Bóng bơm oxi bay thế đek nào được cụ ơi. Để bay được phải là một nào đó nhẹ (vd như hydro, heli) chứ không phải oxi cụ nhé.Vả lại oxi không là nhiên liêu gây cháy nổ được, trong khí quyển oxi chiếm 20% đấy cụ.
Các bác đọc hơi nhanh, em có bảo bơm ô xy thì bóng bay được lên trên trời đâu?
Trái lại em viết rất rõ là "
không buộc dây chặt cho trẻ con chơi không sợ bay mất" nếu bơm bóng bằng ô xy mà!
Những cái trò này khi còn nhỏ tụi em hay nghịch thì làm sao nhầm được. Khi đó làm gì có bóng, mà chỉ có mỗi bao cao su. Bơm bằng hơi đất đèn là khí a xê ty len (C2H2), còn muốn có hy đro thì trong phòng thí nghiệm là kẽm với a xít clo hy dric, nhưng kiếm đâu ra đủ kẽm mà bơm bóng, nên thực tế là dùng nhôm với xút ăn da, không chỉ rẻ, dễ kiếm mà phản ứng mạnh hơn rất nhiều, khi bình đựng xút đã cho nhôm vào sôi dữ quá còn phải dội nước bên ngoài cho nguội bới!
Những năm 80' ở cổng vào công viên Thống Nhất đội bơm bóng bay đứng cả dẫy dài...!
Còn hỗn hợp nổ mà viết 2/1 chỉ để cho nổ mạnh nhất, hy đro cháy hết tức thì. Hy đrô nhẹ hơn không khí rất nhiều, luôn có xu hướng bốc lên cao nên rất khó có cái tỷ lệ ấy nếu không bị "cưỡng bức" - như trong động cơ tên lửa.
Còn ngày xưa làm súng cối đất đèn chỉ cần 1 cái ống bương, 1 đầu rỗng, đầu kia có mấu bịt kín, trên cái mấu khoét 1 cái lỗ, đổ nước vào và cho 1 thỏi đất đèn vào lắc lắc một chút rồi châm lửa vào cái lỗ là hỗn hợp khí trong đó nổ, tiếng to hơn pháo đùng rất nhiều. Ông già em là GĐ nhà máy cơ khí nên tụi em chẳng cần ống bương, mà dùng ống thép, hàn càng chống như khẩu súng cối luôn. Khi vội hay để lâu quá, tỷ lệ C2H2 quá cao thì súng chỉ nổ "bục" một cái và phụt lửa dài ra phía trước,...!
Ngay cái bác gì trên kia viết về xịt nước hoa cũng có khả năng rất cao. Nước hoa - dung môi là cồn - cũng rất dễ cháy. Bình xịt tạo thành các hạt cồn nhỏ li ti trong không khí cũng là hỗn hợp nổ. Khi dừng xe, ông lái rút thuốc lá ra bật lửa đã mồi chô hỗn hợp!
Ở các phân xưởng dệt - may thì quy trình chống cháy nổ cũng phải thực hiện rất nghiêm ngặt. Chẳng phải khí hay hơi gì mà là sợi bông, sợi vải bay lên lẫn trong không khí cũng tạo thành hỗn hợp nổ. Không chỉ cấm lửa mà phải thông gió tốt để độ đậm đặc của sợi trong không khí không thể đủ để nổ được!