Em 53 , giờ nhà ông bà vẫn ở đấyChào đồng đội. Đây khai sinh 29 Hàng Than.
Em 53 , giờ nhà ông bà vẫn ở đấyChào đồng đội. Đây khai sinh 29 Hàng Than.
Cấp 3 e học Lý Thường Kiệt có cái xe phượng hoàng đi cũng oách lắm, các bạn toàn nhà phố cổ nhưng ko có xe phượng hoàng như e)))) đến hồi em cấp.3 lên Mai Hương Trương Định vẫn phượng hoàng lửa cài bơm )))))) nunachuoi
Em có một nhận xét .về các con phố đóng từ đê xuống đều rất thanh bình và có chút gì rất lắng đọng khó tả.Em 53 , giờ nhà ông bà vẫn ở đấy
Phố nhà anh có nhân vật nổi tiếng phết : TD là đại úy CA dính vào vụ cầu Chương dương. Ông anh là Đ đá cho đội CAHNĐấy, thế nên cái tên Cố mới vận vào người anh đến tận giờ
Đoạn Hàng Than cũng là cuối của phố Hàng rồi mà. Trước có đường tàu điện chạy qua.Em có một nhận xét .về các con phố đóng từ đê xuống đều rất thanh bình và có chút gì rất lắng đọng khó tả.
Con đấy đỉnh của đỉnh có mỗi màu đỏ. Bọc xích hộp.đen có 5 sọc trắng. Máy êm. Ra đường là các em ngước nhìn dù đứa ngồi sau chai hết cả bàn tọa. Ba bét nhè không có cửa.Cấp 3 e học Lý Thường Kiệt có cái xe phượng hoàng đi cũng oách lắm, các bạn toàn nhà phố cổ nhưng ko có xe phượng hoàng như e
Nhưng 1 số bạn nữ thi thoảng lượn Peugeot 103 chất lừ. Đầu những năm 80 các bạn nữ đi xe đấy đẹp lắm
Đc TD này sau có dựa cột kg anh nhỉ?Phố nhà anh có nhân vật nổi tiếng phết : TD là đại úy CA dính vào vụ cầu Chương dương. Ông anh là Đ đá cho đội CAHN
Có bị. Bà già đi khắp các nhà xin chữ ký để gửi lên xin giảm án nhưng không được. Đ/c này trước học cùng lớp c2 dù nhiều tuổi hơn.Đc TD này sau có dựa cột kg anh nhỉ?
cụ dân thành thị chính gốc rồi, chứ hồi ấy mỗi lần đc lên hòa mã với phố thuốc bắc chơi là mê tơi, nhất là cái tàu thủy sắt chạy bằng dầu hỏa đốt.Thưa các cụ, nhân đọc thớt "Phố nào chất nhất Hà Nội", em xin mạo muội lập thớt tìm và giao lưu với các cụ sinh ra và lớn lên tại các con phố thuộc 4 quận nội thành cũ của Hà Nội. Thế hệ nào cũng ok, tuy nhiên em nghĩ thế hệ em 7x đời đầu là khá nhiều kỷ niệm của Hà Nội cũ: mất điện, mất nước, xếp hàng đong gạo, mua dầu, ..., nhảy tàu, trèo sấu, bắn chim, đẽo khăng, đẽo quay gỗ, đá bóng ống cống trời mưa ... ôi nhiều lắm ...
Các cụ thế hệ 6x chắc giờ già quá rồi, về hưu, ông nội ông ngoại, không chắc đã nhớ Hà Nội xưa nó thế nào, hoặc không chơi OF. Các cụ 8x thì tuổi thơ cũng vẫn còn khổ như tụi em nhưng lớn chút đi học là đất nước khác lên rồi. Em nhớ 1985 đổi tiền xong thì 1986 Hà nội lúc đó thê thảm luôn. Các cụ 8x thì chắc còn chút ký ức. 9x thì như con zai em chắc chả biết gì nữa rồi. Do đó em đoán nếu thớt này thành công thì là đa phần sẽ là thế hệ 7x tụi em.
Mỗi cụ mà có câu chuyện ôn lại thời thơ ấu phố cổ thì thích quá. Em xin bắt đầu trước ạ:
Em sinh ra ở phố Thuốc Bắc, thuộc phường Hàng Bồ. Phố em một đầu giao với Hàng Bồ, Hàng Thiếc và Bát đàn, giữa phố có giao Hàng phèn, Hàng Bút; đầu kia cắt Lãn Ông, Hàng Vải, chạy tiếp qua Lò rèn, và cuối cùng là giao với Hàng Mã. 1 con phố mà nối với biết bao con phố!!!!!!!!!!!
Ngày em bé phố này rõ ràng là phố lớn. Giờ nó như cái ngõ ý Hồi đó có phở bò Bắc Hải - người gốc Hoa, ngon nổi tiếng. Con cháu nhà Bắc Hải này sau mở quán bê thui đầu Hàng phèn. Các bác dân nhậu chắc chắn biết. Ngày nay, chỗ Chợ Hàng da, gần đến chỗ Nhà thờ tin lành Hàn quốc đầu phố Ngõ Trạm có 1 hàng phở bò bán ban ngày. Nước phở khá ngon và khá giống phở Bắc Hải xưa. Cô lớn lớn tuổi đó, cỡ 6x, chính là cô rửa bát phở Bắc Hải ngày xưa đó. Xin phép mở ngoặc thêm là thời đó mấy cái gọi là Phở bát đàn truyền thống gì đó chưa có đâu. Sau những năm 90, khi phở Bắc hải bị dẹp tiệm thì chưa thấy mấy hàng phở này bao giờ.
Phố Thuốc bắc ngày đó hầu như không còn bán thuốc bắc mấy, mà đa số là bán đồ sắt gia đình như: khóa cửa, ốc vít, bản lề ... Cuối phố đầu ra Bát Đàn có mấy hàng bán đồ chơi trẻ em từ làm, nhưng nổi tiếng nhất là hàng bán đồ chơi Trung thu. Em thích nhất là cái tàu sắt, cho tý dầu hỏa vào trong, đốt lên nó kêu phạch phạch, rồi chạy vòng quanh cái chậu nước rất thú vị!
View attachment 8578597
Rất tiếc thời đó chưa có iPhone để mà lưu lại các khoảnh khắc phố phường rất vắng vẻ nhưng cũng rất "sôi động" thời Hà nội cách đây 5-60 năm! Em mượn tạm 1 tấm ảnh ngày xưa thời Pháp thuộc của phố Thuốc Bắc em. Đây chính là nền mà họa sỹ nổi tiếng Bùi Xuân Phái đã sáng tác hàng trăm bức học nổi tiếng Việt nam cho đến tận ngày nay. Em nhớ nhà cụ Phái lắm, không phải vì cụ là họa sỹ nổi tiếng (mà hồi đó cụ chưa nổi tiếng), mà là do em hay phải vào tiêm của và Sính là vợ cụ (có thể là bà Xính - em không nhớ chính xác). Bà là y sỹ gì đó, ở phố người lớn trẻ em bị sao là sang bà Sính tiêm hết
Rãnh nước thải đen ngòm thì có. Đoạn ô đống mác thì đầy tệ nạn.Trần Khát Chân hồi xưa chỉ là cái đê, chưa phải là phố.
Kiếm được hai đồng trinh đồng lỗ vuông làm cầu đá thì nhất luôn. Trọng lượng vừa phải. Kiếm được đôi bata màu xanh công nhân và cái mũ lưỡi trai đá cầu thì nhất luôn. Nghe tiếng bộp...bộp khi sút quả cầu rất kích thích, còn mũ dùng để đỡ đầu những quả bên kia đá sang. Mỗi lần nghỉ giữa 2 tiết học là sân trường bụi mù, hàng chục nhóm đá cầu chia phe đá trong sân... Mới đó mà đã 50 - 60 năm trôi qua.Em nhớ có mấy đồng chinh cũ bằng đồng, mỏng hơn nhưng nhẹ hơn, làm cầu chinh nhanh đứt nhưng đá sướng hơn. Đồng 5 xu và 2 xu nhôm làm cầu hơi nhẹ.
Chơi xu thì sau thời cụ angkorwat tụi em chơi đồng 1 đồng hay hơn, to vừa tay. Thế méo nào mà ngày đó em bắn xa 4-5m gì đó vẫn trúng. Đồng đội trốn xa vãi mà bắn không thoát. Luyện khiếp thật!!
Ngõ Tô tịch chứ cụ, e tuyền lên đây mua quay!Em không biết cụ nói quê là ở đâu Chứ Hà nội lấy đâu ra mà nhiều gỗ và cây thế cụ Em nhớ ngày xưa các anh lớn chút sẽ về quê như cụ nói đó (em không biết ở đâu), khi ra HN sẽ có một ít gỗ tạp và sẽ đẽo và gọt đủ thứ đồ chơi. Còn bọn em bé hơn ở HN thì hay ra hàng mành, hàng hòm và ngõ Tô lịch xin gỗ thừa về đẽo. Thời đó ngõ Tô LỊch có mấy chú bác hay đẽo các khuôn gỗ hình các chiến tướng trong truyện Tàu, rồi bôi mực in lên giấy, cắt ra bán cho bọn trẻ con tụi em. Thực sự rất đẹp. Giờ thất truyền rồi thì phải. Mấy con quay gỗ cụ tả thì chuẩn rồi. Ngoài ra bọn em còn có trò đánh vòng, tức là gò lấy cái vòng sắt, xong lấy 1 que sắt thế là đánh cái vòng đó chạy khắp các phố. Hồi đó đều tự làm hết hehee
Hồi em cũng mê cái tầu thủy này. Nhà không có tiền nên cũng hì hụi kiếm hộp cá hộp, thiếc, mỏ hàn, vỏ hộp cao Sao vàng...làm cả tuần cũng ra được cái tàu thả chạy cũng tành tạch trong bể nước.cụ dân thành thị chính gốc rồi, chứ hồi ấy mỗi lần đc lên hòa mã với phố thuốc bắc chơi là mê tơi, nhất là cái tàu thủy sắt chạy bằng dầu hỏa đốt.
Phở thì hồi ấy làm j có tiền mà ăn, nên e vẫn chỉ ăn loanh quanh mạn giảng võ thôi. hồi ấy có quán phở sinh mặt đường giảng võ, nấu bằng lò than bên ngoài quện với mùi phở...thật khó tả.
Em không biết các anh ý ạ.Oh em cũng nhớ Bác hải đó phải lớn hơn mình. Cụ nói TA là anh ruột Dương Aly đúng không?
Nó là phố, ko phải ngõ đâu cụNgõ Tô tịch chứ cụ, e tuyền lên đây mua quay!
Cụ không có kinh nghiệm rồi. Đu boong thì phải đu toa cuối. Cụ đứng giữa hai toa là chưa phải thợ đu boong, bổ tàu điện ( gọi là bổ tầu chứ không gọi là nhẩy tầu)Úi cái vụ nhẩy tầu điện, em số son chứ không xanh cỏ lâu rồi. Các bác còn nhớ ngày đấy mấy ông lái tầu điện cực bựa. Biết mọi người hay trốn vé nên gần đến bến hoặc chỗ nào mọi người hay xuống đông là nó phóng rất nhanh. Có lần em đi sinh hoạt ở cung thiếu nhi HN, ông già cho tiền đi tầu nhưng toàn nhaỷ từ toa trên xuống tao dưới hoặc đứng giữa hai toa trốn vé , hôm đấy tự nhiên đang đứng giữa hai toa linh tính thế nào em nhảy xuống trước, tầu đi được 10m thì phanh gấp hai toa tầu dồn với nhau sầm một cái, em xanh hết cả mặt, lần đấy chắc các cụ gánh còng lưng. Nhưng sợ được mấy hôm sau lại thế.
Em ở đầu ngõ Văn Chỉ đây ạNhà em cạnh hàng gạo phố Bạch Mai đầu ô Cầu Dền, rìa 4 quận thôi. Đầu phố Bạch Mai là đầu ô Cầu Dền, cuối phố có chợ Mơ họp phiên vào các ngày 2 và 7.
Ngày ấy phố Đại Cồ Việt và Trần Khát Chân không rộng lớn như bây giờ đâu, bé tí, chỉ bé như mấy phố Mai Hắc Đế hay Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân thôi. Học C1,2 Tô Hoàng, đi học về hay ra ngã tư đầu ô chỗ ấy gọi là Đê Vạn Hoàng chơi, nơi họ hay thả nhiều gà tây.
Đợt đổi tiền 1985 thì em vẫn còn nhớ các gia đình ra xếp hàng đổi tiền ở đồn công an phường Cầu Dền, đối diện ngõ Tô Hoàng giờ.
Mới đó đã hơn 4 chục năm, nhanh thật.