[Funland] Hà Nội năm 1970

Ter

Xe tăng
Biển số
OF-40298
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
1,141
Động cơ
476,015 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Năm 70 chỉ cần có cái áo đại cán, lưng khoác đài Xiongmao, nhảy lên quả Phượng hoàng hay Cửu chả có bông hồng nhựa rung rinh trên ghi đông thì đúng là nhất ông rồi, khỏi cần xe máy.
Còn đại gia thời ấy có câu:
"Người ta Cơ vít, măng ca
Mình thì hai bánh đạp ra đạp về"
Cơ vít là cái xe Moscovit đời trước Lada, Măng ca tức command car đời đầu Uaz (xưa là Gaz)
Đấy là chưa nói đến đẳng cấp Volga có che rèm hoa thì còn kinh hơn nhìn cái Roll bây giờ.
Volga thì hàm bộ trưởng rồi cụ ơi, dân thường lấy đâu mà đi
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Rác đầy, nhưng mà ông chụp ảnh tất nhiên không được dẫn đến thôi, những ngã tư khuất nẻo hay đầu khu nhà tập thể thế nào chả lùm lùm cái đống rác, cây mứt lợn mọc đầy, một điều nữa là hồi ấy lắm gạch nửa thế, đâu cũng thấy rải. Có lẽ do xe bò chở đi rơi dọc đường. Cái nghề lông gà giẻ rách mạn công viên với chỗ đê bây giờ là đường Đại Cồ Việt có mà đầy, giẻ bay phấp phới như bù nhìn, nếu chỗ đê Trần Khát Chân thì sống trên rác luôn. Hay vào ngõ chợ Khâm Thiên nhé, đi qua các nhà vệ sinh công cộng không ngất không làm người ;))
Có ôgn Cổ Nhuế đem cái đèn dầu chui vào đấy soi soi tác nghiệp đúng lúc có khí mê tan nó nổ cái ùm, cụ thụt đến rốn, sau đó thôi thì thối thật ;))
E định còm giống nội dung cụ đã còm.
Đến bây giờ e vẫn còn nhớ tiếng gõ kẻng đổ rác từ những năm thập niên đó,nghe cứ ngỡ là từ quá khứ xa xôi mà đến tận bây giờ thi thoảng vẫn còn nghe thấy cái âm thanh đó ở 1 số nơi. :))
Rác hồi đó thì phần lớn đã nhồi vào thùng nước gạo rồi,phần còn lại chỉ là những thứ ko tái sử dụng được. Trong số này có khá nhiều những bọc mứt vì khu nhà vs tắc hoặc đông người sử dụng mà chưa tới lượt. :D
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
899
Động cơ
955,871 Mã lực
Hồi những năm 70 trở về trước khu phố cổ (phố Hàng ...) đa phần đều dùng hố xí công cộng với thùng phân để ở dưới. Tầm 5-6 giờ chiều, xe (I-pha của Đông Đức) vệ sinh đi dọc phố, nhân viên gõ kẻng leng keng, thế là bà con hang phố xách thùng nhao ra. Cũng vì vậy mà thời đó Công ty vệ sinh hay được gọi là Công ty đổ thùng!
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Chỉ sau khi đất nước thống nhất,xe đạp ở HN mới thực sự phát triển. Hình ảnh 1 chú bộ đội mặc quân phục xách cái khung xe đạp và buộc 1 con búp bê ở ba lô là hình ảnh khá quen thuộc ở Ga Hàng Cỏ.
Trước đó HN không có nhiều xe đạp lắm,nhà nào có chiếc Phượng Hoàng hay Vĩnh Cửu là oai lắm rồi,ngoài ra toàn xe Thống nhất nam nữ. 1 số GĐ giàu có thì sở hữu chiếc Pơ giô huyền thoại hoặc dòng xe dân chủ,nhưng rất hiếm.
 
Chỉnh sửa cuối:

trinhquanha

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-335312
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
433
Động cơ
281,535 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
HN
em vào lót dép hóng ảnh thôi ạ :D
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
mẹ tớ bảo thời này nhà cán bộ cao cấp mới có ti vi tủ lạnh của nga, ăn cá thu 5kg ở số 1 tông đản, ăn đồ tây nhà hàng phú gia, phở bodega
Cái hiệu bún mọc ở ngõ bảo khánh bây giờ 1 thời là nơi xếp hàng lấy đồ khô thì phải
Năm 83,84 có vụ cục trưởng gì đấy bên ngân hàng vợ mua vàng lén tích trữ nhà lúc nào cũng thừa thức ăn gà cá đổ đi bị phát hiện nên mất chức là ông nào nhỉ
 

skid

Xe đạp
Biển số
OF-41757
Ngày cấp bằng
28/7/09
Số km
25
Động cơ
466,600 Mã lực
Em cảm thấy thanh bình quá, Hà nội bây giờ nhộn nhạo quá
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
mẹ tớ bảo thời này nhà cán bộ cao cấp mới có ti vi tủ lạnh của nga, ăn cá thu 5kg ở số 1 tông đản, ăn đồ tây nhà hàng phú gia, phở bodega
Cái hiệu bún mọc ở ngõ bảo khánh bây giờ 1 thời là nơi xếp hàng lấy đồ khô thì phải
Năm 83,84 có vụ cục trưởng gì đấy bên ngân hàng vợ mua vàng lén tích trữ nhà lúc nào cũng thừa thức ăn gà cá đổ đi bị phát hiện nên mất chức là ông nào nhỉ
Năm 70 lấy đâu ra Xaratov.
Thời đấy bị mỉa nhiều nhất là đưa vào kịch "uống sâm bằng ấm tích, dùng kéo cắt gà chứ không dám chặt".
 

DVG

Xe điện
Biển số
OF-51870
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
4,420
Động cơ
490,375 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the earth
Hồi đó gọi là "con buôn", còn ngày nay gọi là "thương nhân"...
Đcm, bạn bà già em bắt thăm được cái săm xe đạp, nhà túng quá mang ra chợ giời bán, chả may tổ trưởng oảng nhìn thấy thế là bác ý về phải viết kiểm điểm: tiếp tay cho con phe, lập trường không vững vàng, tinh thần oảng viên yếu kém... bách nhục.
Gần nhà em có bà bị chồng bỏ, 1 nách 3 con bươm bướm, bà ý phải lên phe tem phiếu mạn chợ Bắc Qua gì đó, CA chộp hình treo dọc vỉa hè hồ Hoàn Kiếm, thông báo về phường, bà ta được mệnh danh là " con phe ", khốn nạn :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực


Đây là tủ lạnh Saratov 2M sản xuất năm 1970, về mình phải tầm năm 80 ở dạng đồ cũ. (Ảnh của Ikraina cóp trên mạng)
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Dù sao cũng phải công nhận,dân phe phẩy,buôn bán tem phiếu thời xưa đều là dân có máu mặt. Rõ ràng với chính sách bao cấp của chế độ đã đẻ ra họ,những người ko có tiêu chuẩn,hoặc có nhưng rất thiếu thốn. Đói đầu gối phải bò....đã buộc họ phải ra đứng đường chấp nhận làm cái nghề mà cả XH lúc bấy giờ lên án,khinh rẻ,coi thường. Điều trớ trêu là rất nhiều người ngày nay trở thành những đại gia,doanh nhân thành đạt. :))
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Những góc phố thân quen, nhìn là nhận ra liền mang đến cảm xúc mạnh mẽ bởi vẻ bình yên, cổ kính.

Soi kỹ tấm hình này, ở vài điểm sau:
Xe ô tô: 1 chiếc là UAZ, phải sau 1975 mới có nhiều xe UAZ ở VN; Còn chiếc xe của công nhân sửa chữa điện (chiếu sáng hoặc xe điện) là xe thang nâng sửa chữa điện đường của Đức, cũng vậy sau 1975 mới có. Tuy nhiên số biển đăng ký xe này (29A-45-71) là kiểu biển số mới, sau năm 1975 vài năm mới áp dụng trên toàn quốc, các cụ "chuyên môn" của OF chắc rành thời điểm có biển xe dạng này.
Xe đạp: xe "cuốc" thì người đi LX về là có mang theo, khó đoán thời điểm, nhưng chiếc xe đạp người đi sau với tay lái cao, là dòng xe mà sau 1975 ở Sài gòn mang ra,
Vậy có thể ảnh này chụp vào thời điểm khoảng từ 1977-1980.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN


Ở góc chụp này,rất có thể nhiều cụ chưa nhận ra vị trí nào ở HN. Vâng,người chụp ảnh này đang đứng ở cổng đền Ngọc Sơn chụp ( cạnh cây gạo cổ thụ,cây này đã bị chết vì quá già,có lẽ gần 300 năm tuổi). Phía xa xa cạnh cây đa là đền Bà Kiệu và thay thế tượng đài Cảm tử bây giờ thì trong ảnh là nhà bia tưởng niệm 1 trong những người đã khai sinh ra chữ quốc ngữ... Alexan de rhode!
Ảnh này theo e chụp ở giai đoạn (1979-1983) giai đoạn này mới hình thành vườn hoa ( có lát gạch) còn trước 1976 chỉ là bãi đất đầy hầm trú ẩn xung quanh. Vườn hoa Cảm tử này phải đến 4-5 lần sửa sang.
 

21Bis

Xe tải
Biển số
OF-18167
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
477
Động cơ
506,879 Mã lực
Nơi ở
HN
Những bức này chụp máy gì mà màu và nét tốt thế, lại còn bị scan các kiểu nữa chứ, gần nửa thế kỷ rồi? Mà cụ thớt có biết ai chụp không ạ, chắc Tây chứ ta hồi đó toàn ảnh đen trắng.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Năm 70 chỉ cần có cái áo đại cán, lưng khoác đài Xiongmao, nhảy lên quả Phượng hoàng hay Cửu chả có bông hồng nhựa rung rinh trên ghi đông thì đúng là nhất ông rồi, khỏi cần xe máy.
Còn đại gia thời ấy có câu:
"Người ta Cơ vít, măng ca
Mình thì hai bánh đạp ra đạp về"
Cơ vít là cái xe Moscovit đời trước Lada, Măng ca tức command car đời đầu Uaz (xưa là Gaz)
Đấy là chưa nói đến đẳng cấp Volga có che rèm hoa thì còn kinh hơn nhìn cái Roll bây giờ.
Cái bông Hoa Hồng giả buộc vào chỗ giao tiếp của 2 cái dây phanh ,yên xe độp cũng có cái iếm tua rua rất chi là diêm dúa .Hà Nội thời ấy duy nhất hay bị tắc đường ở Ngã Tư Khổ và cầu Long Biên .Cầu Long Biên là cái cầu duy nhất có đủ các loại phương tiện đi qua gồm Tầu Hoả - Ô tô- Bình Bịch - xe Độp - người đi bộ ,mà Ô tô thì toàn loại quá cũ nên rất hay bị chết máy trên cầu ,mỗi lần Ô tô chết máy dòng người lại ùn tắc hàng cây số .Chưa nói hồi ấy có mỗi sân bay Gia Lâm " sân Bạch Mai không sử dụng tầu bay chở khách " mỗn lần đón đoàn khách Quốc Tế sang thăm lại bị cấm dân không được qua cầu ,dân tình có việc gấp gáp gì đó cũng chỉ biết ngửa mặt kêu trơif.Vẫn còn toát bù hôi khi nhớ lại thời ấy .
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,765
Động cơ
560,571 Mã lực
Hồi đó gọi là "con buôn", còn ngày nay gọi là "thương nhân"...
Mọi khi em cứ nghĩ thời cơm sườn mới có kiểu gọi "con buôn", té ra nhầm, từ những năm 191x báo chí Bắc Kỳ đã gọi như thế rồi cụ ạ.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Mọi khi em cứ nghĩ thời cơm sườn mới có kiểu gọi "con buôn", té ra nhầm, từ những năm 191x báo chí Bắc Kỳ đã gọi như thế rồi cụ ạ.
Dân mình ngu lâu dốt dai kỳ thị nghề thương mại từ đời tám hoánh rồi nên tất cả vào tay người Hoa hết .Rồi bỗng dưng ông Phạm duy Tốn bố ns Phạm Duy nhận ra nghề béo bở thế mà dân ta miệt thị nó như hủi ,thế là ông phát động phong trào viết bài cổ vũ cho người Việt quý trọng nghề buôn bán .Đến thời cs nó lại kỳ thị và nay thì có ngày doanh nhân để tôn vinh .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top