- Biển số
- OF-542866
- Ngày cấp bằng
- 24/11/17
- Số km
- 3,159
- Động cơ
- 368,266 Mã lực
Ờ... lói vại còn dễ nghe và đúng người Hà lội... xí..Bao giờ ra Hà Nội lượn lờ hàng bông lờ thì uống bia nam còi nha thỏ móm dưng thích nhai cà dốt
Xí...í..
Ờ... lói vại còn dễ nghe và đúng người Hà lội... xí..Bao giờ ra Hà Nội lượn lờ hàng bông lờ thì uống bia nam còi nha thỏ móm dưng thích nhai cà dốt
Chỗ đó nhiều khu tập thể lắm cụ ag, từ nhà máy Trần Hưng Đạo, bộ nhẹ, rồi ttx Việt Namchắc cụ nhớ lộn, ĐCV thì chạy song song với cái đê Tô hoàng, bé như cụ nói thôi, còn TCK thì hoàn toàn chưa có, nó là 1 con đê chạy xiên từ bên cạnh Phòng Giáo dục quận HB rồi men theo sông thối chạy qua khu tập thể éo gì ở Thọ lão rồi ra đến ô Đống Mác, Lò Đúc, Lương Yên
Em thấy trai phố cổ 7x và 8x có một số đặc điểm rất hay: Không thích bon chen, thích tân gẫu, biết nhiều chỗ ăn ngon và đặc biệt là khi đã quen biết rồi thì khá "caring" quan tâm đến bạn bè. Gái phố cổ tính cũng hay mặc dù hơi đỏng đảnh tí, nhưng thành thật mà nói là không xinh lắm. :-DThưa các cụ, nhân đọc thớt "Phố nào chất nhất Hà Nội", em xin mạo muội lập thớt tìm và giao lưu với các cụ sinh ra và lớn lên tại các con phố thuộc 4 quận nội thành cũ của Hà Nội. Thế hệ nào cũng ok, tuy nhiên em nghĩ thế hệ em 7x đời đầu là khá nhiều kỷ niệm của Hà Nội cũ: mất điện, mất nước, xếp hàng đong gạo, mua dầu, ..., nhảy tàu, trèo sấu, bắn chim, đẽo khăng, đẽo quay gỗ, đá bóng ống cống trời mưa ... ôi nhiều lắm ...
Các cụ thế hệ 6x chắc giờ già quá rồi, về hưu, ông nội ông ngoại, không chắc đã nhớ Hà Nội xưa nó thế nào, hoặc không chơi OF. Các cụ 8x thì tuổi thơ cũng vẫn còn khổ như tụi em nhưng lớn chút đi học là đất nước khác lên rồi. Em nhớ 1985 đổi tiền xong thì 1986 Hà nội lúc đó thê thảm luôn. Các cụ 8x thì chắc còn chút ký ức. 9x thì như con zai em chắc chả biết gì nữa rồi. Do đó em đoán nếu thớt này thành công thì là đa phần sẽ là thế hệ 7x tụi em.
Mỗi cụ mà có câu chuyện ôn lại thời thơ ấu phố cổ thì thích quá. Em xin bắt đầu trước ạ:
Em sinh ra ở phố Thuốc Bắc, thuộc phường Hàng Bồ. Phố em một đầu giao với Hàng Bồ, Hàng Thiếc và Bát đàn, giữa phố có giao Hàng phèn, Hàng Bút; đầu kia cắt Lãn Ông, Hàng Vải, chạy tiếp qua Lò rèn, và cuối cùng là giao với Hàng Mã. 1 con phố mà nối với biết bao con phố!!!!!!!!!!!
Ngày em bé phố này rõ ràng là phố lớn. Giờ nó như cái ngõ ý Hồi đó có phở bò Bắc Hải - người gốc Hoa, ngon nổi tiếng. Con cháu nhà Bắc Hải này sau mở quán bê thui đầu Hàng phèn. Các bác dân nhậu chắc chắn biết. Ngày nay, chỗ Chợ Hàng da, gần đến chỗ Nhà thờ tin lành Hàn quốc đầu phố Ngõ Trạm có 1 hàng phở bò bán ban ngày. Nước phở khá ngon và khá giống phở Bắc Hải xưa. Cô lớn lớn tuổi đó, cỡ 6x, chính là cô rửa bát phở Bắc Hải ngày xưa đó. Xin phép mở ngoặc thêm là thời đó mấy cái gọi là Phở bát đàn truyền thống gì đó chưa có đâu. Sau những năm 90, khi phở Bắc hải bị dẹp tiệm thì chưa thấy mấy hàng phở này bao giờ.
Phố Thuốc bắc ngày đó hầu như không còn bán thuốc bắc mấy, mà đa số là bán đồ sắt gia đình như: khóa cửa, ốc vít, bản lề ... Cuối phố đầu ra Bát Đàn có mấy hàng bán đồ chơi trẻ em từ làm, nhưng nổi tiếng nhất là hàng bán đồ chơi Trung thu. Em thích nhất là cái tàu sắt, cho tý dầu hỏa vào trong, đốt lên nó kêu phạch phạch, rồi chạy vòng quanh cái chậu nước rất thú vị!
View attachment 8578597
Rất tiếc thời đó chưa có iPhone để mà lưu lại các khoảnh khắc phố phường rất vắng vẻ nhưng cũng rất "sôi động" thời Hà nội cách đây 5-60 năm! Em mượn tạm 1 tấm ảnh ngày xưa thời Pháp thuộc của phố Thuốc Bắc em. Đây chính là nền mà họa sỹ nổi tiếng Bùi Xuân Phái đã sáng tác hàng trăm bức học nổi tiếng Việt nam cho đến tận ngày nay. Em nhớ nhà cụ Phái lắm, không phải vì cụ là họa sỹ nổi tiếng (mà hồi đó cụ chưa nổi tiếng), mà là do em hay phải vào tiêm của và Sính là vợ cụ (có thể là bà Xính - em không nhớ chính xác). Bà là y sỹ gì đó, ở phố người lớn trẻ em bị sao là sang bà Sính tiêm hết
Thời đó y tế mình kém, lại nhũng nhiễu hạch sách xin cho, kéo dài suốt từ những năm 80 tới giữa 2006.Bà già e trở dạ vào đây, sau mất máu nhiều nghe kể lại là dc có người cho máu và chuyển cấp cứu sang viện bà mẹ trẻ em. Ông già về lấy đồ còn vào sau, qua hộ sinh A Ngô Quyền người ta bảo chuyển viện rồi mới lóc cóc sang viện. Đẻ xong cũng k biết ai cho máu để cảm ơn người cứu 2 mẹ con
Ngày trước vữn rót ra cốc bia huyền thoại Hà Nội mấy ông già mỗi người 1 cốc, tiền ai nấy trả, ai có tiền thì mua đĩa lạc với đĩa đậu phụNam còi bia rót ra chai 1500ml kèm cái bình nhựa ủ mất hết phong vị bia hơi cụ ạ
Hình như cuối dốc vĩnh Tuy ngày trước có mấy hợp tác xã thương binh hay sao ý phải không cụNhà em 2 đời (em và F1) sinh ra ở Cây đa nhà bò . Cụ ở VT năm nào nhỉ? Em sinh ra ở đó và giờ vẫn ở đó
Chính xác cụ ạ. Những năm 8x hay nhảy tàu điện xuống Bờ Hồ rồi vòng qua Tô Tịch mua quay, con in.Tô Tịch cụ ah, ko phải Tô Lịch
Hà Nội cũ thì Hoàn Kiếm chỉ ngập khúc loanh quanh hồ hale góc ngã tư Nguyễn Du Bà Triệu, lên phía trên thì góc ngã tư Lý Thường Kiệt Phan Bội Châu thôi cụ. Đống Đa thì chỗ Nguyễn Khuyến với Nguyễn Thái Học chỗ nhà máy in tiến bộPhố cụ VIp quá, ngày xưa bọn em chả dám bén mảng hehe
Hồi đó mưa là ngập. Em nghĩ cả cái HN cũ nó ngập hết ý
Số hưởngĐổi tiền xong e mới đẻ nên 6 tuổi e tiêu tiền nghìn rồi cụ
Góc Cửa Đông Lý Nam Đế có 2 hàng karaoke to vậtEm đẻ ở bệnh viện bà mẹ và trẻ em (viện C) bây giờ. Ở Cửa Đông, ngõ bé tẹo, nhà thì ẩm thấp chật chội, những năm 90 vẫn đun củi, nhà nào đk hơn tí thì bếp dầu, bếp điện LX hồi đó là vip pro rồi. Bể nước chung ngoài vỉa hè, xách vào trong sân mỗi nhà 1 phuy, tắm giặt hôm thì vỉa hè hôm trong sân. E ở phố cổ đến hết cấp 1 thì thoát ly lên Nghi Tàm dc lên đời nhà tập thể nhưng kí ức về phố cổ giờ e vẫn đọc vanh vách dc như hôm qua. Bắt đầu đi học lớp 1 e dc ông bà già cho 3 tờ 1k để sinh hoạt cả ngày, 1k cho bữa sáng và 2k cho bữa trưa cơm bụi do ông bà già đi làm và e ở cùng với ông nội nên k nấu cơm trưa. 6 tuổi khi đi học về trưa cơm xong e ở trong nhà chỉ 1 lúc rồi bắt đầu đi bát phố, đông cũng như hè, ngày nào mưa chơi kiểu ngày mưa. Hồi đó trưa e hay đi bộ từ nhà lên hồ Hale vớt cá 7 màu, mang về gốc cây vỉa hè Lý Nam Đế khoét đất ở gốc cây, gần vỉa 3 toa ra để "đổ bê tông" xây 1 cái bể con con nuôi cá 7 màu trong đó. E nhớ là bọn nó sống dc cỡ 12h, trưa hôm sau ra khám thấy chết lại đi vớt về thả vào. Tạm tạm thế, e đọc và hóng các cụ phố khác, phố nào từng qua e lại nhớ tiếp
Nhà cháu Cây đa nhà bò đơi akNhà cháu năm nay 60, nhà có 4 anh em thì cả 4 đều sinh ra ở nhà hộ sinh A (36 Ngô Quyền). Mặc dù dân phố cổ từ thời ông cụ bà cụ nhà cháu, nhưng quê tổ tiên 7 đời lại ở Chùa Thầy.
Có cụ ah!Hình như cuối dốc vĩnh Tuy ngày trước có mấy hợp tác xã thương binh hay sao ý phải không cụ
Kim hoa là ven Hồ Ba Mẫu cụ ag, qua chỗ này đến chùa Kim Liên mới là bắt đầu Đê La ThànhCái đê La Thành con và Kim Hoa nó thuộc đoạn đê nào anh nhỉ? Em thấy giờ phi thẳng ra ô chợ dừa.
Tuổi thơ của em rong ruổi suốt Hàng Gà hàng CótHay quá, đọc bài cụ thấy có nhiều điểm giống mình hồi bé. E ở P. Hàng Gà, học trường Hồng Hà và quan trọng là bà Nội của E và bà bà Sính vợ của ông Phái thân nhau và E cũng hay sang tiêm ... tuổi thơ của E vẫn nhớ nhà bà Sính có gác lửng và tranh của ông Phái treo khắp nhà và không bán được... thời đó ông Phái đi lang thang khắp phố cổ Hà Nội để vẽ... Thời thế thay đổi và giờ tất cả người thân con cái đều sung túc nhờ vào tranh Phái.
Đống Đa là ngõ Thổ Quan, Ba Đình thì đầu tiên là Hàng Bún sau đó là lê Trực cụ agNgày xưa hình như đi đẻ cũng theo tuyến như đi học đó cụ. Quận HBT chắc sinh cây đa nhà bò, còn quận Hoàn kiếm bên em thì sinh ở BVBVBMTE tràng thi đó. Em chắc Đống Đa và Ba Đình có chỉ định chỗ đẻ hết rồi hehee
Em cũng hay qua đoạn này mà giờ không nhớ được tên cái nhà nghỉ ấy.E k dân đây nhưng cấp 3 thì nhà thầy cn ở ngõ 210 Đội Cấn, học thêm xong bọn e đạp xe xuyên qua 2 núi như cụ nói, e vẫn nhớ có 1 cái nhà nghỉ to đùng đoạn núi bò
Cụ nhầm nhé. Hoàn Kiếm, Ba Đình thời đó có vùng gần như năm nào cũng lụt, ngập vài tuần đến cả tháng . Đến tận sau khoảng 1986 thì mới như cụ viếtHà Nội cũ thì Hoàn Kiếm chỉ ngập khúc loanh quanh hồ hale góc ngã tư Nguyễn Du Bà Triệu, lên phía trên thì góc ngã tư Lý Thường Kiệt Phan Bội Châu thôi cụ. Đống Đa thì chỗ Nguyễn Khuyến với Nguyễn Thái Học chỗ nhà máy in tiến bộ
Tố Tịch ạ, tịch là chiếu, tố là trắng, cũng ko rõ có phải xưa phố bán chiếu trắng ko.Tô Tịch cụ ah, ko phải Tô Lịch
Hồi ấy tôi nhớ thỉnh thoảng trốn học chui vào công viên Thống nhất chơi thấy làm 1 cái nhà Rông bằng gỗ rất to. Sau thấy cháy rụi ko hiểu tại sao.Hihi năm 86 e vẫn còn mẫu giáo nên e ko biết cô giáo nào. E chỉ nhớ phố 325 có nhà bạn bị khiếm thị và ông bạn ý hay đèo bạn ý đi học.