Trên nẻo đường đi tới sở làm, bao ý nghĩ bộn bề ầm ào theo tiếng còi inh ỏi buổi sớm. Từ Hạ Đình, qua cầu Ngã Tư Sở, tới Chùa Bộc, rẽ lên hầm Kim Liên, đường Đại Cồ Việt, vòng sang Hoa Lư…vừa đi vừa ngẫm trên đường...
Văn hóa giao thông ư?
1. Xe to đè xe bé;
2. Xe bé lé xe con;
3. Xe con lòn người đi bộ;
4. Người đi bộ chộ người đi xe;
5. Xe bé ghè xe to;
6. Xe to đè xe bé…
7. Văn hóa giao thông Hà Nội là đỗ xe trên vỉa hè và đi bộ dưới lòng đường.
Xe ô tô biển xanh biển đỏ biển trắng phóng ào qua như chợ vỡ, ngoe nguẩy lấn đường như bò mộng, xe máy tung tóe lên vỉa hè như vỡ tổ, loang lổ những bãi chửi thề “Đ.mẹ, mày mù à? Cái con của nợ này, mới tập đi xe hử…”. Ngồi trong xe, nghe VOV Giao thông Điểm tin Giao thông, ngõ ngõ đường đường đông lên theo nhịp buổi sáng…
Văn hóa là sinh hoạt (Đào Duy Anh. Việt Nam văn hoá sử cương. Bốn Phương xuất bản. Sài Gòn, 1961, trang 15) và người Việt ta ở Hà Nội đang sinh hoạt như vậy. Đi ra đường mà như ra trận đánh Mỹ, quyết tâm cao ngút trời. Chậm một phút là không được với các ông, trong khi giờ cao su luôn là đặc sản của dân mình.
Thưở nhỏ, khoảng lớp ba là bố mẹ tôi để tôi tự do tung tẩy đi bộ đến trường. Bây giờ, tôi xác định phải đưa đón con tôi lúc nào tôi cũng còn chưa biết nữa, chắc là dài dài rồi…đường xá giờ ít an toàn hơn thời xưa thì phải?!
Ra vẻ hiếu học nhưng rất ít đọc
Tranh luận thì người mình cứ oang oang, thông kim bác cổ, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, thế nhưng có mỗi cái biển chỉ dẫn giao thông thì không chịu đọc cho tận tường. Như đoạn đường từ phố Hạ Đình rẽ phải ra Nguyễn Trãi (tương tự đoạn đường Nguyễn Tuân rẽ phải ra đường Nguyễn Trãi), do làm đường tàu cao tốc trên cao, đến cả mấy tháng nay “Thông báo: Mọi phương tiện được đi vào đường của xe buýt. Chú ý quan sát” mà nhiều người vẫn hùng hục, liều mình như chẳng có nghiêm túc rẽ đúng phần đường Nguyễn Trãi mà đi, khiến tắc đường lại tắc đương hơn. Mấy cái biển cứ nghễu nghện bên đường, não lòng vì ít người quan tâm. Mấy cái biển còn chả đọc huống gì những Luật Giao thông đường bộ mấy cả Nghị định 34 (vừa được sửa đổi bổ sung) là cái sắt gỉ…
Ôi những con phố- không- có- vỉa- hẻ
Phố Hạ Đình nơi tôi sinh ra và lớn lên tiêu biểu cho một con phố không có vỉa hè. Hình như chính quyền địa phương (phường Thanh Xuân Trung) không tỏ tường điều này khi phố không vỉa hè nhưng xe máy, ô tô để tràn lan giữa lòng đường như kiêu hãnh triển lãm giữa xứ sở. Cơ mà nhà tôi xây nhà trong ngõ, mới chớm đập vỡ mấy viên gạch thì Đội Xây dựng đã biết liền, quả cũng lạ (hoặc không hề lạ chút nào)…Phố-không-vỉa-hè như tuổi thơ không có chỗ chơi, chung cư, bãi đậu xe chữ P chiếm chỗ công viên, trung tâm thương mại chiếm chỗ quy hoạch trường học, để trẻ em khai giảng dưới lòng đường Bùi Thị Xuân thành đặc sản mấy mùa nay…
Yêu lắm Hà Nội ơi
Ngày ngày, đi mãi trên đường phố Hà Nội bịt bùng bụi, ken dày trong tiếng còi xe, tắc đường nhưng yêu làm sao Thủ đô yêu dấu, giận thì giận mà thương thì thương. Chỉ mong con mình một sớm mai ra đường tinh khôi những nhành bằng lăng tím rủ xuống vỉa hè lát gạch, rực lên một màu đỏ phượng vĩ và tán cây lộc vừng thì cứ tưng bừng bên Hồ Gươm, phố xá không tắc đường, lặng lẽ chuyển động như một Ngày Mùng Một Tết, tưởng chừng có thể cúi xuống phố mà nghe nhịp phố thở. Bình yên đường cho tương lai con tôi!!
Văn hóa giao thông ư?
1. Xe to đè xe bé;
2. Xe bé lé xe con;
3. Xe con lòn người đi bộ;
4. Người đi bộ chộ người đi xe;
5. Xe bé ghè xe to;
6. Xe to đè xe bé…
7. Văn hóa giao thông Hà Nội là đỗ xe trên vỉa hè và đi bộ dưới lòng đường.
Xe ô tô biển xanh biển đỏ biển trắng phóng ào qua như chợ vỡ, ngoe nguẩy lấn đường như bò mộng, xe máy tung tóe lên vỉa hè như vỡ tổ, loang lổ những bãi chửi thề “Đ.mẹ, mày mù à? Cái con của nợ này, mới tập đi xe hử…”. Ngồi trong xe, nghe VOV Giao thông Điểm tin Giao thông, ngõ ngõ đường đường đông lên theo nhịp buổi sáng…
Văn hóa là sinh hoạt (Đào Duy Anh. Việt Nam văn hoá sử cương. Bốn Phương xuất bản. Sài Gòn, 1961, trang 15) và người Việt ta ở Hà Nội đang sinh hoạt như vậy. Đi ra đường mà như ra trận đánh Mỹ, quyết tâm cao ngút trời. Chậm một phút là không được với các ông, trong khi giờ cao su luôn là đặc sản của dân mình.
Thưở nhỏ, khoảng lớp ba là bố mẹ tôi để tôi tự do tung tẩy đi bộ đến trường. Bây giờ, tôi xác định phải đưa đón con tôi lúc nào tôi cũng còn chưa biết nữa, chắc là dài dài rồi…đường xá giờ ít an toàn hơn thời xưa thì phải?!
Ra vẻ hiếu học nhưng rất ít đọc
Tranh luận thì người mình cứ oang oang, thông kim bác cổ, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, thế nhưng có mỗi cái biển chỉ dẫn giao thông thì không chịu đọc cho tận tường. Như đoạn đường từ phố Hạ Đình rẽ phải ra Nguyễn Trãi (tương tự đoạn đường Nguyễn Tuân rẽ phải ra đường Nguyễn Trãi), do làm đường tàu cao tốc trên cao, đến cả mấy tháng nay “Thông báo: Mọi phương tiện được đi vào đường của xe buýt. Chú ý quan sát” mà nhiều người vẫn hùng hục, liều mình như chẳng có nghiêm túc rẽ đúng phần đường Nguyễn Trãi mà đi, khiến tắc đường lại tắc đương hơn. Mấy cái biển cứ nghễu nghện bên đường, não lòng vì ít người quan tâm. Mấy cái biển còn chả đọc huống gì những Luật Giao thông đường bộ mấy cả Nghị định 34 (vừa được sửa đổi bổ sung) là cái sắt gỉ…
Ôi những con phố- không- có- vỉa- hẻ
Phố Hạ Đình nơi tôi sinh ra và lớn lên tiêu biểu cho một con phố không có vỉa hè. Hình như chính quyền địa phương (phường Thanh Xuân Trung) không tỏ tường điều này khi phố không vỉa hè nhưng xe máy, ô tô để tràn lan giữa lòng đường như kiêu hãnh triển lãm giữa xứ sở. Cơ mà nhà tôi xây nhà trong ngõ, mới chớm đập vỡ mấy viên gạch thì Đội Xây dựng đã biết liền, quả cũng lạ (hoặc không hề lạ chút nào)…Phố-không-vỉa-hè như tuổi thơ không có chỗ chơi, chung cư, bãi đậu xe chữ P chiếm chỗ công viên, trung tâm thương mại chiếm chỗ quy hoạch trường học, để trẻ em khai giảng dưới lòng đường Bùi Thị Xuân thành đặc sản mấy mùa nay…
Yêu lắm Hà Nội ơi
Ngày ngày, đi mãi trên đường phố Hà Nội bịt bùng bụi, ken dày trong tiếng còi xe, tắc đường nhưng yêu làm sao Thủ đô yêu dấu, giận thì giận mà thương thì thương. Chỉ mong con mình một sớm mai ra đường tinh khôi những nhành bằng lăng tím rủ xuống vỉa hè lát gạch, rực lên một màu đỏ phượng vĩ và tán cây lộc vừng thì cứ tưng bừng bên Hồ Gươm, phố xá không tắc đường, lặng lẽ chuyển động như một Ngày Mùng Một Tết, tưởng chừng có thể cúi xuống phố mà nghe nhịp phố thở. Bình yên đường cho tương lai con tôi!!
Gió mùa tháng Mười, 2012
Hàn Sĩ Huy