- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,160
- Động cơ
- 553,013 Mã lực
Trước khi có mặt của người Pháp ở Hà Nội, từ ngoài cửa Đông thành Hà Nội hắt sang phía Đông ra sát sông Hồng và từ phía Bắc hồ Hoàn Kiếm từ Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng hắt lên Hàng Đậu là khu phố cổ đã có từ trước, là nơi tập trung nhiều thương nhân và thợ thủ công sinh sống. Đặc điểm chung của khu phố này là đường hẹp, ngang dọc như bàn cờ, nhà cửa thấp chủ yếu là một tầng vừa là nơi ở vừa là nơi sản xuất và bán các mặt hàng.Tên phố thường được đặt liên quan đến mặt hàng sản xuất hoặc kinh doanh của con phố đó.
Đến khi người Pháp đánh chiếm xong thành Hà Nội thì họ bắt tay ngay vào việc mở mang phố xá và xây dựng các công trình phục vụ cho bộ máy cai trị và sinh hoạt của người Pháp ở Hà Nội. Phía Đông, phía Tây, phía Nam hồ Hoàn Kiếm và các khu vực nằm trong khu đất nhượng địa được xây dựng sớm nhất. Các phố Hàng Bài, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Hùng Vương ... bấy giờ là thuộc khu phố Tây, phần đông chỉ có nhà của người Pháp hoặc người An Nam giầu có, sang trọng. Đa số là nhà vườn, tường hoa, cổng sắt riêng cho xe song mã và ô tô ra vào. Phố Tây vắng, loáng thoáng người qua lại, phần nhiều chỉ là những bồi bếp, tài xế, các cô khâu đầm, chị hai giữ trẻ cho các nhà Tây là người Việt.
Muộn hơn một chút, là sự hình thành một khu phố khác đó là các phố nhỏ, yên tĩnh hai bên chợ Hôm và phố Huế. Bây giờ là Trần Xuân Soạn, Ngô Thì Nhậm Phùng Khắc Khoan, Hòa Mã.... và bên này là Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Bà Triệu.....Từ cây thị chỗ dốc Hàng Kèn đi xuống Vân Hồ còn nhiều bãi hoang, đầm lầy, làng xóm lơ thơ trơ trọi cái trường Hàng Kèn (trường tiểu học Quang Trung ngày nay). Rồi nhà cửa, phố xá mọc dần lên trở thành khu phố của những công chức, các ông ký, ông thông và các nhà buôn ở khu phố trên dành tiền làm nhà hay tậu nhà ở đây.
Toàn bộ khu phố Tây, khu phố nằm trong khu nhượng địa và khu phố công chức, ngày nay gọi là khu phố cũ để phân biệt với khu phố cổ.
Một khu vực khác là ở dưới bãi dọc đê sông Hồng đó là các bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá, An Dương còn bỏ hoang đến tận bến Phà Đen, nay là cảng Hà Nội, toàn nhà lá, những túp lều lá. Đây là khu vực của những người nghèo, cu - li dọn kho, bắt - tê cửa ga, kéo xe, phu phen khuân vác, đổi thùng, thợ hồ, những người ở các vùng quê đói rách đổ ra kiếm sống ở thành phố đều tá túc ở các bãi này. Khu vực đất bãi còn là nơi tụ tập của các sòng bạc, các tay chơi có số má, và các đầu trộm đuôi cướp từ các tỉnh lân cận khác dạt về. Những tù xổng lẩn trốn làm nghề cướp ngày, những du côn được chủ xe hàng thuê đứng bến đánh nhau tranh khách cũng đều sinh sống ở các xóm bãi ven đê này.
Thời kỳ này Hà Nội không có các huyện ngoại thành. Người Pháp đưa huyện Hoàn Long, hầu hết là quận Đống Đa bây giờ, của tỉnh Cầu Đơ tức Hà Đông ngày nay làm ngoại thành Hà Nội gọi là Đại lý Hoàn Long do ông Đặng Vũ Niết làm tri huyện.
Tỉnh Hà Đông và tỉnh Bắc Ninh bọc quanh, Hà Nội bé toen hoẻn ở giữa. Xuống cuối phố Huế, đến ô Cầu Dền là hết đất thành phố. Qua khỏi nhà máy nước Yên Phụ là làng Yên Phụ, Tứ Liên, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân thuộc về Hà Đông. Đằng sau lưng bệnh viện Bạch Mai đã ra khỏi Hà Nội. Đường lên chợ Bưởi, qua khỏi trường Bưởi, tức Trường trung học Bảo hộ, trường Chu Văn An ngày nay, đã là làng Thụy Khuê thuộc ngoại ô rồi. Ra khỏi ô Cầu Giấy là hết địa phận Hà Nội, thuộc về địa phận Hà Đông. Đầu phố Khâm Thiên đằng này, chỗ cái Barie chắn đường xe lửa là hết Hà Nội. Xe kéo tay bánh sắt gọi là xe ngoại tỉnh, cu- li kéo xe hết phố Khâm Thiên phải đổi khách sang xe bánh cao su mới được đi vào phố. Bãi Giữa dưới chân cầu Long Biên giữa sông Hồng là thuộc về đất của huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
Bởi thế, mới có chuyện kỳ cục: Năm 1972, máy bay B52 của Mỹ ném bom rải thảm xuống Khâm Thiên.Thế giới lên án Mỹ mưu toan hủy diệt Hà Nội.Hãng tin Mỹ UPI cải chính là B52 chưa hề ném bom Hà Nội. Có nghĩa là người Mỹ đã mang bản đồ Hà Nội thế kỷ trước ra làm chứng. Khâm Thiên thuộc huyện Hoàn Long của tỉnh Hà Đông.
Vùng công chức ở và vùng bãi sông Hồng người ở ngày càng chen chúc, bởi thành phố mỗi lúc nhiều người hơn. Dần dần, hầu hết các làng gần xung quanh Hà Nội đều ra làm các nghề phục dịch. Các hàng thịt chó ở chợ Đồng Xuân, ở phố Hàng Đồng đều là người trong Canh ra bán. Làng Mơ có nghề nấu rượu gọi là Mơ Rượu, các hàng cơm đầu ghế trên phố là Mơ Cơm đều là người Hoàng Mai ra bán. Người Lai Xá làm nghề chụp ảnh. Ước Lễ làm giò chả, mở cửa hàng cơm Tám, các cửa hàng này đều hay có chữ Ước, chữ Hương như Tân Ước, Tân Việt, Tân Hương. Người Thanh Trì bán đậu phụ, đậu phụ nướng om nghệ và nổi tiếng với nghề bánh cuốn. Bánh cuốn Thanh Trì tráng mỏng tang, bóc từng lá ăn với giò lụa, chả quế, chấm nước mắm cà cuống thì ngon tuyệt. Các làng ở gần các cửa cống và lạch nước, rãnh nước thải ở Đại Từ, ở quanh Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, cống Đõ làng Hồ có nghề thả rau muống bè.Người sành ăn chỉ chuộng rau muống sông Tô Lịch, rau muống ô Đồng Lầm. Người làng Thụy Khuê bán quà sáng, quà trưa như bún ốc, bún chả, xôi vò, chè đường. Đàn ông làng Thanh Nhàn, Kim Liên xách hòm đi cắt tóc rong ở các phố.Trại Thủ Lệ thầu giặt chăn đệm cho các nhà Tây, trại lính, nhà thương. Người Cổ Nhuế thầu làm hàng may, cắt quần áo nhà binh.
Việc ở đâu, cái gì người Tây cũng làm cả và từ Tây đem sang.Cái nắp cống bằng gang, ống nước bằng chì, lọ thủy tinh đựng thuốc, mảnh sắt xanh xanh ghi số nhà, tên phố đều làm ở Pháp do tầu thủy tải sang.
Cột đèn tròn, cột mắc dây điện vuông ở góc phố cũng đúc tại bên ấy. Cả đến hòn gạch, viên ngói cũng đóng dấu "làm tại Mạc - Xây ", mãi sau mới có nhà máy gạch Satic của chủ Tây ở Quán Thánh rồi mới đến gạch ngói Hưng Ký, chủ là người Việt.
Quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, trên chòm lá cây cọ châu Phi, những đàn sếu, đàn mòng két từ phương xa về tránh rét đậu đen ngòm, cứt rơi trắng xóa.
Hà Nội thời Pháp thuộc có diện tích 120 Km2 với số dân chỉ có 200.000 người (tính đến năm 1939). Cư dân Hà Nội thời Pháp thuộc đến những năm 60 của thế kỷ trước có sự khác biệt rất rõ ràng về tác phong, đi đứng, ăn nói và trang phục giữa nội thành và các vùng ngoại ô.
Hà Nội ngày nay, sau nhiều lần mở rộng và sáp nhập, đặc biệt là sáp nhập cả tỉnh Hà Tây, có diện tích là 3.358 km2, dân số tính đến 4/2019 là 8.053.000, là một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Sự gia tăng dân số đến chóng mặt do làn sóng người nhập cư đã làm mất cân đối với hạ tầng cơ sở. Tắc đường, kẹt xe, ngập úng đường phố sau mưa luôn là nỗi ám ảnh đối với những người đang sinh sống ở Hà Nội hiện nay.
Viet Cuong Sarraut khảo cứu và biên tập. Trong bài có sử dụng nhiều tư liệu của cố nhà văn Tô Hoài
Đến khi người Pháp đánh chiếm xong thành Hà Nội thì họ bắt tay ngay vào việc mở mang phố xá và xây dựng các công trình phục vụ cho bộ máy cai trị và sinh hoạt của người Pháp ở Hà Nội. Phía Đông, phía Tây, phía Nam hồ Hoàn Kiếm và các khu vực nằm trong khu đất nhượng địa được xây dựng sớm nhất. Các phố Hàng Bài, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Hùng Vương ... bấy giờ là thuộc khu phố Tây, phần đông chỉ có nhà của người Pháp hoặc người An Nam giầu có, sang trọng. Đa số là nhà vườn, tường hoa, cổng sắt riêng cho xe song mã và ô tô ra vào. Phố Tây vắng, loáng thoáng người qua lại, phần nhiều chỉ là những bồi bếp, tài xế, các cô khâu đầm, chị hai giữ trẻ cho các nhà Tây là người Việt.
Muộn hơn một chút, là sự hình thành một khu phố khác đó là các phố nhỏ, yên tĩnh hai bên chợ Hôm và phố Huế. Bây giờ là Trần Xuân Soạn, Ngô Thì Nhậm Phùng Khắc Khoan, Hòa Mã.... và bên này là Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Bà Triệu.....Từ cây thị chỗ dốc Hàng Kèn đi xuống Vân Hồ còn nhiều bãi hoang, đầm lầy, làng xóm lơ thơ trơ trọi cái trường Hàng Kèn (trường tiểu học Quang Trung ngày nay). Rồi nhà cửa, phố xá mọc dần lên trở thành khu phố của những công chức, các ông ký, ông thông và các nhà buôn ở khu phố trên dành tiền làm nhà hay tậu nhà ở đây.
Toàn bộ khu phố Tây, khu phố nằm trong khu nhượng địa và khu phố công chức, ngày nay gọi là khu phố cũ để phân biệt với khu phố cổ.
Một khu vực khác là ở dưới bãi dọc đê sông Hồng đó là các bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá, An Dương còn bỏ hoang đến tận bến Phà Đen, nay là cảng Hà Nội, toàn nhà lá, những túp lều lá. Đây là khu vực của những người nghèo, cu - li dọn kho, bắt - tê cửa ga, kéo xe, phu phen khuân vác, đổi thùng, thợ hồ, những người ở các vùng quê đói rách đổ ra kiếm sống ở thành phố đều tá túc ở các bãi này. Khu vực đất bãi còn là nơi tụ tập của các sòng bạc, các tay chơi có số má, và các đầu trộm đuôi cướp từ các tỉnh lân cận khác dạt về. Những tù xổng lẩn trốn làm nghề cướp ngày, những du côn được chủ xe hàng thuê đứng bến đánh nhau tranh khách cũng đều sinh sống ở các xóm bãi ven đê này.
Thời kỳ này Hà Nội không có các huyện ngoại thành. Người Pháp đưa huyện Hoàn Long, hầu hết là quận Đống Đa bây giờ, của tỉnh Cầu Đơ tức Hà Đông ngày nay làm ngoại thành Hà Nội gọi là Đại lý Hoàn Long do ông Đặng Vũ Niết làm tri huyện.
Tỉnh Hà Đông và tỉnh Bắc Ninh bọc quanh, Hà Nội bé toen hoẻn ở giữa. Xuống cuối phố Huế, đến ô Cầu Dền là hết đất thành phố. Qua khỏi nhà máy nước Yên Phụ là làng Yên Phụ, Tứ Liên, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân thuộc về Hà Đông. Đằng sau lưng bệnh viện Bạch Mai đã ra khỏi Hà Nội. Đường lên chợ Bưởi, qua khỏi trường Bưởi, tức Trường trung học Bảo hộ, trường Chu Văn An ngày nay, đã là làng Thụy Khuê thuộc ngoại ô rồi. Ra khỏi ô Cầu Giấy là hết địa phận Hà Nội, thuộc về địa phận Hà Đông. Đầu phố Khâm Thiên đằng này, chỗ cái Barie chắn đường xe lửa là hết Hà Nội. Xe kéo tay bánh sắt gọi là xe ngoại tỉnh, cu- li kéo xe hết phố Khâm Thiên phải đổi khách sang xe bánh cao su mới được đi vào phố. Bãi Giữa dưới chân cầu Long Biên giữa sông Hồng là thuộc về đất của huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
Bởi thế, mới có chuyện kỳ cục: Năm 1972, máy bay B52 của Mỹ ném bom rải thảm xuống Khâm Thiên.Thế giới lên án Mỹ mưu toan hủy diệt Hà Nội.Hãng tin Mỹ UPI cải chính là B52 chưa hề ném bom Hà Nội. Có nghĩa là người Mỹ đã mang bản đồ Hà Nội thế kỷ trước ra làm chứng. Khâm Thiên thuộc huyện Hoàn Long của tỉnh Hà Đông.
Vùng công chức ở và vùng bãi sông Hồng người ở ngày càng chen chúc, bởi thành phố mỗi lúc nhiều người hơn. Dần dần, hầu hết các làng gần xung quanh Hà Nội đều ra làm các nghề phục dịch. Các hàng thịt chó ở chợ Đồng Xuân, ở phố Hàng Đồng đều là người trong Canh ra bán. Làng Mơ có nghề nấu rượu gọi là Mơ Rượu, các hàng cơm đầu ghế trên phố là Mơ Cơm đều là người Hoàng Mai ra bán. Người Lai Xá làm nghề chụp ảnh. Ước Lễ làm giò chả, mở cửa hàng cơm Tám, các cửa hàng này đều hay có chữ Ước, chữ Hương như Tân Ước, Tân Việt, Tân Hương. Người Thanh Trì bán đậu phụ, đậu phụ nướng om nghệ và nổi tiếng với nghề bánh cuốn. Bánh cuốn Thanh Trì tráng mỏng tang, bóc từng lá ăn với giò lụa, chả quế, chấm nước mắm cà cuống thì ngon tuyệt. Các làng ở gần các cửa cống và lạch nước, rãnh nước thải ở Đại Từ, ở quanh Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, cống Đõ làng Hồ có nghề thả rau muống bè.Người sành ăn chỉ chuộng rau muống sông Tô Lịch, rau muống ô Đồng Lầm. Người làng Thụy Khuê bán quà sáng, quà trưa như bún ốc, bún chả, xôi vò, chè đường. Đàn ông làng Thanh Nhàn, Kim Liên xách hòm đi cắt tóc rong ở các phố.Trại Thủ Lệ thầu giặt chăn đệm cho các nhà Tây, trại lính, nhà thương. Người Cổ Nhuế thầu làm hàng may, cắt quần áo nhà binh.
Việc ở đâu, cái gì người Tây cũng làm cả và từ Tây đem sang.Cái nắp cống bằng gang, ống nước bằng chì, lọ thủy tinh đựng thuốc, mảnh sắt xanh xanh ghi số nhà, tên phố đều làm ở Pháp do tầu thủy tải sang.
Cột đèn tròn, cột mắc dây điện vuông ở góc phố cũng đúc tại bên ấy. Cả đến hòn gạch, viên ngói cũng đóng dấu "làm tại Mạc - Xây ", mãi sau mới có nhà máy gạch Satic của chủ Tây ở Quán Thánh rồi mới đến gạch ngói Hưng Ký, chủ là người Việt.
Quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, trên chòm lá cây cọ châu Phi, những đàn sếu, đàn mòng két từ phương xa về tránh rét đậu đen ngòm, cứt rơi trắng xóa.
Hà Nội thời Pháp thuộc có diện tích 120 Km2 với số dân chỉ có 200.000 người (tính đến năm 1939). Cư dân Hà Nội thời Pháp thuộc đến những năm 60 của thế kỷ trước có sự khác biệt rất rõ ràng về tác phong, đi đứng, ăn nói và trang phục giữa nội thành và các vùng ngoại ô.
Hà Nội ngày nay, sau nhiều lần mở rộng và sáp nhập, đặc biệt là sáp nhập cả tỉnh Hà Tây, có diện tích là 3.358 km2, dân số tính đến 4/2019 là 8.053.000, là một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Sự gia tăng dân số đến chóng mặt do làn sóng người nhập cư đã làm mất cân đối với hạ tầng cơ sở. Tắc đường, kẹt xe, ngập úng đường phố sau mưa luôn là nỗi ám ảnh đối với những người đang sinh sống ở Hà Nội hiện nay.
Viet Cuong Sarraut khảo cứu và biên tập. Trong bài có sử dụng nhiều tư liệu của cố nhà văn Tô Hoài