- Biển số
- OF-88186
- Ngày cấp bằng
- 12/3/11
- Số km
- 715
- Động cơ
- 413,435 Mã lực
Em 6x, nhưng ko mún ra. zà mà ham hầyEm 5x có lẽ cũng nên đi ra hầy
Em 6x, nhưng ko mún ra. zà mà ham hầyEm 5x có lẽ cũng nên đi ra hầy
Hồi hổi em đi qua khu nhà xác sợ vãi chưởng. Đá bóng đấu khu khác thì hay đá ở vỉa hè chỗ đại học Y nhìn ra vườn hoa Bát tơ. Bọn em còn ném lựu đạn các đôi yêu nhau ở vườn hoa Bát Tơ và vườn hoa Bát chéo... Bây giờ là vườn hoa Y éc SanhỞ vườn hoa Bát Tơ những năm 69 - 70 họ để rất nhiều gạo. Gạo chất thành từng núi cao hơn 2 chục mét phủ ni lông trong. Toàn gạo hạt tròn, họ bảo là gạo Triều Tiên.
Thỉnh thoảng tụi em theo mấy chú bộ đội đặc công hồi ấy hình như họ đang tập đánh trong thành phố, mò cả vào viện 108. Có lần mò cả vào nhà xác!
Thì đi... xí..í..Hóng hớt giề, đi ra vườn trồng cà dốt còn cái mà nhai
Ah, chào cụ đồng môn cựu hs Thăng Long. Hồi em học ở đó cũng quậy tung trờiVậy là cụ anh ra thì em vào trường.
Là ai thế?Tay Pín cũng khoe xuất thân ở QK Vĩnh Tuy Đoài đấy
Hồi em học TL cũng vào chơi nhiều trong ngõ 295. Nhà bạn em trong đó, sau cũng tan nát hết vì đen trắngEm lúc đầu ở Bạch Mai mạn ks Bông lúa sau chuyển sang ngõ 295 Bạch Mai, cái thời ma tuý càn quét đúng đợt e chuyển đi, bẵng mấy năm quay lại mà lũ bạn chả còn mấy mống.
Có bà bán xôi sáng nữa cơỞ phố Nguyễn Gia Thiểu có nhà bán kem mút đựng trong túi nilong. Mùa hè đi sinh hoạt khu phố, mỗi lần có chương trình thi thố giữa các phường đc tiền thưởng, e toàn ra đó mua, ăn cắn thủng 1 góc túi xong mút lấy mút chùn chụt.
Ở góc ngã 4 Quang Trung-Nguyễn Du có bà bán kem chuối, ngon ơi là ngon.
Phố Bát Đàn có nhà NSND Như QuỳnhCụ ở cuối phố chắc cụ biết cụ Lang Ngổ, hình như nhà 92?
Em còn nghe gọi là phạch, phò, lính năm đồng nữa cơThì cụ kể chuyện gái mú. Hồi đấy em nhớ cave gọi là bớp ))) chả hiểu phiên âm từ đâu.
Kụ Bín này có chơi với kụ Phọt Phẹt không nhẩy. Cả 2 kụ ấy đều dỏi vănCon nài thì năm nào nó về chả hú êm bia. Cứ 30 tết là Thành Oanh... Khâm Thiên. Gớm, xưng trẫm với Hoàng thượng với bọn bên TSV, kinh kinh là
Bùi Thị Xuân thì đoạn đầu ngã ba Nguyễn Du, Triệu Việt Vương thì đoạn cuối từ Tô Hiến Thành đến Đoàn Trần Nghiệp phải không cụ?Nguyễn Gia Thiều, Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương hồi 70-71 hay có mấy bàn bóng bàn làm bằng đá ganito bọn em hay lên đó đánh. Vợt thì bằng gỗ tự làm, bàn đá nên cứ nẩy tưng tưng.
Chỗ ý có lẽ là cấp giống trạm y tế thôi cụ ạ! Khá nhiều người phố cổ ra đời ở đây.E lại ở hộ sinh A Phùng Hưng,e gái sau 5 năm lại ở hộ sinh A Ngô Quyền.
Lại nói chuyện đoạn đấy:Sao cụ không vào ngõ 295 Bạch Mai mà chích luôn
Chắc cụ nói ngoài Phúc Xá, Phúc Tân dồiCụ nhầm nhé. Hoàn Kiếm, Ba Đình thời đó có vùng gần như năm nào cũng lụt, ngập vài tuần đến cả tháng . Đến tận sau khoảng 1986 thì mới như cụ viết
Cầu Đất cũng ngập vãi chưởng. Bạn em xưa mua ở đấy chạy lụt suốt. Bây giờ đâm ngon lành cành đàoChắc cụ nói ngoài Phúc Xá, Phúc Tân dồi
Góc ngã tư nhà cụ có hàng xôi chè rất ngon nhiều khi thấy xếp hàng đông lắmEm 8x đời đầu, nhà ở góc Ngã tư Ngô Thì Nhậm-Lê Văn Hưu, sinh ở Cây đa nhà bò, tuổi thơ của em vẫn còn đi đổ nước bắt ve ở gốc các cây Xà cừ vào các trưa hè, chiều tối hứng nước ở các máy nước công cộng đổ vào chum, tối thì ngắm dân tình dắt díu nối đuôi nhau vào rạp Tuổi trẻ xem kịch, em cũng biết và nói chuyện vài diễn viên nổi tiếng như Lan Hương, Anh Tú, Thu Hằng… thỉnh thoảng lỉnh vào xem ké kịch ko mất tiền mua vé. Cấp 1 em học tiểu học Ngô Thì Nhậm, các buổi tan học là lũ trẻ đuổi nhau chạy quanh các con phố Trần Xuân Soạn, Thi Sách, Lê Văn Hưu. Năm 12 tuổi nhà em chuyển xuống Kim Ngưu do nhà cũ chật chội quá, nhà đông lên nên bán nhà cũ chuyển tìm chỗ rộng hơn. Giờ thì em chuyển ra khỏi các quận của Hà Nội cũ rồi cũng vì vẫn tiếp tục muốn mở rộng diện tích nhà ở cho rộng thêm. Nhiều năm rồi em chưa trở lại trung tâm nội thành cũ, thi thoảng có về thăm lại căn nhà ở góc ngã tư NTN-LVH đó, vẫn nguyên bản chưa có gì thay đổi và vẫn có những người họ hàng xa của em sống ở đó. Càng ngày nó càng sập sệ, xuống cấp nhưng những người họ hàng đó vẫn chưa tìm đc tiếng nói chung để bán nó đi ( nó quá giá trị nên ai cũng có toan tính của mình). Nó có khi sắp trở thành căn nhà cổ cần đc bảo tồn cũng nên
Phố Cổ thì rất nhiều huyền thoại vì là khu tiền cuồn cuộn chảy qua ngày xưa. Nhiều kụ buôn tranh về sau cũng đại kự fúGóc ngã tư nhà cụ có hàng xôi chè rất ngon nhiều khi thấy xếp hàng đông lắm
Hồi bé em cũng nhiều lần phải đến tiêm bà Sính. Vào trong ngõ, chờ và ngắm tranh cụ Phái. Nhắc lại thấy nhớ, những bức tranh ngồ ngộ, những kỷ niệm ùa về, thoáng cái gần sáu chục năm...Hay quá, đọc bài cụ thấy có nhiều điểm giống mình hồi bé. E ở P. Hàng Gà, học trường Hồng Hà và quan trọng là bà Nội của E và bà bà Sính vợ của ông Phái thân nhau và E cũng hay sang tiêm ... tuổi thơ của E vẫn nhớ nhà bà Sính có gác lửng và tranh của ông Phái treo khắp nhà và không bán được... thời đó ông Phái đi lang thang khắp phố cổ Hà Nội để vẽ... Thời thế thay đổi và giờ tất cả người thân con cái đều sung túc nhờ vào tranh Phái.
Hồi đó phân biệt rõ giầu nghèo cụ nhểPhố Cổ thì rất nhiều huyền thoại vì là khu tiền cuồn cuộn chảy qua ngày xưa. Nhiều kụ buôn tranh về sau cũng đại kự fú
Ông bác em hồi đấy làm chân trong chân ngoài nên cũng rủng rẻng. Tự dưng 1 hôm ông gọi mấy đứa cháu lại, phát cho mỗi đứa dăm tờ 100 đồng. Hoá ra mỗi người chỉ được đổi có hạn mức thôi, số tiền dư vượt hạn mức thì chỉ để đem cho trẻ con chơiSâng đó đến trường vắng tanh vắng ngắt, thầy cô giáo cũng nghỉ hết lo đổi tiền. Em về nhà được bà ngoại giao việc trảy hoa quả trong vườn cho bà mang đi bán ngoài Trương định plaza, cũng được mớ tiền.