban ngành, nhà khoa học, cá nhân có kinh nghiệm và tâm huyết trong công tác tổ chức giao thông nghiên cứu, đóng góp giải pháp. Mọi góp ý gửi về Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Trước đó từ tháng 4/2009, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phân luồng lại giao thông trên nhiều tuyến phố: dùng dải phân cách cứng bịt ngã ba, ngã tư, sau đó mở ngã rẽ mới, cách nút giao cắt cũ chừng 100-200 mét... Phương án này tỏ ra hiệu quả vào thời gian đầu khi thí điểm vào các tháng học sinh nghỉ hè.
Tuy nhiên, từ tháng 9 khi học sinh nhập trường, hàng loạt điểm ùn tắc mới phát sinh, giao thông hỗn loạn tại các ngã rẽ mới. Tại kỳ họp HĐND Hà Nội vừa qua, nhiều đại biểu đã lên tiếng phản bác đề án này. Mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu liên ngành giao thông và công an sớm có báo cáo về những hạn chế của việc phân làn và đề xuất hướng xử lý.
18 tuyến, nút giao thông dự kiến cải tạo năm 2010
Nút giao hầm Kim Liên, Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến, Cầu Giấy, Phạm Hùng - Mễ Trí, Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết (cổng bến xe Mỹ Đình), Đội Cấn - Liễu Giai, cầu vượt Mai Dịch, nút giao Ba La (quốc lộ 6- quốc lộ 21B), Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông, Nguyễn Thị Định - Lê Văn Lương, Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch, cầu vượt Ngã Tư Sở, Trường Chinh - Tôn Thất Tùng, khu vực vườn hoa Hàng Đậu, đường Quang Trung, Lê Duẩn, Xã Đàn và Âu Cơ-Nghi Tàm - Yên Phụ.
Tin này chả biết buồn hay vui các cụ nhỉ. Theo em thì chỉ tố tắc đường thêm thôi.