- Biển số
- OF-364928
- Ngày cấp bằng
- 29/4/15
- Số km
- 1,747
- Động cơ
- 269,253 Mã lực
- Website
- www.dienlanhhoaviet.com
Nói mồm người đời hay gọi là nói phét đấy cụ ạ !
Chuyện đó có gì bất thường không cụ?
Trộm cướp đột nhập nhà, chủ nhà thấy có nguy cơ, bị tổn hại, thì bắn loạn xạ thì cũng là phản ứng bình thường phải không cụ?
Hay là cụ muốn chủ nhà phải nhắm trúng tim hay trúng đầu kẻ cướp mới là "bình thường" ?
Bài viết này lạc hậu rồiĐiều tra viên nói đây, rất chuẩn xác. Đọc kỹ đỡ phải tranh cãi nhé các cụ
Từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, Trung tá - Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học) - nguyên Điều tra viên Đội Điều tra trọng án (Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP Hà Nội) - cho rằng, vụ chủ nhà chém trọng thương kẻ trộm là vụ án khá phức tạp và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Sở dĩ người dân quan tâm vì trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ kẻ đột nhập, giết hại nhiều người trong một gia đình, điển hình như vụ Lê Văn Luyện (vụ trộm tiệm vàng ở Bắc Giang), Nguyễn Văn Kỳ (trộm đâm chết chủ nhà ở Thạch Thất, Hà Nội) hay Nguyễn Hải Dương (thảm án Bình Phước)…
Trong vụ vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), chủ nhà có hành vi tấn công, gây thương tích cho kẻ đột nhập lại dính vào vòng lao lý, khiến nhiều người hoang mang, khó hiểu, vì điều này có vẻ trái ngược với Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về quyền phòng vệ chính đáng.
Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, mọi tình tiết trong vụ án đang trong giai đoạn điều tra, chưa được công bố, nên đến nay chưa thể nói gì nhiều về tính chất vụ án này. Mọi người cũng không nên “võ đoán” về vụ việc, tránh tạo ra những áp lực không đáng có với những người làm án.
Tuy nhiên, qua việc nghi phạm bị khởi tố về tội “Giết người” theo Điều 93 BLHS, có thể thấy rằng hành vi tấn công tên trộm của chủ nhà đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá không phải là hành vi phòng vệ chính đáng.
Vậy đâu là giới hạn cho hành vi phòng vệ chính đáng mà người dân được phép thực hiện? Đặt trong vụ án cụ thể này, chủ nhà ứng xử như thế nào là đúng luật?
Trung tá Hiếu giải thích: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ các yếu tố: một là, nạn nhân phải đang có hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Đánh giá tính chất nguy hiểm “đáng kể” hay không căn cứ vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân.
Hai là, người phòng vệ gây ra thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm. Ba là, hành vi chống trả là cần thiết. Nghĩa là không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội.
Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.
Trung tá Hiếu cho rằng, với hành vi đột nhập của bị hại trong vụ việc này, việc nghi phạm tự vệ, phòng vệ là cần thiết và đó là quyền phòng vệ chính đáng để bảo đảm sự an toàn cho bản thân và gia đình.
“Đặt tình huống nửa đêm bất ngờ có bóng đen xuất hiện trong nhà, quyền phòng vệ chính đáng theo Điều 15 BLHS lập tức được đặt ra ngay đối với chủ nhà, chứ không cần phải đợi kẻ gian phải có hành vi tấn công mới thực hiện quyền phòng vệ. Theo tôi, việc đánh phủ đầu, tấn công trước là được phép vì bản thân hành vi đột nhập vào chỗ ở trong đêm đã ẩn chứa những nguy cơ cực lớn về khả năng xảy ra án mạng.
Qua các vụ thảm án đã xảy ra, có thể thấy luôn có sự chuyển hóa về tội phạm từ hành vi “trộm” sang hành vi “cướp”. Chỉ cần chủ nhà không biết cách ứng xử, “kích hoạt” nỗi sợ bị bắt trong tâm lý tội phạm, kẻ gian sẵn sàng dùng hung khí mang theo để tấn công chủ nhà, ngăn ngừa triệt tiêu khả năng bất lợi cho mình xảy ra. Vì vậy, trong xử lý các vụ án có yếu tố phòng vệ, phải đặc biệt cân nhắc đến yếu tố này. Cần để cho người dân được thực hiện cái quyền mà pháp luật đã dành cho họ.” - Trung tá Đào Trung Hiếu phân tích.
Giết người hay phòng vệ chính đáng?
Đánh giá về tội danh cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố đối với chủ nhà, Trung tá Hiếu cho biết, ông chưa có đủ thông tin để đưa ra nhận xét. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm điều tra trọng án, ông đã đặt ra nhiều giả thuyết để phân tích vụ việc.
“Trường hợp trong đêm nghi phạm chợt phát hiện thấy trong nhà có trộm đột nhập, bản năng tự vệ dẫn nghi phạm đến việc dùng dao, kiếm chém loạn xạ trong bóng tối khi chưa bật đèn, dẫn đến hậu quả gây thương tích cho bị hại, thậm chí là tử vong. Theo tôi, hành vi đó có dấu hiệu phòng vệ, chứ không phạm tội. Hoặc nếu đánh giá nghi phạm hành động vượt quá mức cần thiết, căn cứ yếu tố hậu quả, cơ quan tố tụng có thể xử lý nghi phạm về tội giết người (hoặc cố ý gây thương tích) do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Cơ sở để nói điều này, vì trong bóng tối, nghi phạm chưa biết có bao nhiêu kẻ đột nhập, họ có hung khí gì, chưa kể về trạng thái tinh thần của chủ nhà trong những hoàn cảnh ấy, thường là bị kích động hoặc hoảng loạn. Bạo động là “con đẻ” của nỗi sợ. Việc xử lý án phải bám sát các yếu tố tâm lý này của bị can.” - Trung tá Hiếu nhìn nhận.
Hiện nay, dư luận đang xôn xao trước lời của mẹ bị hại rằng khi xảy ra sự việc, nghi phạm đã bật điện, thấy rõ bị hại là một cậu bé, không có vũ khí, bị hại đã quỳ xuống xin lỗi nhưng vẫn bị chém dã man. Trung tá Hiếu cho rằng, nếu lời khai này là đúng thì hành vi chém trộm của chủ nhà không còn yếu tố phòng vệ nữa, tuy nhiên vẫn có yếu tố tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của nạn nhân.
“Theo tôi, trong điều kiện ánh sáng điện, nếu chủ nhà chém bị hại để thỏa mãn ác tính, nhằm vào đầu là bộ phận trọng yếu trên cơ thể để chém, thì có dấu hiệu của tội “Giết người”. Nhưng nếu là chém bừa, trúng đâu thì trúng, thì thực tiễn xét xử là hậu quả đến đâu, xử lý đến đó. Nếu nạn nhân không chết, xử lý bị can về tội “Cố ý gây thương tích” là có căn cứ.
Các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ thương tích của bị hại được hình thành trong thời điểm nào. Các vết thương ở vùng trọng yếu được hình thành trong bóng tối hay khi nghi phạm đã bật đèn.” - Trung tá Hiếu phân tích.
Trung tá Hiếu cũng cảnh báo, thông tin mà mẹ của bị hại cung cấp cho các cơ quan truyền thông chưa chắc đã đúng sự thật. Đó mới chỉ lời khai một phía, do chính con trai bà nói lại. Do đó không nên “bám” vào nội dung ấy để suy diễn tính chất vụ án. Mọi việc nên chờ kết luận của cơ quan điều tra.
“Hoạt động điều tra đang diễn ra, chưa thể kết luận lời khai này có phải là sự thật của vụ án hay không.” - Trung tá Hiếu cảnh báo.
Vụ 2 chú cháu giết chết trộm gà vừa xảy ra cũng đầy đủ tội giết ngườicòn vụ trộm gà thì các cụ thấy sao ạ
Dân thường chắc chả ai phòng bị đủ tốt để có thể oánh phủ đầu trộm cả đâu! 3 bài quyền chắc chắn hữu ích hơn!Bài viết này lạc hậu rồi
Bác này tuần nào tôi chả ngồi đối ẩm, bác ấy ủng hộ quyền tấn công phủ đầu trộm đột nhập tư gia. Nhưng đó chỉ là quan điểm của 1 cựu CS số 7 lão luyện và 1 võ sư Nhất Nam đẳng cao chuyên dạy kỹ năng thoát hiểm. Đại đa số người dân thì nên dùng thành thạo 3 bài quyền(cũng chính là lời của bác này nói ra)
Chứ các talk show khác, bác ấy thường dạy các kỹ năng mềm mại hơn nhiều
Trộm gà nó mới vào sân, chưa vào trong nhà nên bản chất khác hẳn cụ nhỉ!Vụ 2 chú cháu giết chết trộm gà vừa xảy ra cũng đầy đủ tội giết người
Theo trào liu so sánh với Mỹ, thì đây là giết người cấp độ 1, áo tù màu da cam sẫm gần như màu đỏ, kekeke
Vâng, tôi đồng ý với cụ nên có cách tiếp cận mềm mại & an toàn - giống kiểu video dưới đây (nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận rơi vào hoàn cảnh như bị cáo vụ này - nếu cần để bảo vệ bản thân, gia đình).Bài viết này lạc hậu rồi
Bác này tuần nào tôi chả ngồi đối ẩm, bác ấy ủng hộ quyền tấn công phủ đầu trộm đột nhập tư gia. Nhưng đó chỉ là quan điểm của 1 cựu CS số 7 lão luyện và 1 võ sư Nhất Nam đẳng cao chuyên dạy kỹ năng thoát hiểm. Đại đa số người dân thì nên dùng thành thạo 3 bài quyền(cũng chính là lời của bác này nói ra)
Chứ các talk show khác, bác ấy thường dạy các kỹ năng mềm mại hơn nhiều
Thực ra luật nhà mình toàn thuổng từ các nền văn minh về chế cháo lại, chứ cũng có dựa vào luật Hồng Đức đâu?Dân thường chắc chả ai phòng bị đủ tốt để có thể oánh phủ đầu trộm cả đâu! 3 bài quyền chắc chắn hữu ích hơn!
Cơ mà nếu luật lá rõ ràng về quyền oánh phủ đầu trộm, và qua một số vụ chủ nhà oánh phủ đầu trộm được pháp luật bảo vệ, khả năng số vụ tự tiện đi nhầm vào nhà người khác lúc nửa đêm sẽ giảm đi chăng?
Cái bọn ấy như thế vẫn còn là nhẹ ấy.Bạo lực và phi nhân đạo quá
Theo em cứ bòm trực tiếp rồi sau đó bắn thêm một phát lên trần sau!Đừng nghĩ ở Mẽo muốn bắn là bắn nhé! Nó có quy định đàng hoàng:
Trường hợp phát hiện nó sớm:
Trường hợp phát hiện nó đã ở trong nhà:
1. Hô đứng im và có thể bắn cảnh cáo trước, nếu nó có dấu hiệu bỏ đi thì thôi, báo CA.
2. Nó tiến về gần mình mới được bắn trực tiếp.
Không phải cứ thích là bòm được đâu, bòm sai quy tắc là tù tươi đấy!
Chi tiết nặng nhất là đã chém trộm gần chết vẫn không đưa đi cấp cứu mà còn trói lại đợi cơ quan công an đếnTrộm gà nó mới vào sân, chưa vào trong nhà nên bản chất khác hẳn cụ nhỉ!
Tự vệ gì nữa? Chả oan ức gì cụ nhỉ. Ôm kiếm ngồi rình rồi bất ngờ lao ra chém.Báo viết chung chung
Chứ theo tình tiết câu chuyện thì bác râu K nhép này không những chém xối xả thằng trộm rồi sau đó trong quá trình "chất vấn" còn xuống tay vài lần nữa, tổn hại 95% nói lên tất cả
Oan giống bố con nhà nọ ở miền trung treo thằng trộm lên cây tra tấn, ra tòa kêu oan như dân oan mất đất
Gớm, cầm cái tuýp giảm xóc xe máy đánh chết trộm còn bị thích chữ Ngu vào mặt kia kìaTự vệ gì nữa? Chả oan ức gì cụ nhỉ. Ôm kiếm ngồi rình rồi bất ngờ lao ra chém.
Những vụ án như thế này bọn lều báo đáng ra phải đưa tin, bài phân tích rõ quy định của PL để người đọc hiểu rõ bản chất của vụ án. Mịa, chúng nó đưa tin kiểu lập lờ kích động để nhiều cụ mợ éo đọc kỹ auto chửi theo.
Thằng trộm rách nhưng ông kia không rách.Thằng trộm rách mà tòa đứng về nó thì chắc không ai kêu là chạy án cụ nhỉ
Em thì tin tưởng khi không có tác động, tòa của mình đủ minh mẫn xử đúng đến 99.99%
Cái vụ tè bậy nó chả liên quan gì!Thực ra luật nhà mình toàn thuổng từ các nền văn minh về chế cháo lại, chứ cũng có dựa vào luật Hồng Đức đâu?
Thế nên, quyền con người ở VN, về lý thuyết, cũng chả kém gì bên tây lông lạng nào. Ngoài đời láo nháo nhưng đứng trước cửa quan thì khôn ngoan hay không lúc đó mới biết
Cụ thể vụ này, nếu bên tây lông bác râu hình quân bài K nhép tù nặng hơn 9 năm là cái chắc, nhất là có các tình tiết côn đồ và tấn công trẻ vị thành niên
Công nhân xây dựng nhà mình sang Thụy Điển, chỉ vì đái bậy trước mặt trẻ em mà bị phạt tiền và phạt lao động công ích cả tháng, sợ đến tụt lò xo vào bàng quang
Nếu chỉ chém 1 phát thì có được coi là tự vệ không?Tự vệ gì nữa? Chả oan ức gì cụ nhỉ. Ôm kiếm ngồi rình rồi bất ngờ lao ra chém.
Những vụ án như thế này bọn lều báo đáng ra phải đưa tin, bài phân tích rõ quy định của PL để người đọc hiểu rõ bản chất của vụ án. Mịa, chúng nó đưa tin kiểu lập lờ kích động để nhiều cụ mợ éo đọc kỹ auto chửi theo.